Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số

ThS. NGUYỄN THỊ SOA - TRỊNH THỊ THÚY
Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân ra đời là bước đột phá về bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số, khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tiễn bảo đảm, bảo vệ, bảo mật dữ liệu cá nhân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số
Bảo vệ dữ liệu cá nhân là bảo vệ các quyền cơ bản và tự do của con người liên quan đến dữ liệu.

Ngày 17/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP (Nghị định) về bảo vệ dữ liệu cá nhân, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Những điểm nổi bật

Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thứ nhất, bảo vệ dữ liệu cá nhân là bảo vệ các quyền cơ bản và tự do của con người liên quan đến dữ liệu. Các quy định của Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân khi vận hành nhằm tránh cho các quyền cá nhân và tự do của mỗi người không bị xâm phạm.

Đồng thời, việc bảo mật dữ liệu cá nhân mang tầm quan trọng đặc biệt bởi nếu dữ liệu bị đánh cắp có thể gây ra những tổn thất về kinh tế, xã hội, xảy ra những nguy cơ như: tống tiền, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại tình dục..., gây hậu quả cả về vật chất và tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi cá nhân.

Thứ hai, đề cao, tôn trọng quyền của chủ thể dữ liệu cá nhân. Quyền của chủ thể dữ liệu cá nhân bao gồm quyền truy cập, quyền đồng ý hoặc không đồng ý đối với việc xử lý dữ liệu cá nhân, quyền được thông báo và quyền yêu cầu xóa dữ liệu…

Hơn nữa, chủ thể dữ liệu còn có các quyền tự bảo vệ chính mình không để chủ thể khác xâm phạm dữ liệu cá nhân. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xảy ra vi phạm quy định tại Nghị định gây thiệt hại đến quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị định cũng quy định rõ rằng việc thu thập, chuyển giao, hoặc mua, bán dữ liệu cá nhân mà không có sự đồng ý của chủ thể là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, quyền chủ thể bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là quyền tuyệt đối, mà có thể bị hạn chế trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chính cá nhân hoặc người khác; tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã được xác định, hoặc phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.

Việc quy định các trường hợp ngoại lệ nhằm thực hiện nguyên tắc vừa bảo đảm quyền của cá nhân, tổ chức nhưng không vì thực hiện các quyền đó mà xâm hại đến quyền lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức khác, lợi ích quốc gia - dân tộc.

Tin liên quan
Bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân, bảo đảm quyền con người Bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân, bảo đảm quyền con người

Thứ ba, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị định tương thích với thông lệ, quy định quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nhiều quốc gia phát triển đã luật hóa vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân, là cơ sở để Việt Nam nghiên cứu, tham khảo.

Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc hợp tác với nước ta đều đưa ra các công ước, khuyến nghị và tiêu chuẩn về quyền riêng tư và bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân. Trong đó, có nguyên tắc bảo mật của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Công ước của Hội đồng châu Âu về bảo vệ cá nhân liên quan đến tự động xử lý thông tin và dữ liệu cá nhân, hướng dẫn của LHQ về các tệp thông tin và dữ liệu cá nhân được vi tính hóa, Khung bảo mật hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), các tiêu chuẩn quốc tế về quyền riêng tư và bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân (Nghị quyết Madrid), Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU (GDPR)…

Ngoài ra, trong quá trình thúc đẩy hợp tác giữa nước ta với các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhiều văn bản có quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam. Vì vậy, quy định cụ thể, chi tiết về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhằm tạo ra môi trường bình đẳng, thượng tôn pháp luật tại Việt Nam kể cả đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Những thách thức

Hiện nay, vẫn còn những thách thức không nhỏ trong triển khai thực hiện Nghị định.

Thứ nhất, thách thức trong công tác quản lý người lao động của các doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xây dựng mô hình công ty mẹ, công ty con cùng chung một hệ sinh thái quản lý, thông tin của người lao động, có thể dễ dàng được truy cập từ hệ thống chung.

Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam, mỗi công ty (bao gồm cả công ty mẹ và công ty con) được xem là một pháp nhân riêng biệt và độc lập, nên việc các công ty trong cùng hệ sinh thái chuyển dữ liệu cá nhân của người lao động để phục vụ quá trình quản lý nội bộ của doanh nghiệp cũng có thể coi là vi phạm trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của doanh nghiệp.

Mặt khác, hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện Nghị định, chưa hoàn thiện cơ chế, quy chế trong quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người lao động phù hợp với Nghị định.

Thứ hai, chưa đồng nhất với các quy đinh pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, hoạt động của các tổ chức tín dụng được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật chuyên ngành như: Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); Luật Phòng chống rửa tiền; Nghị định 117/2018/NĐ-CP về giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 09/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng cấp độ dưới Luật.

