'Ngoại giao tàu ngầm' của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Minh An
Trung Quốc đang tận dụng các thương vụ tàu ngầm để tiếp cận với ngày càng nhiều cảng biển và cơ sở hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Năm 2017, Trung Quốc thành lập căn cứ quân sự đầu tiên và duy nhất cho đến nay ở nước ngoài, đó là cơ sở hải quân ở Djibouti thuộc vùng Sừng châu Phi.

Động thái này làm dấy lên đồn đoán rằng Bắc Kinh đang xây dựng một "chuỗi ngọc trai", theo cách gọi của một số nhà nghiên cứu, bao gồm các cơ sở quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trung Quốc đang xuất khẩu tàu ngầm tại nhiều nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Nguồn: Global Times)
Trung Quốc đang xuất khẩu tàu ngầm tại nhiều nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Nguồn: Global Times)

Theo tác giả Bertil Lintner trong bài viết trên tờ Asia Times, giờ đây Trung Quốc dường như có cách tiếp cận quân sự tinh tế hơn nhiều để mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Đó là việc Bắc Kinh tận dụng các thương vụ bán tàu ngầm cho các quốc gia, đi kèm với việc đào tạo nhân sự hải quân cũng như bố trí kỹ thuật viên bảo trì của Trung Quốc ngay tại căn cứ của các quốc gia tiếp nhận.

Điều này đang diễn ra ở các mức độ khác nhau tại Campuchia, Myanmar, Sri Lanka, Bangladesh, Pakistan và Thái Lan, cũng như nhiều nơi khác.

Thái Lan

Theo hải quân Thái Lan, các tàu ngầm Trung Quốc sẽ giúp nước này theo kịp các nước láng giềng như Việt Nam, Indonesia và Malaysia, vốn đều đã sở hữu tàu ngầm.

Tuy nhiên, Vịnh Thái Lan có độ sâu trung bình là 58m và độ sâu tối đa chỉ là 85m, không phù hợp để cho tàu ngầm hoạt động một cách bí mật, cũng như dễ bị phát hiện bởi các máy bay tuần tra thông thường.

Hiện Trung Quốc đang đóng 2 tàu ngầm cho Thái Lan. Tuy nhiên, Asia Times nhận định, thương vụ này nhiều khả năng sẽ sụp đổ do phía Đức từ chối bán các động cơ liên quan cho Trung Quốc nếu nước này có ý định bán tàu cho nước thứ ba.

Dù vậy, nếu Thái Lan nhận được tàu ngầm, Trung Quốc sẽ có thể cử quân nhân đến Sattahip (căn cứ lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Thái Lan) ở phía Đông Nam Bangkok, để huấn luyện quân nhân Thái Lan đồng thời cung cấp dịch vụ sửa chữa và nâng cấp.

Campuchia

Tại Campuchia, Trung Quốc đang tài trợ và giúp nâng cấp Căn cứ Hải quân Ream gần cảng Sihanoukville.

Tháng 7/2019, tờ Wall Street Journal đưa tin Phnom Penh và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận bí mật cho phép Trung Quốc tiếp cận Ream để đổi lại việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới tại căn cứ này.

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã thừa nhận rằng Trung Quốc đang giúp xây dựng cơ sở hạ tầng trong và xung quanh căn cứ nói trên, nhưng sự hỗ trợ này “không kèm theo bất kỳ ràng buộc nào”.

Ngày 21/1, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) đã công bố một báo cáo và cho biết đã phát hiện các tàu nạo vét của Trung Quốc tại Ream thông qua hình ảnh vệ tinh. Việc nạo vét như vậy là cần thiết để xây dựng một cảng nước sâu nhằm đưa các tàu quân sự lớn hơn vào cập cảng.

Myanmar

Vào tháng 12/2021, Myanmar đã nhận một tàu ngầm Type-035 lớp Minh 2.100 tấn từ Trung Quốc.

Sự kiện này đã lan truyền trên mạng xã hội, với nhiều video cho thấy chiếc tàu ngầm này đang di chuyển trên sông Yangon, được hộ tống bởi tàu tấn công nhanh Type 5 của Hải quân Myanmar.

Không rõ chiếc tàu ngầm đã hướng đến đâu nhưng có thể nó đã được neo đậu tại căn cứ hải quân cũ ở Money Point để bảo dưỡng.

Nhiều khả năng con tàu này sẽ không ở lại đây và rất có thể sau này sẽ được chuyển đến một trong những căn cứ hải quân chính của Myanmar - căn cứ Kyaukphyu.

Căn cứ Kyaukphyu trên Đảo Ramree ở bang Rakhine sẽ là một nơi đáng để quan sát vì đây là một cơ sở lưỡng dụng được sử dụng cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự.

