Ngoại giao kinh tế: Linh hoạt trong bối cảnh mới

NGUYỄN VĂN THẢO
Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao
TGVN. Nhìn lại năm 2020, tình hình thế giới nảy sinh nhiều vấn đề mới, khó khăn, thách thức chưa từng có. Đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc, toàn diện đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, kinh tế thế giới suy thoái trầm trọng nhất từ Đại suy thoái 1929-1933. Các xu hướng lớn của kinh tế toàn cầu được đẩy nhanh gia tốc cả về quy mô và mức độ, nhất là gia tăng cạnh tranh chiến lược nước lớn, điều chỉnh toàn cầu hóa, chuyển đổi số và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Nguyễn Văn Thảo, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao.
Ông Nguyễn Văn Thảo, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao.

Điểm sáng tăng trưởng kinh tế

Trong môi trường toàn cầu rất thách thức, Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu “kép”. Cộng đồng quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những nước thành công nhất trong phòng chống dịch Covid-19, đồng thời duy trì tăng trưởng dương 2,91% năm 2020. Xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng với tổng kim ngạch đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1%.

Vốn FDI thực hiện đạt 20 tỷ USD năm 2020, tuy giảm 2% nhưng là kết quả rất khả quan so với mức giảm của đầu tư toàn cầu lên tới 42%. Môi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện thể hiện qua vị trí xếp hạng ngày càng tích cực về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững…

Việc mở rộng, làm sâu sắc quan hệ với các nước, nhất là các nước láng giềng, khu vực, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện đóng góp quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường tìm kiếm, thu hút nguồn lực cho phát triển đất nước

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh đến triển khai các hoạt động đối ngoại, Ban Chỉ đạo Ngoại giao kinh tế (NGKT), do Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn làm Trưởng ban, đã nhanh chóng thích ứng, linh hoạt điều chỉnh Kế hoạch NGKT phù hợp với bối cảnh mới.

Vụ Tổng hợp Kinh tế với vai trò Thường trực Ban chỉ đạo đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan và cơ quan đại diện triển khai đồng bộ nhiều biện pháp cụ thể và đạt được một số kết quả quan trọng trong thu hút nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế.

Thứ nhất, tăng cường thu hút FDI chất lượng cao, chủ động lồng ghép các nội dung về hợp tác đầu tư trong các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương, nhất là các hoạt động ngoại giao trực tuyến, điện đàm của lãnh đạo cấp cao, qua đó thúc đẩy các biện pháp duy trì chuỗi cung ứng, tìm hiểu quan tâm, ý định của các doanh nghiệp, tập đoàn trong việc chuyển dịch sản xuất.

Từ góc độ đối ngoại, Bộ Ngoại giao đã tham mưu, phục vụ Tổ Công tác hợp tác đầu tư nước ngoài do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng chỉ đạo triển khai một số giải pháp cụ thể như: chủ động tiếp cận, vận động các tập đoàn lớn, có tiềm lực tài chính, công nghệ nguồn đang tính toán dịch chuyển đầu tư; tham mưu xây dựng các quy định, chính sách ưu đãi có chọn lọc để thu hút đầu tư trong hình thành các chuỗi sản xuất có giá trị gia tăng cao, các trung tâm R&D, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, tăng cường liên kết giữa khu vực FDI với doanh nghiệp trong nước…

"Từ góc độ đối ngoại, Bộ Ngoại giao đã tham mưu, phục vụ Tổ Công tác hợp tác đầu tư nước ngoài do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng chỉ đạo triển khai một số giải pháp cụ thể như: chủ động tiếp cận, vận động các tập đoàn lớn, có tiềm lực tài chính, công nghệ nguồn đang tính toán dịch chuyển đầu tư; tham mưu xây dựng các quy định, chính sách ưu đãi có chọn lọc để thu hút đầu tư trong hình thành các chuỗi sản xuất có giá trị gia tăng cao, các trung tâm R&D, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, tăng cường liên kết giữa khu vực FDI với doanh nghiệp trong nước…"

Các đơn vị của Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư đa dạng, kết hợp cả trực tuyến và trực tiếp như:

(i) Hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến với hơn 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản (ngày 9/7), Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp Việt - Mỹ (ngày 9/10), Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (ngày 28-29/10), các sự kiện Gặp gỡ Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản…

(ii) Chủ động tiếp cận một số nguyên lãnh đạo có uy tín và ảnh hưởng trong giới doanh nghiệp như cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, cựu Phó Thủ tướng Đức Philipp Rosler nhằm tranh thủ tư vấn, thu hút đầu tư có chất lượng cao từ châu Âu.

(iii) Đề xuất nhiều chương trình, sáng kiến hợp tác đầu tư trong các khuôn khổ đa phương, nổi bật là Kế hoạch hành động Hà Nội về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch Covid-19, thúc đẩy sáng kiến về phục hồi chuỗi cung ứng khu vực trong APEC…

Các hoạt động nói trên đã góp phần kết nối thành công nhiều thỏa thuận kinh tế - thương mại – đầu tư trị giá hàng tỷ USD, cụ thể như nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản tới Việt Nam, hai bên đã ký kết 12 văn kiện hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với tổng giá trị gần 4 tỷ USD.

Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward và Đại sứ Việt Nam tại Anh Trần Ngọc An được ủy quyền đại diện Chính phủ hai nước chính thức ký kết Hiệp định UKVFTA tại London ngày 29/12/2020. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Anh)
Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward và Đại sứ Việt Nam tại Anh Trần Ngọc An được ủy quyền đại diện Chính phủ hai nước chính thức ký kết Hiệp định UKVFTA tại London ngày 29/12/2020. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Anh)

Thứ hai, tích cực phối hợp đàm phán, ký kết, phê chuẩn các FTA then chốt như EVFTA, EVIPA, RCEP, UKVFTA, đồng thời tiếp tục thúc đẩy đàm phán FTA với các đối tác khác. Việc triển khai các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP không chỉ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường mà còn gia tăng và làm sâu sắc đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác chủ chốt, quan trọng. Ta đã có sự chuẩn bị bài bản, lâu dài nhằm tận dụng lợi ích mà các FTA mang lại, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhất là nâng cao năng lực giải quyết các tranh chấp thương mại – đầu tư quốc tế.

Với phương châm “đột phá, mở đường, tham mưu, hỗ trợ, đồng hành”, Bộ Ngoại giao đã cùng các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, giữ đà và mở rộng hợp tác kinh tế với các đối tác quan trọng, nhất là phát huy vai trò của mạng lưới 30 đối tác chiến lược và toàn diện. Đến nay, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện chiếm 8/10 thị trường xuất khẩu chính, với 60,7% tổng giá trị xuất khẩu; 9/10 thị trường nhập khẩu chính với 74,7% tổng giá trị nhập khẩu; 76,7% tổng lượng du khách quốc tế; đóng góp 74% FDI tại Việt Nam.

Với việc đảm nhiệm thành công trọng trách quốc tế Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tích cực tham gia các cơ chế đa phương, diễn đàn quốc tế như APEC, ASEM, G20, WEF, Mekong…, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Việt Nam ra bên ngoài, qua đó thu hút các nguồn lực quan trọng cho phát triển.

Thứ ba, tăng cường công tác nghiên cứu – tham mưu, dự báo, cảnh báo các xu hướng lớn của kinh tế toàn cầu và điều chỉnh chính sách của các nước có tác động đến Việt Nam. Năm 2020, công tác nghiên cứu chiến lược của Bộ Ngoại giao đặc biệt được chú trọng, góp phần tham mưu thiết thực cho xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, nhất là thông qua việc phối hợp với OECD hoàn thành Báo cáo đánh giá đa chiều (MDR) về Việt Nam.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến bất ổn, cạnh tranh chiến lược nước lớn gia tăng, công tác nghiên cứu động thái được tăng cường trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế mạng lưới Cơ quan đại diện ở nước ngoài, qua đó giúp tham mưu, cảnh báo cho Chính phủ về các vấn đề nổi bật của kinh tế toàn cầu, có tác động trực tiếp đến Việt Nam như tác động của dịch Covid-19, điều chỉnh chính sách và kinh nghiệm ứng phó của các nước, diễn biến giá dầu giảm thấp, xu hướng chuyển dịch đầu tư và chuyển đổi số…

"Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến bất ổn, cạnh tranh chiến lược nước lớn gia tăng, công tác nghiên cứu động thái được tăng cường trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế mạng lưới Cơ quan đại diện ở nước ngoài, qua đó giúp tham mưu, cảnh báo cho Chính phủ về các vấn đề nổi bật của kinh tế toàn cầu, có tác động trực tiếp đến Việt Nam như tác động của dịch Covid-19, điều chỉnh chính sách và kinh nghiệm ứng phó của các nước, diễn biến giá dầu giảm thấp, xu hướng chuyển dịch đầu tư và chuyển đổi số…".

Năm 2021 là năm đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong triển khai Nghị quyết của Đại hội XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 và Kế hoạch năm năm 2021-2025. Trong giai đoạn chiến lược mới, ngành Ngoại giao sẽ tiếp tục phát huy vai trò đi đầu trong tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển và nâng cao vị thế đất nước, trong đó công tác ngoại giao kinh tế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh với phương châm lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2021 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, bất định và bất ổn do chịu chi phối bởi nhiều yếu tố rủi ro, công tác NGKT sẽ tiếp tục được triển khai linh hoạt, chú trọng đổi mới hình thức và biện pháp trên cơ sở bám sát đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

TIN LIÊN QUAN
Họp tổng kết Ban Chỉ đạo Ngoại giao Kinh tế năm 2020
Công tác hỗ trợ đối ngoại địa phương trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước: kết quả triển khai năm 2020 và định hướng năm 2021
Tiếp tục xây dựng Ngoại giao Kinh tế phục vụ phát triển kinh tế đất nước
Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực vào phát triển của đất nước
Ngành Ngoại giao - Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế

Bài viết cùng chủ đề

Hội nhập kinh tế quốc tế

Xem nhiều

Đọc thêm

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Cách download Windows 11 ISO chính thức từ Microsoft hiệu quả nhất

Cách download Windows 11 ISO chính thức từ Microsoft hiệu quả nhất

Windows 11 được cải tiến về hiệu năng và bảo mật. Để đảm bảo tải phiên bản chính thức, an toàn, hãy tải Windows 11 ISO trực tiếp từ Microsoft ...
Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - ...
Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Kết quả bóng đá hôm nay 25/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 25/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 25/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Hôm nay 25/11, Quốc hội thảo luận dự án luật sửa đổi Luật Quảng cáo và tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines

Hôm nay 25/11, Quốc hội thảo luận dự án luật sửa đổi Luật Quảng cáo và tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines

Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi Luật Quảng cáo, nghe và thảo luận giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt ...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Qua đó, trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn kiến thức về kỹ năng đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động