Mặt khác, đối với hoạt động ngân hàng, việc xử lý dữ liệu tác động tới dữ liệu cá nhân, như: Thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan là tất yếu nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng và quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, bảo đảm an toàn an ninh của hệ thống tiền tệ nên nhiều hoạt động xử lý dữ liệu khách hàng cá nhân không thể và không cần sự chấp thuận của khách hàng trong khi đó tại khoản 2, Điều 3 và khoản 1, Điều 9 của Nghị định quy định chủ thể có quyền được biết về việc xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp Luật khác có quy định khác.

Hay tại khoản 2, Điều 9 quy định chủ thể có quyền không đồng ý xử lý dữ liệu cá nhân của mình; chủ thể có quyền xóa, truy cập, yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu, phản đối xử lý dữ liệu, trừ trường hợp Luật khác có quy định khác tại Điều 9. Như vậy, sẽ vướng mắc, bất cập nếu áp dụng Nghị định cứng nhắc và không có hướng dẫn thống nhất.

Ngoài ra, việc cung ứng dịch vụ, sản phẩm của tổ chức tín dụng được thực hiện theo nhiều quy trình trên một sản phẩm, trong mỗi quy trình trên một sản phẩm gồm nhiều bước khác nhau và đều có liên quan đến việc thu thập, đánh giá, phân tích, cung cấp dữ liệu trên các tệp khách hàng có số lượng rất lớn trong khi đó Nghị định yêu cầu Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân khi tiến hành bất kì hoạt động xử lý dữ liệu nào đều phải được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu (khách hàng) trong tất cả các quy trình xử lý (Điều 11); và trước khi tiến hành hoạt động xử lý dữ liệu phải thông báo cho chủ thể dữ liệu cá nhân (Điều 13). Điều này tiếp tục là một trở ngại nữa đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Hơn nữa, các tổ chức tín dụng phải điều chỉnh hệ thống công nghệ thông tin, các văn bản dưới luật khác có liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng; các mẫu văn bản về hợp đồng, thỏa thuận phải chỉnh sửa để phù hợp với Nghị định tạo ra khó khăn không nhỏ đối với hoạt động ngân hàng.

Thứ ba, một bộ phận người dân chưa hiểu và chưa có ý thức tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của bản thân nên dễ dãi trong chia sẻ thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội, vô tình để kẻ xấu lợi dụng phục vụ cho mục đích xấu.

Một bộ phận người dân chưa thấy rõ giá trị của bảo vệ dữ liệu cá nhân chính là bảo đảm quyền riêng tư cá nhân, còn có tâm lý ngại cung cấp thông tin cá nhân gây khó khăn cho cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng như phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bên cạnh đó, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân, nguy cơ lộ lọt thông tin, tạo ra hệ lụy lớn, ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế - xã hội. Các hiện tượng lừa đảo, các quảng cáo rác qua cuộc gọi, tin nhắn vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

(Nguồn: Shutterstock)
Việc bảo mật dữ liệu cá nhân mang tầm quan trọng đặc biệt bởi nếu dữ liệu bị đánh cắp có thể gây ra những tổn thất về kinh tế, xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi cá nhân. (Nguồn: Shutterstock)

Đưa Nghị định vào cuộc sống

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với hơn 70 triệu người sử dụng. dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số nước ta đã và đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên môi trường số, không gian mạng với các hình thức và mức độ chi tiết khác nhau.

Nghị định ra đời là bước đột phá trong bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số, khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tiễn bảo đảm, bảo vệ, bảo mật dữ liệu cá nhân, tăng trách nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.

Để Nghị định thực sự phát huy được hiệu quả trên thực tế tế cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, tăng trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ quyền lợi người lao động. Trong sử dụng lao động, doanh nghiệp phải thu thập, lưu trữ thông tin người lao động. Để phục vụ mục đích quản lý lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp tiếp nhận, quản lý rất nhiều thông tin cá nhân từ người lao động nhưng nếu bất cẩn khâu quản lý và xử lý thông tin sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường.

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ, đánh giá tổng thể những tác động của Nghị định, kịp thời rà soát và cập nhật quy trình, hướng dẫn thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân phù hợp với quy định mới; xem xét thiết lập cơ chế, xây dựng quy chế quản trị trên cơ sở các quy định Nghị định; duy trì và tuân thủ cơ chế, quy chế đó trong suốt quá trình hoạt động.

Hai là, gỡ thế khó cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành có liên quan, nhất là Bộ Công an để đưa ra hướng dẫn thống nhất về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực tín dụng, vừa bảo đảm phát huy trách nhiệm hoạt động của tổ chức tín dụng trong bảo vệ dữ liệu khách hàng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chuyên ngành.

