Nhỏ Bình thường Lớn

Nghiên cứu, đồng bộ hóa chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị chỉ rõ những bất cập liên quan tới các chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Chiều 21/2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp nghe báo cáo về Đề án "Nghiên cứu, đồng bộ hóa chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật theo các nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013" (Đề án).

Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Quyết định số 2362, giao Thường trực Hội đồng Dân tộc nhiệm vụ xây dựng Đề án. Phiên họp lần này nhằm thảo luận, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án trước khi xin ý kiến Đảng đoàn Quốc hội.

Tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê K’đăm báo cáo tóm tắt quá trình, kết quả thực hiện Đề án. Các đại biểu cũng thảo luận, làm rõ những hạn chế, chồng chéo, bất cập liên quan tới chính sách dân tộc trong hệ thống pháp luật; khó khăn trong việc hệ thống hóa các chính sách.

Ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, công phu của bộ phận soạn thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội chỉ rõ, Thường trực Hội đồng Dân tộc đã tập hợp tư liệu, số liệu, tổ chức hội thảo, tọa đàm, xin ý kiến nhiều lần trong Tổ đảng của Hội đồng Dân tộc đối với dự thảo Đề án. Tài liệu được chuẩn bị công phu, dày dặn gồm dự thảo Đề án và 16 phụ lục kèm theo, tổng hợp, trích dẫn các nội dung theo lĩnh vực, năm ban hành.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, bộ phận soạn thảo và Thường trực Hội đồng Dân tộc chỉ rõ mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và nguyên nhân của những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập liên quan tới các chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành.

Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp khắc phục, sửa đổi, bổ sung quy định của văn bản quy phạm pháp luật; rà soát để phát hiện nội dung nào còn thiếu, không phù hợp, xác định giải pháp thực hiện cho đồng bộ.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị, Thường trực Hội đồng Dân tộc thảo luận kỹ phạm vi, bố cục, nội dung Đề án, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, rõ giải pháp.

(theo TTXVN)

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính ...

Việt Nam cần có chính sách tận dụng 'thời kỳ cơ cấu dân số vàng', đón đầu già hóa dân số

Việt Nam cần có chính sách tận dụng 'thời kỳ cơ cấu dân số vàng', đón đầu già hóa dân số

Thời kỳ lợi tức nhân khẩu học thứ nhất đã kết thúc nhưng Việt Nam có thể triển khai đồng bộ các giải pháp kinh ...

Chăm lo Tết cho gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Hà Giang

Chăm lo Tết cho gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Hà Giang

Tỉnh Hà Giang tập trung chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ để nhân dân đón Tết cổ truyền của dân tộc vui tươi, an toàn, ...

Cần có hệ thống chính sách bao trùm, toàn diện đối với công tác dân tộc

Cần có hệ thống chính sách bao trùm, toàn diện đối với công tác dân tộc

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh điều đó trong trả lời phỏng vấn ...

Người kết nối và tinh thần phụng sự

Người kết nối và tinh thần phụng sự

Trao đổi với đoàn viên, thanh niên Bộ Ngoại giao đầu năm 2023, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã nhấn mạnh tinh thần “phụng sự”. ...