Back to E-magazine
e magazine
09:15 | 28/11/2021
Nghệ sĩ dương cầm Lưu Hồng Quang: Kể chuyện 'Dùi mài kinh sử' ở trời Tây

09:15 | 28/11/2021

Nghệ sĩ dương cầm Lưu Hồng Quang, giảng viên Học viện âm nhạc và biểu diễn nghệ thuật Sydney (AMPA), Australia, chia sẻ rằng hai năm dịch Covid-19 cũng là khoảng thời gian anh được lặng lại để “dùi mài kinh sử’ cho những dự án âm nhạc, đặc biệt là dự định ấp ủ tại quê hương...
Nghệ sĩ dương cầm Lưu Hồng Quang: Kể chuyện 'Dùi mài kinh sử' ở trời Tây
Nghệ sỹ dương cầm Lưu Hồng Quang: Kể chuyện "Dùi mài kinh sử" ở trời Tây

Dịch bệnh Covid-19 là trải nghiệm đầy thách thức với giới nghệ sĩ. Còn hoạt động nghệ thuật và giảng dạy âm nhạc của anh tại Australia hai năm qua thế nào?

Có thể nói, Covid-19 là một cú sốc lớn, chưa khi nào các công việc của tôi bị ngưng một cách đột ngột như vậy. Đó cũng là khoảng thời gian tôi cảm thấy bị cô lập, đôi khi mất niềm tin vào bản thân và loay hoay tìm đường đi, trong khi phải sống xa gia đình.

Thế nhưng, trong khoảng thời gian mất phương hướng đó, tôi lại có thêm thời gian để tìm hiểu sâu hơn về các tác giả và nghệ sĩ lớn trên thế giới. Những tác phẩm của Bach, Beethoven, Schumann, Rachmaninoff... hay những bản thu âm của Richter, Gilels, Radu Lupu, Glenn Gould, Van Cliburn, Alfred Brende... là những người thầy vĩ đại xuyên thế kỷ của bất cứ nghệ sĩ piano nào.

Bên cạnh các tên tuổi trong quá khứ, một lần tình cờ xem chương trình của nghệ sĩ người Nga Daniil Trifonov, tôi rất ngạc nhiên, thán phục và bị lay động trước màn biểu diễn 12 bản Transcendental Etudes (có nghĩa là siêu việt, vượt qua mọi giới hạn) của nhà soạn nhạc Franz Liszt. Hiếm có một nghệ sĩ trẻ nào làm được điều này như Daniil Trifonov với tất cả sự tinh hoa trên từng ngón tay.

Nghệ sỹ dương cầm Lưu Hồng Quang: Kể chuyện "Dùi mài kinh sử" ở trời Tây

Cùng với niềm cảm kích vì có những nghệ sĩ xuất chúng trong ngành âm nhạc cổ điển, tôi nảy sinh ý tưởng sẽ đánh thử một vài bản để được “nếm mùi” cảm giác chinh phục chặng đường marathon đó. Tuy nhiên, khi trao đổi ý tưởng này với bà giáo người Anh, cũng là người bạn rất gần gũi của tôi, bà nói: “Tại sao chỉ có nếm mùi, mà không chạy luôn cả chặng đó?”.

Lời khuyên của bà giáo đã khiến tôi thay đổi. Tất cả suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, bất an trong tôi bỗng dưng tan biến hết. Tôi đã tìm thấy hướng đi mới và dường như nguồn sức sống ấy chạy từ đầu ngón chân lên đến đỉnh đầu, giúp tôi bắt tay luyện tập ngay để chinh phục thử thách chưa từng nghĩ đến.

Trong năm qua, tôi thực hiện một vài buổi biểu diễn thử nhưng các lệnh phong tỏa dịch bệnh khiến kế hoạch biểu diễn và thu âm tiếp tục chậm lại. Tuy nhiên, tôi hy vọng sang năm có thể thực hiện được cùng với kế hoạch thu âm 12 bản nhạc với hãng đĩa Master Performers tại Australia.

Nhìn lại hai năm qua, nhiều kế hoạch, dự án âm nhạc và các buổi diễn của tôi đã phải hoãn hủy, công việc dạy học cũng bị gián đoạn và chuyển sang hình thức trực tuyến. Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi cũng phát hiện ra một số các tài năng trẻ của Việt Nam ở cả ba miền từ TP. Hồ Chí Minh, Vinh tới Hà Nội khi các em đăng ký học các giờ học nâng cao.

Tôi cũng chuyển sang mô hình chấm thi trực tuyến sau khi nhận lời mời làm giám khảo một số cuộc thi trực tuyến. Dĩ nhiên không gì thay thế được âm nhạc vang lên trong không gian thật nhưng tại thời điểm hiện tại, muốn tồn tại ta phải thay đổi.

Hơn nữa, tôi vẫn may mắn vì có cây đàn ở bên cạnh và được làm công việc mà mình đam mê. Thời gian này coi như tôi được lặng lại một chút để “dùi mài kinh sử”, nhìn sâu hơn về con đường phát triển nghệ thuật, tìm tiếng nói riêng và chờ cơ hội được giải phóng nguồn năng lượng tích lũy trong suốt thời gian qua.

Nghệ sỹ dương cầm Lưu Hồng Quang: Kể chuyện "Dùi mài kinh sử" ở trời Tây

Nghệ sỹ dương cầm Lưu Hồng Quang: Kể chuyện "Dùi mài kinh sử" ở trời Tây

Dịch bệnh Covid-19 cũng khiến anh chưa được về nước thăm gia đình. Còn những dự án âm nhạc tại Việt Nam chắc cũng phải chờ cơ hội để thực hiện?