Ba là, để Nghị định thực sự đi vào cuộc sống cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật. Trong đó, cần làm nổi bật sự cần thiết phải ban hành Nghị định với mục đích cao nhất là tôn trọng, bảo vệ quyền công dân, quyền con người. Và trên hết, chính chủ thể dữ liệu cá nhân phải tự quán triệt, nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong tự bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm 4 chương với 44 điều ghi nhận một cách toàn diện các quyền lợi cơ bản của cá nhân là chủ thể dữ liệu và đặt ra yêu cầu trách nhiệm về kỹ thuật và tính pháp lý cho các bên kiểm soát và xử lý dữ liệu.

Nghị định ra đời là bước đột pháp trong bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tiễn bảo đảm, bảo vệ, bảo mật dữ liệu cá nhân, tăng trách nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.

Tôn trọng và bảo vệ quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam

Tôn trọng và bảo vệ quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam

Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Nghị ...

Bảo vệ dữ liệu cá nhân thời 4.0

Bảo vệ dữ liệu cá nhân thời 4.0

Trang web Genesis Market – “chợ đen trực tuyến” rao bán hàng triệu thông tin cá nhân bị đánh sập, hôm 4/4, thông qua “chiến ...

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Nỗ lực bảo vệ quyền con người trong chuyển đổi số ở Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Nỗ lực bảo vệ quyền con người trong chuyển đổi số ở Việt Nam

Việc ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân, thể hiện nỗ lực bảo vệ ...

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh đối thoại thực chất và hợp tác hiệu quả để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh đối thoại thực chất và hợp tác hiệu quả để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định, Việt Nam cam kết thúc đẩy đối thoại thực chất và hợp tác hiệu quả với tất ...

Quảng Nam quan tâm, đảm bảo cuộc sống và quyền con người của nhân dân

Quảng Nam quan tâm, đảm bảo cuộc sống và quyền con người của nhân dân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua, tỉnh triển khai hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - ...

Ấn Độ đẩy mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ấn Độ đẩy mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Theo hãng thông tấn PTI của Ấn Độ, Thượng viện Ấn Độ (Rajya Sabha) ngày 9/8 đã thông qua Dự luật bảo vệ dữ liệu ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Một quốc gia EU lên tiếng về kế hoạch sáp nhập Dải Gaza và Bờ Tây

Một quốc gia EU lên tiếng về kế hoạch sáp nhập Dải Gaza và Bờ Tây

Pháp tuyên bố nước này phản đối bất kỳ hình thức sáp nhập nào của Israel đối với Dải Gaza hoặc Bờ Tây.
Cập nhật lịch nghỉ Hè năm 2025 của một số trường đại học

Cập nhật lịch nghỉ Hè năm 2025 của một số trường đại học

Một số trường đại học đã có lịch nghỉ Hè năm 2025. Dưới đây là cập nhật chi tiết lịch nghỉ của sinh viên cả nước...
Các doanh nghiệp phương Tây đang nóng lòng trở lại, Nga 'lạnh lùng' đón tiếp?

Các doanh nghiệp phương Tây đang nóng lòng trở lại, Nga 'lạnh lùng' đón tiếp?

Các doanh nghiệp phương Tây đang đánh tín hiệu quay trở lại thị trường Nga "béo bở", tuy nhiên, trái với mong đợi của họ, tại sao Moscow tỏ ra ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 22/3/2025, Lịch vạn niên ngày 22 tháng 3 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 22/3/2025, Lịch vạn niên ngày 22 tháng 3 năm 2025

Lịch âm 22/3. Lịch âm hôm nay 22/3/2025? Âm lịch hôm nay 22/3. Lịch vạn niên 22/3/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 22/3/2025: Sư Tử sự nghiệp suôn sẻ

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 22/3/2025: Sư Tử sự nghiệp suôn sẻ

Tử vi hôm nay 22/3/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Libya kêu gọi EU cùng sát cánh ứng phó với tình trạng di cư trái phép

Libya kêu gọi EU cùng sát cánh ứng phó với tình trạng di cư trái phép

Ngày 17/3, Bộ trưởng Nội vụ Libya Emad al-Tarabelsi đã kêu gọi EU và các quốc gia bị ảnh hưởng hỗ trợ ứng phó với tình trạng di cư bất hợp pháp.
Tổ chức di cư quốc tế sa thải nhân sự quy mô lớn vì... Mỹ

Tổ chức di cư quốc tế sa thải nhân sự quy mô lớn vì... Mỹ

Đợt cắt giảm lần này dự kiến sẽ ảnh hưởng đến ít nhất hơn 200 trong số hơn 1.000 nhân viên tại trụ sở chính của Tổ chức di cư quốc tế ở Geneva.
Đầu tư vào kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và tăng trưởng bền vững

Đầu tư vào kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và tăng trưởng bền vững

Thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh tế chăm sóc có thể giải phóng tiềm năng của phụ nữ, đóng góp cho sự tăng trưởng toàn diện của nền kinh tế.
UNRWA cảnh báo khủng hoảng nhân đạo ở Gaza tái diễn, khẳng định là 'nạn nhân' của một chiến dịch thông tin sai lệch

UNRWA cảnh báo khủng hoảng nhân đạo ở Gaza tái diễn, khẳng định là 'nạn nhân' của một chiến dịch thông tin sai lệch

Người đứng đầu UNRWA cảnh báo Gaza có nguy cơ đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo khác nếu Israel tiếp tục chặn viện trợ.
Bảo đảm cơ hội công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục đối với người khuyết tật

Bảo đảm cơ hội công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục đối với người khuyết tật

Năm 2030, Việt Nam sẽ có 12 cơ sở giáo dục chuyên biệt với người khuyết tật, 94 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập & 11 nghìn giáo viên
Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hành động về phát triển bao trùm đối với người khuyết tật

Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hành động về phát triển bao trùm đối với người khuyết tật

Đoàn Việt Nam đã kết thúc Phiên bảo vệ báo báo cáo Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (CRPD) ở Geneva (Thụy Sỹ) vào ngày 7/3.
Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Những dấu chân lặng lẽ của lực lượng Công an cơ sở vẫn luôn in dấu, bởi chỉ có gần gũi với đồng bào mới có thể đưa ra các chính sách phù hợp...
Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả

Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả

Trong hành trang hướng tới kỷ nguyên mới, việc tinh gọn bộ máy, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả là một cuộc cách mạng lớn.
Bài 1: Vạch trần bản chất của ‘tổ chức’

Bài 1: Vạch trần bản chất của ‘tổ chức’

Cái gọi là 'tín ngưỡng Dương Văn Mình' là một tổ chức bất hợp pháp khoác áo tôn giáo nhằm trục lợi cá nhân, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc...
Ngoại giao nguồn nước do phụ nữ lãnh đạo, vì tương lai hòa bình và an toàn

Ngoại giao nguồn nước do phụ nữ lãnh đạo, vì tương lai hòa bình và an toàn

Để kiến tạo tương lai hòa bình và an toàn thì các quyết định mang tính toàn diện về vấn đề nguồn nước và khí hậu đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tôn giáo bắc nhịp cầu hữu nghị

Tôn giáo bắc nhịp cầu hữu nghị

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chủ trương nhất quán và được bảo đảm thực thi trên thực tế ở Việt Nam.
Lời hồi đáp cho những luận điệu xuyên tạc, vô căn cứ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Lời hồi đáp cho những luận điệu xuyên tạc, vô căn cứ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Bất chấp những thành tựu về quyền con người của Việt Nam, tổ chức Freedom House đưa ra những đánh giá thiếu khách quan, vô căn cứ về vấn đề này.
30 năm từ Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, quyền của phụ nữ ngày càng 'mong manh'

30 năm từ Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, quyền của phụ nữ ngày càng 'mong manh'

Quyền của phụ nữ và trẻ em gái đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng gia tăng chưa từng có trên toàn thế giới.
Europol 'bẻ gãy' đường dây phát tán nội dung lạm dụng trẻ em do AI tạo ra

Europol 'bẻ gãy' đường dây phát tán nội dung lạm dụng trẻ em do AI tạo ra

Cảnh sát châu Âu (Europol) triển khai chiến dịch Cumberland, đánh dấu bước tiến trong cuộc chiến toàn cầu chống lại tội phạm mạng do AI thúc đẩy.
Làng ‘cơm chung nồi, tiền chung túi’

Làng ‘cơm chung nồi, tiền chung túi’

Nằm nép mình giữa núi rừng Thái Nguyên, Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải hiện lên như một ngôi làng cổ tích...
Indonesia mời Google hợp tác bảo vệ trẻ em trên không gian số

Indonesia mời Google hợp tác bảo vệ trẻ em trên không gian số

Indonesia sẽ thực hiện các quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ trẻ em khỏi việc tiếp xúc với nội dung nguy hiểm như khiêu dâm và cờ bạc trực tuyến.
Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Vàng Chỉnh Mình lập ra cái gọi là 'Liên minh người Mông vì công lý' để tiến hành các hoạt động chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Indonesia quyết tâm tạo 'vòng tròn an toàn' cho trẻ em trên không gian số

Indonesia quyết tâm tạo 'vòng tròn an toàn' cho trẻ em trên không gian số

Bộ Truyền thông và kỹ thuật số Indonesia bảo vệ trẻ em trong không gian số, giải quyết mối nguy từ cờ bạc trực tuyến, khiêu dâm, bạo lực tình dục.
Phiên bản di động