Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực vào phát triển của đất nước

Bùi Thanh Sơn
Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao
TGVN. Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 75 năm thành lập ngành Ngoại giao, ngày 7/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo về công tác ngoại giao kinh tế. Nhân dịp này, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao đã có bài viết đánh giá về quá trình hình thành, phát triển, các thành tựu quan trọng của công tác ngoại giao kinh tế và định hướng triển khai trong thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực vào phát triển của đất nước
Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo ‘Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực vào phát triển của đất nước’. (Ảnh: Tuấn Anh)

Công tác ngoại giao kinh tế đã có một quá trình phát triển gần nửa thế kỷ, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước kể từ khi giành được độc lập. Đảng và Nhà nước ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam, đã sớm xác định phát triển kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách đối ngoại của nước ta. Trong giai đoạn đất nước còn chia cắt, các Hội nghị Ngoại giao lần thứ 9 (năm 1970) và lần thứ 10 (năm 1971) đã đưa ra những nhận định mang tính chiến lược là Bộ Ngoại giao cần nghiên cứu mô hình kinh tế của các nước, thu thập tiến bộ khoa học-kỹ thuật, thúc đẩy hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Những nhận thức và tầm nhìn nêu trên là tiền đề vững chắc cho quá trình hình thành và phát triển công tác ngoại giao kinh tế với nhiều thành tựu quan trọng sau này.

Từ chỗ tìm kiếm, mày mò, “vừa học, vừa làm”, ngoại giao kinh tế đã dần thống nhất được nhận thức, nội hàm và phương châm thực hiện “đột phá, mở đường, tham mưu, song hành và đôn đốc” và trở thành một trong ba trụ cột quan trọng của nền ngoại giao toàn diện Việt Nam. Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí thư ngày 15/4/2010 về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và các chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế vào các năm 2007, 2014, 2017 đã giúp công tác ngoại giao kinh tế có cơ sở, phương hướng triển khai rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng hiệu quả yêu cầu về phát triển kinh tế của từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể và đạt nhiều kết quả đáng tự hào.

Thành tựu mà công tác ngoại giao kinh tế có được như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và sự chung tay phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Thành công đó còn phải kể tới những đóng góp quan trọng và quý báu của thế hệ các đồng chí lãnh đạo và cán bộ trực tiếp làm công tác ngoại giao kinh tế qua các thời kỳ, đã say mê nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và triển khai mạnh mẽ công tác ngoại giao kinh tế ngay từ những bước đi chập chững đầu tiên.

Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực vào phát triển của đất nước
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Vụ Tổng hợp Kinh tế - Bộ Ngoại giao chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN 2018).

Những thành tựu quan trọng của công tác ngoại giao kinh tế đối với phát triển của đất nước

Nhìn lại chặng đường vẻ vang đã qua, công tác ngoại giao kinh tế đã thực sự có những đóng góp thiết thực và hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Thứ nhất, Ngoại giao tích cực tìm hiểu, nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế, các xu thế phát triển của kinh tế thế giới, từ đó tham mưu cho Đảng và Chính phủ trong công tác hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. Giai đoạn những năm 80 của thế kỷ trước, Bộ Ngoại giao cũng là một trong những cơ quan đã mạnh dạn đề xuất các ý tưởng đổi mới và mang tính đột phá về kinh tế, góp phần khởi nguồn cho sự nghiệp đổi mới của nước ta. Từ đó đến nay, ngành Ngoại giao đã tiếp tục phát huy tốt vai trò là hệ thống ra-đa thu thập, nắm bắt thông tin thị trường, dự báo về các xu hướng phát triển, hội nhập quốc tế, những diễn biến kinh tế quan trọng để tham mưu, tư vấn đắc lực cho Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Thứ hai, nỗ lực tìm kiếm các nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước. Ngoại giao góp phần thiết lập quan hệ thương mại với hơn 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, mở ra những thị trường xuất khẩu tiềm năng, đóng góp vào việc tăng kim ngạch thương mại từ 2,9 tỷ USD vào năm 1986 lên trên 500 tỷ USD vào năm 2019. Ngoại giao cũng tích cực vận động, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các đối tác hàng đầu trên thế giới, góp phần đưa FDI tăng từ 1,6 triệu USD (năm 1986) lên 38 tỷ USD vào năm 2019. Thông qua vận động chính trị-ngoại giao, các đối tác phát triển lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu… cũng đã dành cho Việt Nam nhiều dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong các lĩnh vực then chốt như cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục…, góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Thứ ba, chủ động và tích cực xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam năng động, đổi mới, phát triển qua việc tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa ở trong và ngoài nước, đa dạng và phong phú về hình thức, chủ đề, quy mô và đối tượng. Các hoạt động xúc tiến quảng bá bên lề các hoạt động cấp cao, các sự kiện xúc tiến tổng hợp như chuỗi Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngoài, các hội nghị, tọa đàm, sự kiện quảng bá về đầu tư, thương mại, du lịch do các Cơ quan đại diện tổ chức, đã phát huy hiệu quả tối đa, góp phần khẳng định với bạn bè thế giới về một Việt Nam phát triển, năng động, giàu bản sắc, giúp mở ra những cơ hội lớn về hợp tác kinh tế cho đất nước.