Hiện các kế hoạch của tôi trong năm 2020 và 2021 đã bị đẩy sang 2022. Năm sau, tôi dự định có chương trình biểu diễn ở AMPA và một số trường trung học ở Sydney, thực hiện một số chương trình biểu diễn với dàn nhạc ở Australia và tour diễn ở Pháp.

Đặc biệt, nếu dịch bệnh được kiểm soát, cuối năm sau tôi dự định về Việt Nam để thực hiện một chương trình hòa nhạc lớn mà tôi đang ấp ủ. Là người con Hà Nội, tôi luôn mong muốn được mang nguồn năng lượng được tích lũy được từ những năm tháng học tập đóng góp cho nền âm nhạc cổ điển của nước nhà.

Trở về quê hương biểu diễn cũng là cách để tôi tìm về nguồn gốc của mình, tri ân nơi học tập và gia đình đã giúp tôi trưởng thành như ngày nay. Tôi cũng đang dạy bốn sinh viên Việt Nam chuyên ngành biểu diễn piano chuyên nghiệp tại AMPA.

Nghệ sỹ dương cầm Lưu Hồng Quang: Kể chuyện "Dùi mài kinh sử" ở trời Tây

Các nghệ sĩ của dòng nhạc cổ điển có xu hướng làm mới mình để gần gũi với công chúng phổ thông hơn. Anh có suy nghĩ này không?

Tôi cho rằng các nghệ sĩ đi theo hướng nào cũng được nhưng quan trọng là độ thuyết phục đến đâu? Và nếu ai cũng tìm kiếm sự khác biệt thì ai sẽ là người đi theo con đường chính thống, không ngừng tìm tòi, rèn luyện để đưa âm nhạc cổ điển Việt Nam không thua kém các nước?

Bản thân tôi vẫn có thể làm mới mình nhưng sẽ theo con đường yêu nghề, nhiệt huyết và mong muốn được đóng góp tích cực hơn nữa cho âm nhạc cổ điển Việt Nam. Nghệ sĩ luôn cần có công chúng phổ thông nhưng sáng tạo mới cần phải có chất và sức nặng, chứ không phải cố để tạo khác biệt.

Nghệ sỹ dương cầm Lưu Hồng Quang: Kể chuyện "Dùi mài kinh sử" ở trời Tây
Nghệ sỹ dương cầm Lưu Hồng Quang: Kể chuyện "Dùi mài kinh sử" ở trời Tây

Với những thành công đáng tự hào ở trong nước và quốc tế, anh muốn nói điều gì với các bạn trẻ muốn trở thành những nghệ sĩ âm nhạc cổ điển như anh?

Tôi chỉ muốn nói rằng nếu chỉ tập trung tới danh tiếng, thành công sớm thì rất áp lực và khó đi đường dài. Đầu tiên, ta phải có sự yêu thích một cách vô điều kiện và có kỷ luật. Thậm chí, kể cả không có công danh và sự nghiệp, không có tên tuổi hay giải thưởng, nhưng đến cuối ngày, ta vẫn muốn chơi và tập luyện nhạc.

Thứ hai, ngoài đam mê thì bản thân ta phải tỉnh táo nhìn ra thế mạnh thực sự của mình. Nếu thấu hiểu bản thân với tất cả niềm tin thì hãy tiếp tục thực hiện. Còn ngược lại, thì ta có thể tìm những con đường khác, bởi không nhất thiết phải làm nghệ sĩ mới duy trì được sự yêu thích với nó.

Nghệ sỹ dương cầm Lưu Hồng Quang: Kể chuyện "Dùi mài kinh sử" ở trời Tây

Thực tế, khi đi theo con đường này, tôi phải xa gia đình từ rất lâu, phải xây dựng sự nghiệp trên đất khách quê người. Dù có được sự hỗ trợ từ gia đình, nền tảng giáo dục từ trong nước nhưng khi ra môi trường quốc tế, tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, có những lúc vấp ngã và mất định hướng.

Tuy nhiên, tôi rất an tâm là những gì tôi đang làm đều thực chất. Đặc biệt, khi hoạt động nghệ thuật và tham gia các cuộc thi quốc tế, gặt hái lớn nhất đối với tôi là những bài học. Dù thành công hay thất bại đều là những kinh nghiệm vô giá, giúp tôi nhìn nhận lại bản thân và cũng là bài kiểm tra thực sự bản thân mình đến với âm nhạc cổ điển vì lý do gì.

Anh có lạc quan về sự phát triển của công chúng âm nhạc cổ điển ở Việt Nam?

Từng biểu diễn âm nhạc cổ điển ở trong và ngoài nước, điều rất đáng mừng là tôi thấy khán giả trẻ ở Việt Nam thường đông hơn hẳn ở các nước khác. Hiện nay, ở Việt Nam, làn sóng của các nghệ sĩ tạo ra các phương thức đưa âm nhạc cổ điển đến khán giả cũng rất đổi mới. Việc giới thiệu âm nhạc cổ diễn ở địa điểm, không gian văn hóa gần gũi hơn với công chúng như Viện Goethe Hà Nội, Trung tâm Văn hóa Pháp, phố đi bộ Hồ Gươm....

Ngoài ra, ở nước ta có sự uyển chuyển trong phương thức biểu diễn, các nghệ sĩ cũng đa năng hơn... Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam cũng có nhiều hoạt động sôi nổi nhằm kết nối nghệ sĩ quốc tế, các tài năng Việt ngoài nước, đồng thời tạo cơ hội và khích lệ các tài năng trẻ biểu diễn.

Tôi cho rằng Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển âm nhạc cổ điển, đặc biệt là khán giả trẻ!

Xin cảm ơn anh!

Thực hiện: THUẬN VŨ | Đồ hoạ: Phạm Anh Tuấn

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.