Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Nguồn: Reuters) |
Thông báo ngày 7/6 của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Tổng thống Yoon Suk Yeol có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Turkmenistan, Kazakhstan và Uzbekistan từ ngày 10-15/6.
Tháp tùng Tổng thống Yoon Suk Yeol và phu nhân Kim Keon Hee trong chuyến công du là phái đoàn kinh tế hùng hậu với hơn 60 doanh nghiệp. Dự kiến trong chuyến đi, Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ ký một loạt thỏa thuận trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm khoáng sản quan trọng, năng lượng, cơ sở hạ tầng, biến đổi khí hậu và công nghệ.
Chuyến đi được cho là tiếp nối nỗ lực ngoại giao kinh tế mà ông Yoon Suk Yeol đang triển khai. Nỗ lực này thể hiện rõ qua Hội nghị thượng đỉnh ba bên Hàn - Trung - Nhật (26-27/5), việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) (29/5), và Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc - châu Phi với chủ đề “Tương lai cùng kiến tạo” (4-5/6).
Ông Park Chun Sup, Thư ký cấp cao phụ trách các vấn đề kinh tế của Tổng thống, cho biết việc ông Yoon Suk Yeol lựa chọn Trung Á là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay khẳng định tiềm năng hợp tác tài nguyên đáng kể của Hàn Quốc với khu vực có diện tích đất đai rộng lớn và dân số 80 triệu người này. Theo vị này, sự dồi dào về dầu mỏ, khí đốt và các khoáng sản quan trọng mang lại tiềm năng đáng kể để gắn kết hợp tác Hàn Quốc-Trung Á vì Seoul cũng đang cần phát triển hơn nữa các ngành công nghiệp tiên tiến.
Phó Cố vấn An ninh quốc gia Kim Tae-hyo tin tưởng, chuyến công du mở ra cơ hội kinh doanh mới cho các công ty Hàn Quốc trong lĩnh vực khoáng sản, năng lượng, cơ sở hạ tầng và các dự án khác.
Nhân dịp này, Tổng thống Hàn Quốc công bố sáng kiến mới mang tên "Con đường tơ lụa K", tạo ra mô hình hợp tác mới bằng cách liên kết khả năng đổi mới của Hàn Quốc với tiềm năng phát triển và nguồn lực dồi dào của khu vực Trung Á. Đây là sáng kiến khu vực thứ ba của chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol sau Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Sáng kiến đoàn kết Hàn Quốc-ASEAN.
Nỗ lực ngoại giao kinh tế diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc, quê hương của các nhà sản xuất chip và pin lớn trên thế giới, đang tìm cách đa dạng hóa danh mục nhập khẩu các nguyên liệu công nghiệp quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc.
Hàn Quốc đặt mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào một số quốc gia, đối với 185 mặt hàng, bao gồm than chì và nam châm đất hiếm, xuống mức dưới 50% vào năm 2030, so với hiện tại ước tính là 70%. Tháng trước, chính phủ công bố kế hoạch mở rộng hỗ trợ khoảng 7 tỷ USD để bảo đảm nguồn cung các khoáng sản quan trọng.
| Hàn Quốc hành động, đáp lại chiến dịch thả bóng bay rác của Triều Tiên Theo Yonhap, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo nước này sẽ lắp đặt loa phóng thanh gần biên giới và tiếp tục chiến ... |
| Triều Tiên cảnh báo đáp trả 'khúc dạo đầu' nguy hiểm của Hàn Quốc Ngày 9/6, Triều Tiên tuyên bố sẽ có “những phản ứng mới” nếu Hàn Quốc tiếp tục rải truyền đơn chống Bình Nhưỡng qua biên ... |
| Hai quốc gia Đông Bắc Á tính họp 2+2 vào tuần tới Cuộc đối thoại ngoại giao và an ninh cấp thứ trưởng giữa Hàn Quốc và Trung Quốc dự kiến diễn ra tại Seoul và hai ... |
| Hàn Quốc-Nhật Bản lại căng nhau về hoạt động khảo sát gần đảo tranh chấp Ngày 12/6, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã bác bỏ phản ứng mới đây của Nhật Bản liên quan cuộc khảo sát hàng hải của ... |
| Mỹ nói Triều Tiên 'khó đoán', vào thế sẵn sàng trước những 'yếu tố mới' Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Philip Goldberg cho biết, nước này đang theo sát diễn biến tình hình giữa hai miền Triều Tên. |