Thứ tư, thúc đẩy quá trình hội nhập của đất nước qua việc làm sâu sắc quan hệ với các đối tác, tạo đan xen lợi ích, kiến tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế; đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc và tạo lập khuôn khổ quan hệ ổn định với 30 đối tác chiến lược và toàn diện. Ngoại giao chủ động lồng ghép nội dung hợp tác kinh tế vào tiếp xúc cấp cao, đồng thời tích cực hỗ trợ, đôn đốc, thúc đẩy nhằm cụ thể hoá các thoả thuận, cam kết cấp cao. Bộ Ngoại giao cũng tích cực tham gia vận động, đàm phán, ký kết và đưa vào thực thi 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác then chốt, trong đó có các FTA thế hệ mới và quan trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP, mang lại nhiều cơ hội to lớn về thương mại, đầu tư, công nghệ, lao động cho đất nước, góp phần đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong các liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

Trong quá trình đó, Ngoại giao đã quan tâm bảo hộ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong hợp tác quốc tế; hỗ trợ xử lý các tranh chấp thương mại, bảo vệ lợi ích của lao động Việt Nam ở nước ngoài, qua đó tạo niềm tin và động viên khích lệ đáng kể đối với các doanh nghiệp, người dân tiếp tục yên tâm lao động và mở rộng kinh doanh tại nước ngoài.

Thứ năm, Ngoại giao chủ động, đi đầu trong tham mưu, đề xuất về sự tham gia và đóng góp sáng kiến của Việt Nam tại các tổ chức, cơ chế hợp tác kinh tế đa phương như ASEAN, APEC, WTO, hợp tác tiểu vùng, WEF, ASEM, G7, G20, OECD…, giúp tiếp cận các nguồn lực phát triển và bảo vệ các lợi ích thiết thực của đất nước.

Việc Việt Nam gần đây đảm nhiệm thành công nhiều trọng trách (Chủ tịch ASEAN 2010, 2020; Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2008-2009, 2020-2021…) cũng như tổ chức thành công nhiều sự kiện đa phương và quốc tế quan trọng (APEC 2006, 2017, WEF ASEAN 2018, Cấp cao Mỹ-Triều 2019…) đã giúp nâng tầm ngoại giao đa phương, tạo môi trường thuận lợi hơn cho hợp tác và phát triển, đồng thời góp phần xây dựng hình ảnh một Việt Nam tích cực, chủ động, trách nhiệm và uy tín trên trường quốc tế.

Thứ sáu, công tác ngoại giao kinh tế không chỉ là một trụ cột công tác của Bộ Ngoại giao mà là công tác phục vụ phát triển kinh tế của cả nước; vì vậy, công tác phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp được Bộ Ngoại giao coi trọng và quan tâm triển khai thực chất trong thời gian qua.

