Ngoại giao nguồn nước sông Mekong hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực tiểu vùng

Bình An
Thực hiện chính sách ngoại giao nguồn nước sông Mekong kể từ khi có Nghị quyết 120 của Chính phủ, Việt Nam đã khẳng định không chỉ coi trọng lợi ích quốc gia mà còn coi trọng triển vọng phát triển bền vững của khu vực tiểu vùng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại giao nguồn nước sông Mekong hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực tiểu vùng
Một đoạn sông Mekong. (Nguồn: mountaingeographies.com)

Trong một bài viết mang tên "Thích ứng với tự nhiên: Đánh giá sơ bộ về ngoại giao nguồn nước sông Mekong của Việt Nam từ năm 2017" được đăng tải trên trang mạng của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) ngày 17/12, hai tác giả Trương Minh Vũ (giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, cộng tác viên cao cấp của Trường Các vấn đề Môi trường và Công cộng - Đại học Indiana) và Trâm Nguyễn (giảng viên Trường Kinh doanh - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã đưa ra những đánh giá ban đầu đối với việc thực hiện chính sách nguồn nước sông Mekong của Việt Nam kể từ khi có Nghị quyết 120 của Chính phủ.

Tầm nhìn chiến lược dài hạn và hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề đang đe dọa khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Mở đầu bài viết là những thông tin cơ bản giới thiệu về khu vực đồng bằng sông Mekong. Theo đó, đây là khu vực đất đai màu mỡ nhất của Việt Nam, đóng góp rất nhiều vào các sản phẩm xuất khẩu hoa quả, thủy hải sản và lúa gạo...

Tuy nhiên, những năm gần đây, biến đổi khí hậu và những hiện tượng khí hậu cực đoan, bao gồm lũ lụt, hạn hán, và xâm nhập mặn, đã và đang tác động tới sinh kế và an ninh lương thực của khoảng 17 triệu người dân, cũng như hệ thống sinh thái của toàn bộ khu vực này. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng đập thủy điện ở thượng nguồn và các hoạt động kinh tế mạnh mẽ trong khu vực này cũng góp phần vào việc làm suy giảm chất lượng nước cũng như làm thay đổi dòng chảy và phù sa.

Nhận thức được sự cần thiết của một tầm nhìn chiến lược dài hạn và hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề đang đe dọa khu vực đồng bằng sông Cửu Long (MDR), ngày 17/11/2017, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về “Khả năng thích ứng khí hậu và phát triển bền vững của Khu vực đồng bằng sông Cửu Long”(Nghị quyết 120), còn được gọi là Nghị quyết “Thuận Thiên” (Thích ứng với tự nhiên).

Nghị quyết 120 nhấn mạnh phải lấy con người làm trung tâm của phát triển và lấy sử dụng bền vững và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên làm nguyên tắc phát triển then chốt. Nghị quyết này kêu gọi sự hợp tác song phương và khu vực hướng tới sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác trên lưu vực sông Mekong, trên cơ sở các bên cùng có lợi.

Theo Nghị quyết 120, chính sách ngoại giao sông Mekong của Việt Nam có 3 hướng hoạt động chính.

Một là, điều phối sự hợp tác song phương và đa phương với các nước thượng nguồn sông Mekong, cũng như các lưu vực và đồng bằng sông lớn trên thế giới.

Hai là, thúc đẩy sự tham gia tích cực của Việt Nam vào Ủy hội sông Mekong (MRC), vào các cơ chế hợp tác hiện có của các nước thuộc lưu vực sông Mekong, và vào các cơ chế hợp tác giữa các nước thuộc lưu vực sông Mekong và các đối tác phát triển.

Ba là, phát triển quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia khác và các đối tác phát triển quốc tế để huy động các nguồn lực bên ngoài (nguồn vốn tài trợ, tri thức và công nghệ) nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững ở MDR. Ủy ban Quốc gia về Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Ngoại giao được giao nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu này.

Kể từ đó, Việt Nam bắt đầu triển khai mạnh mẽ chính sách ngoại giao nguồn nước sông Mekong.

Đóng góp vào các cơ chế hợp tác khu vực sông Mekong

Việt Nam đã liên tục đóng góp vào thành công của các cơ chế hợp tác khu vực sông Mekong bằng cách tích cực đề xuất và thực hiện các sáng kiến, tham gia soạn thảo các văn kiện chính, và phân bổ nguồn lực để hỗ trợ các dự án chung.

Tháng 3/2018, Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 10 về Khu vực Tam giác Phát triển và Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6, cùng với sự kiện bên lề là Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh GMS.

Tiếp theo sự hoàn tất báo cáo Nghiên cứu của MRC về Quản lý và Phát triển bền vững sông Mekong, bao gồm cả báo cáo Tác động của các Dự án Phát triển Thủy điện (còn gọi là báo cáo Nghiên cứu Hội đồng) vào năm 2017, nhiều cuộc họp đã được tổ chức giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban sông Mekong Quốc gia Việt Nam, các đại diện từ những tổ chức phi chính phủ quan trọng, các đối tác phát triển, giới nghiên cứu và các tổ chức xã hội dân sự.

Các cuộc họp này dẫn đến việc phát triển một số kế hoạch hành động quốc gia về việc tiếp thu của báo cáo Nghiên cứu Hội đồng. Việt Nam cũng tham gia việc thực hiện thủ tục “Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận” của MRC thông qua việc tổ chức các hoạt động tham vấn quốc gia cho dự án thủy điện Pak Lay của Lào.

Năm 2020, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã đề xuất việc kiểm toán môi trường về quản lý nước trên lưu vực sông Mekong. Được bắt đầu thực hiện từ tháng 3/2021, cuộc kiểm toán đã đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc liên quan đến việc sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước ở lưu vực sông Mekong. Hai quốc gia thượng nguồn - Myanmar và Thái Lan - đã đồng ý tham gia sáng kiến này.

Về việc chia sẻ dữ liệu, vào tháng 11/2018, Trung tâm Vũ trụ Quốc gia Việt Nam đã ký một biên bản ghi nhớ với MRC về việc sử dụng dữ liệu vệ tinh từ hệ thống Vietnam Data Cube trong việc giám sát, đánh giá nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác trên lưu vực sông Mekong.

Tại các cuộc họp được tổ chức theo cơ chế hợp tác nội khối, các quan chức Việt Nam đã nêu bật tình hình nguy cấp của đồng bằng sông Mekong đồng thời kêu gọi các nước thành viên hợp tác trong quản lý tài nguyên nước và thúc đẩy phát triển bền vững trong khu vực.

Đơn cử tại Hội nghị thượng đỉnh MRC lần thứ 3 năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó đã nêu ra các vấn đề an ninh nguồn nước ở khu vực sông Mekong và kêu gọi thực hiện hiệu quả các quy định của MRC, cũng như các cơ chế hợp tác quản lý tài nguyên nước và chia sẻ dữ liệu minh bạch giữa các quốc gia dọc theo sông Mekong.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 6 vào tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ủng hộ việc chia sẻ dữ liệu, tiến hành các nỗ lực chung trong việc quản lý tài nguyên nước, và phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ chế hợp tác khác.

Sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các cơ chế này cho thấy Việt Nam không chỉ coi trọng lợi ích quốc gia mà còn coi trọng triển vọng phát triển bền vững của khu vực. Cách tiếp cận này trung thành với một nguyên tắc cốt lõi của ngoại giao nguồn nước, tức là không chỉ là việc quản lý tài nguyên nước mà còn là một phương tiện để đạt được mục tiêu dài hạn rộng lớn hơn là cải thiện an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Ngoại giao nguồn nước sông Mekong hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực tiểu vùng
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 7 ngày 9/9 theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Tuấn Anh)

Mở rộng hợp tác liên khu vực

Do tiềm năng kinh tế và ý nghĩa địa chính trị quan trọng, tiểu vùng sông Mekong đã thu hút sự chú ý của các cường quốc, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ, với việc tất cả các nước này đều có cơ chế để tham gia cùng với các nước dọc theo sông Mekong.