Theo đó, ngành Ngoại giao đã tích cực hợp tác, hỗ trợ, song hành cùng các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong xúc tiến kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, giúp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất-nhập khẩu, kết nối với các đối tác tiềm năng, thu hút đầu tư, thúc đẩy du lịch và chuyển giao công nghệ… qua đó cùng nhau tạo nên những thành tựu chung và quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước.

Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực vào phát triển của đất nước
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các đại biểu tại Hội thảo về công tác ngoại giao kinh tế do Bộ Ngoại giao tổ chức sáng 7/12.

Nhiệm vụ của công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới

Bối cảnh quốc tế và khu vực hiện đang tiếp tục chuyển biến nhanh, phức tạp và khó lường với những biến động mạnh mẽ và chưa có tiền lệ như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đại dịch Covid-19, xu hướng chuyển dịch đầu tư và chuỗi sản xuất, cung ứng…, đất nước ta cũng đang bước vào giai đoạn phát triển mới và thời kỳ mới của hội nhập quốc tế. Điều này đặt ra cả những thách thức và cơ hội mới, đồng thời đòi hỏi công tác ngoại giao kinh tế tới đây sẽ phải đổi mới mạnh mẽ về cách làm để đáp ứng được tình hình mới và tiếp tục nâng cao hiệu quả.

Công tác ngoại giao kinh tế thời gian tới cần tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các giải pháp, nhiệm vụ nêu trong dự thảo các văn kiện dự kiến trình Đại hội Đảng XIII như Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2021-2025, đặc biệt trong đó là phương châm “Xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế”.

Về các nhiệm vụ cụ thể, công tác ngoại giao kinh tế trong giai đoạn mới cần tập trung triển khai một số trọng tâm chính sau:

(i) Tiếp tục bám sát tình hình, xu thế phát triển của kinh tế thế giới để nhanh nhạy và kịp thời tham mưu Đảng và Chính phủ những giải pháp, nhiệm vụ phát triển kinh tế phù hợp với bối cảnh khu vực và thế giới và các lợi ích chiến lược của đất nước.

(ii) Tận dụng tốt và phát huy hiệu quả vai trò và vị thế của đất nước hiện nay mà các thế hệ đã dày công gây dựng để huy động và vận dụng tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước.

(iii) Bắt kịp với xu hướng của thời đại, tăng cường sử dụng những công nghệ mới, tiên tiến để nâng cao hơn nữa hiệu quả triển khai công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ.

(iv) Quan tâm, chú trọng và đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao kinh tế theo hướng bài bản, chuyên nghiệp, hiện đại và tâm huyết với công việc.

Bên cạnh đó, công tác ngoại giao kinh tế không phải là nhiệm vụ riêng của ngành Ngoại giao mà cần có sự phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Ngành Ngoại giao không thể một mình làm thay mà luôn cần gắn kết, hợp tác chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong các hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm huy động và tạo sức mạnh tổng thể, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế, thúc đẩy hiệu quả hội nhập quốc tế và không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

Ngoại giao kinh tế - Một trụ cột của nền ngoại giao toàn diện hiện đại

Ngoại giao kinh tế - Một trụ cột của nền ngoại giao toàn diện hiện đại

TGVN. Ngoại giao Việt Nam 75 năm qua luôn coi kinh tế đối ngoại và sau này là ngoại giao kinh tế như một trọng ...

Ngành Ngoại giao - Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế

Ngành Ngoại giao - Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế

TGVN. Thời gian qua, ngành Ngoại giao đã chủ động triển khai toàn diện và hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế, ngày càng phong ...

Hội nghị Tổng kết công tác Ngoại giao Kinh tế năm 2019  và phương hướng năm 2020

Hội nghị Tổng kết công tác Ngoại giao Kinh tế năm 2019 và phương hướng năm 2020

TGVN. Ngày 31/12, Ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế đã họp tổng kết công tác Ngoại giao kinh tế năm 2019 và đề xuất ...

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động