Hoan nghênh cách tiếp cận đa phương trong quản lý tài nguyên nước và phát triển bền vững ở khu vực sông Mekong, Việt Nam đã tích cực tham gia các cơ chế này. Vào tháng 11/2020, Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Hàn Quốc lần thứ 10 và Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 12.

Tháng 1/2021, Việt Nam và Mỹ đồng đăng cai tổ chức Đối thoại Chính sách “Những Người bạn của Mekong” đầu tiên trong khuôn khổ cơ chế Đối tác Mekong-Mỹ.

Các cơ chế hợp tác liên khu vực do các cường quốc dẫn dắt không chỉ mở ra cơ hội mới cho các nước hạ lưu sông Mekong giải quyết các mối quan tâm liên quan đến nguồn nước, mà còn có thể làm thay đổi trật tự khu vực. Bằng cách tăng cường quan hệ với các bên ngoài và đảm nhận vai trò dẫn dắt trong các cơ chế liên khu vực, Việt Nam đang từng bước nâng cao tầm ảnh hưởng ngoại giao của mình trong khu vực tiểu vùng.

Trong ASEAN, Việt Nam đang tìm kiếm một lập trường chung về vấn đề an ninh nguồn nước ở lưu vực sông Mekong. Với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã đăng cai tổ chức “Diễn đàn ASEAN về Phát triển Tiểu vùng: Kết nối Hợp tác Tiểu vùng Mekong với các Mục tiêu ASEAN” vào tháng 9/2020. Diễn đàn đã thảo luận về tầm quan trọng của hợp tác tiểu vùng trong việc tăng cường kết nối và liên kết kinh tế ASEAN, những thách thức đối với hợp tác tiểu vùng, và vai trò của các đối tác phát triển.

Tại đây, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã nhấn mạnh vai trò chiến lược của một tiểu vùng sông Mekong thịnh vượng, hòa bình và bền vững đối với vị thế khu vực của ASEAN và đối với tương lai của cộng đồng ASEAN. Trong thông cáo chung của Diễn đàn này, các nước ASEAN đã nhất trí thúc đẩy các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, bao gồm cả các khuôn khổ ở khu vực sông Mekong, và gắn sự phát triển của tiểu vùng với sự phát triển toàn diện của ASEAN.

Huy động nguồn lực từ các đối tác phát triển

Tính đến năm 2021, Việt Nam đã có hơn 20 đối tác phát triển tham gia thực hiện Nghị quyết 120. Các đối tác phát triển này, với rất nhiều kinh nghiệm, chuyên môn và nguồn lực phong phú, đa dạng, đã cam kết sẽ cho phía Việt Nam vay tổng cộng khoảng 2,2 tỷ USD nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện Nghị quyết 120.

Ngân hàng Thế giới (WB) là một trong những đối tác lớn nhất và tích cực nhất của Việt Nam. Tổ chức này đã tham gia vào sự hợp tác xuyên suốt cùng với Việt Nam trong 3 lĩnh vực quản trị chính, đó là bền vững môi trường, tăng trưởng kinh tế toàn diện, và phát triển nguồn nhân lực và tri thức.

Hầu hết các dự án của WB là được cấp vốn thông qua công cụ Tài trợ Dự án Đầu tư, vốn cung cấp cho MDR không những ngân sách cần thiết mà còn chuyển giao tri thức và hỗ trợ kỹ thuật cho sự thành công trong dài hạn của việc thực thi và thể chế hóa dự án. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cũng đã và đang làm việc với WB về một chương trình hỗ trợ ngân sách trong tương lai khoảng 1,05 tỷ USD nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, ngăn chặn hạn hán và xâm nhập mặn, và thích ứng với biến đổi khí hậu trong khu vực MDR.

Một đối tác lâu dài khác của khu vực MDR là Hà Lan. Nghị quyết 120 đã đề cập cụ thể về nhiệm vụ ngoại giao trong việc mở rộng và củng cố mối Quan hệ Đối tác Chiến lược với Hà Lan về thích ứng biến đổi khí hậu và quản lý nước, vốn đã được thiết lập trong năm 2010.

Cả hai quốc gia cũng đã khẳng định rằng nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực vẫn là các trụ cột chính trong mối quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hà Lan. Quỹ Hà Lan về Khí hậu và Phát triển, với ngân sách 160 triệu Euro (185 triệu USD), cũng đã cam kết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm sự ủng hộ đối với hệ thống sinh thái và cộng đồng thích ứng với khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Australia và Liên minh châu Âu (EU) cũng đã bày tỏ sự đánh giá cao và cam kết ủng hộ Nghị quyết 120. Những xác nhận ngoại giao này cho thấy Việt Nam đã thành công trong việc mở rộng và tăng cường hợp tác chiến lược với các đối tác phát triển để huy động các nguồn lực cho khu vực MDR. Hỗ trợ quốc tế về chia sẻ kiến thức, chuyển giao công nghệ và đầu tư là rất quan trọng để Việt Nam chủ động thích ứng với thiên nhiên và nỗ lực biến những thách thức của biến đổi khí hậu thành cơ hội.

Ngoại giao nguồn nước sông Mekong hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực tiểu vùng
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (ngoài cùng bên trái) tham dự Lễ khai trương website mới của Ban Thư ký Cơ chế hợp tác Mekong- Lan Thương (LMC) ngày 08/6/2021 tại Trùng Khánh, Trung Quốc.

Triển vọng phát triển bền vững của khu vực MDR

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 120, chính sách ngoại giao nguồn nước sông Mekong của Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Thông qua việc tham gia các cơ chế song phương và đa phương, Việt Nam đã làm sáng tỏ các vấn đề về an ninh nguồn nước cấp bách mà khu vực MDR đang phải đối mặt.

Sự tham gia tích cực với các bên lợi ích khác nhau bên trong và bên ngoài khu vực tiểu vùng sông Mekong đã giúp Việt Nam có được sự ủng hộ quốc tế trong lĩnh vực chia sẻ tri thức, hợp tác kỹ thuật công nghệ, và đầu tư.

Tìm kiếm sự quốc tế hóa và đa phương hóa vấn đề sông Mekong, Việt Nam đã tiến hành một số bước đi ban đầu để tạo ra sự nhận thức quốc tế lớn hơn đối với các vấn đề quản lý nguồn nước xuyên biên giới tại khu vực Hạ nguồn sông Mekong, bắt đầu với việc nêu lên chủ đề này tại các cuộc họp của ASEAN. Trong tương lai, Việt Nam nên tiếp tục ủng hộ đối với việc bổ sung, đưa các vấn đề chính của tiểu vùng sông Mekong vào các chương trình nghị sự khu vực rộng lớn hơn.

Bằng cách đưa ra các thông điệp rõ ràng và nhất quán về các vấn đề mà MDR đang gặp phải và việc quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên của lưu vực sông Mekong tới nhiều đối tượng bên ngoài hơn, Việt Nam có thể thu hút sự quan tâm và hỗ trợ của quốc tế hơn nữa trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của Nghị quyết 120, đồng thời nâng cao uy tín ngoại giao của đất nước trong các các cơ chế khu vực.

Một trong những nhiệm vụ trong 5 năm tới là tăng cường sự hiện diện của Việt Nam trong sáng kiến MLC và khuyến khích các nước thượng nguồn minh bạch và ứng xử nhanh chóng tích cực trong việc chia sẻ dữ liệu liên quan đến nguồn nước, đặc biệt là thông tin về quy hoạch và vận hành các đập thủy điện, cũng như việc sẽ xả nguồn nước xuống hạ lưu như thế nào.

Sự quan tâm nhiều hơn từ cộng đồng quốc tế có thể tạo ra sự hợp tác lớn hơn từ các nước thượng nguồn sông Mekong, và do đó làm cho nhiệm vụ này có thể đạt được nhiều kết quả hơn.

Một thách thức khác phía trước đối với Việt Nam là hài hòa lợi ích của mình với lợi ích của các nước thượng nguồn sông Mekong. Quản lý nguồn nước xuyên biên giới trên lưu vực sông Mekong là một vấn đề phức tạp do mỗi quốc gia đi theo một con đường phát triển khác nhau và có lợi ích khác nhau đối với sông Mekong.

Để giải quyết thách thức này, trước hết, Việt Nam cần hợp tác với các nước Mekong khác trong việc thực hiện các nghiên cứu chung và đưa ra các phân tích, đánh giá khoa học về tình hình lưu vực sông Mekong.

Thứ hai, Việt Nam nên đề xuất các phương án các bên cùng có lợi vốn cho phép một bên đạt được các ưu tiên quan trọng nhất của mình, đồng thời đáp ứng lợi ích hàng đầu của bên kia. Cách tiếp cận này đòi hỏi Việt Nam và các đối tác phải có tầm nhìn xa hơn để hiểu được các động lực cơ bản của các chính sách về nước của các nước sông Mekong.

Cuối cùng, các khả năng để quản lý nước xuyên biên giới hiệu quả có thể nằm trong các lĩnh vực kinh tế khác, chẳng hạn như nông nghiệp và sản xuất năng lượng, và các cuộc đàm phán về nước do đó không nên được xem như một trò chơi có tổng bằng không.

Chính sách ngoại giao nguồn nước sông Mekong của Việt Nam kể từ khi thông qua Nghị quyết 120 vào tháng 11/2017 phản ánh những mối quan tâm của Việt Nam về triển vọng phát triển bền vững của khu vực MDR trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các can thiệp chuyên sâu của con người ở lưu vực sông Mekong.

Với việc coi các vấn đề sông Mekong là vấn đề an ninh quốc gia, Việt Nam đã huy động các nguồn lực cho sự phát triển của MDR và thúc đẩy hợp tác khu vực hướng tới một lưu vực sông Mekong bền vững. Tuy nhiên, sự khác biệt về hướng phát triển và lợi ích của các nước sông Mekong, cũng như các tương tác phức tạp của khu vực với các tác nhân bên ngoài, vẫn là một thách thức.

Chìa khóa để vượt qua những rào cản này là một cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi đối với ngoại giao nguồn nước, trong đó nguồn nước được coi như một nguồn tài nguyên chung, và tất cả các bên nhận thấy rằng họ có thể đạt được các kết quả cùng có lợi tốt nhất bằng cách giải quyết các vấn đề chung về nguồn nước trong khi cân nhắc về bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường rộng lớn hơn mà mỗi quốc gia đang phải đối mặt.

10 phép lịch sự 'bỏ túi' khi đi dự tiệc

10 phép lịch sự 'bỏ túi' khi đi dự tiệc

Khi đi dự tiệc chiêu đãi, cần nắm rõ một số phép lịch sự tối thiểu để dễ dàng tạo được ấn tượng tốt với ...

Giai đoạn phát triển mới của đối ngoại Việt Nam

Giai đoạn phát triển mới của đối ngoại Việt Nam

Chuỗi hội nghị đối ngoại, bao gồm Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 và Hội nghị Ngoại vụ ...

Đọc thêm

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4 - Vietlott Power 27/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 27/4/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 27 ...
XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 27/4/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. kết quả xổ số Long ...
XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 27/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Chiều 26/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh.
Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Đêm nhạc 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' trình diễn các ca khúc được viết lời bởi PGS.TS Lê Thanh Bình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Mori Takero, tân Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng.
Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực hòa giải hướng tới một giải pháp bền vững, lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra và tiến trình hòa bình Trung Đông...
Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam khẳng định nguồn vốn nhà nước và nguồn lực tư nhân cùng đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính cho thực hiện SDG.
Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa thăm Ai Cập và hội kiến Bộ trưởng Bộ Phát triển địa phương Ai Cập Hisham Abdel Ghani Abdulaziz Amna.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động