Kyaukphyu là điểm cuối trên biển của Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Myanmar, chạy từ tỉnh Vân Nam ở miền Nam Trung Quốc đến Vịnh Bengal và là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Ảnh chụp từ trên không của cơ sở cảng Kyaukphyu của Myanmar.. (Nguồn: Twitter/Asia Times)
Ảnh chụp từ trên không của cơ sở cảng Kyaukphyu của Myanmar.. (Nguồn: Twitter/Asia Times)

Bangladesh

Trong một dự án thuộc BRI, Công ty Kỹ thuật Cảng biển Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cấp cảng biển ở Chittagong, một cảng thương mại gần BNS Issa Khan - căn cứ hải quân chính của Bangladesh.

Năm 2015, Reuters dẫn lời một quan chức Bangladesh nói rằng đất nước của ông “chưa bao giờ tiếp đón tàu hải quân từ Trung Quốc và cũng không có kế hoạch làm việc này”.

Nhưng sau đó, vào tháng 1/2016, ba tàu Trung Quốc, gồm các khinh hạm Liễu Châu, Tam Á mang tên lửa dẫn đường, cùng tàu tiếp liệu Thanh Hải Hồ, đã cập cảng Chittagong.

Đây là chuyến thăm có sử dụng khinh hạm đầu tiên của Trung Quốc với Bangladesh, diễn ra vài tháng sau khi Trung Quốc hạ thủy một tàu khu trục nhỏ được chế tạo riêng cho Hải quân Bangladesh.

Sau đó, vào năm 2017, hai tàu ngầm Type-035 lớp Minh của Trung Quốc đã được chuyển giao cho Bangladesh.

Sri Lanka

Tại Sri Lanka, cảng biển ở Hambantota là một liên kết chiến lược khác trong dự án BRI của Trung Quốc.

Vào tháng 7/2018, Chính phủ Sri Lanka thông báo sẽ chuyển căn cứ hải quân của mình tại Galle đến Hambantota.

Ấn Độ và Liên hợp quốc đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc kiểm soát cảng Hambantota thông qua việc thuê cảng trong 99 năm theo hình thức hoán đổi nợ lấy vốn chủ sở hữu trị giá 1,1 tỷ USD. New Delhi tin rằng đây là một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khắp khu vực Ấn Độ Dương.

Không có báo cáo nào về việc các tàu ngầm Trung Quốc thăm Sri Lanka kể từ chuyến cập cảng của hai tàu vào năm 2014.

Tuy nhiên, năm 2019, hải quân Sri Lanka đã nhận bàn giao các tàu pháo lớp Thượng Hải và Lư Sơn, và một khinh hạm Type 053H2G, hay còn gọi là Giang Vệ I, do Trung Quốc sản xuất.

Pakistan

"Vương miện ngọc" trong cái gọi là "Chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc được cho là cảng Gwadar ở Pakistan. Nằm trên bờ biển Arab, cảng Gwadar gần với các tuyến đường thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi, Trung Đông và đến Djibouti, Biển Đỏ, Kênh đào Suez.

Tháng 2/2021, Pakistan thông báo sẽ mua 4 khinh hạm hiện đại và 8 tàu ngầm lớp Hangor từ Trung Quốc.

Đô đốc M. Amjad Khan Niazi đã nói với Thời báo Hoàn cầu trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 4/2/2021 rằng “Trong số này, 4 tàu ngầm sẽ được đóng ở Trung Quốc, trong khi 4 chiếc còn lại sẽ được đóng ở Pakistan. Những chiếc tàu ngầm này sẽ bổ sung đáng kể cho năng lực tấn công của Hạm đội Hải quân Pakistan”.

Hangor là một phân lớp của tàu ngầm Type 039 lớp Tống với lượng giãn nước 3.600 tấn. Chúng được cho là tiên tiến hơn những chiếc được giao cho Myanmar và Bangladesh.

Asia Times nhận định, các thương vụ tàu ngầm của Trung Quốc tạo cho nước này lý do mới để tiếp cận một loạt căn cứ quân sự trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trung Quốc không theo đuổi các căn cứ lâu dài, mà muốn xây dựng một mạng lưới hậu cần hỗ trợ hạm đội của họ ở khu vực và thậm chí là hơn thế nữa.

Do đó, những lời đề nghị có vẻ hào phóng của Trung Quốc về mua bán tàu ngầm, huấn luyện và bảo dưỡng đều kéo theo một cái giá đáng kể.

Một chuyên gia phân tích chiến lược ở Thái Lan bình luận rằng: "điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng hành động độc lập của chúng tôi với tư cách là một quốc gia có chủ quyền”.

Chuyên gia: Xung đột Nga-Ukraine thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc

Chuyên gia: Xung đột Nga-Ukraine thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc

Trong khi đại dịch toàn cầu chưa chấm dứt thì căng thẳng Nga-Ukraine đã bất ngờ leo thang. Xét đến nhu cầu bên ngoài về ...

Trung Quốc cảnh báo 'không ai được lợi' nếu Chiến tranh Lạnh

Trung Quốc cảnh báo 'không ai được lợi' nếu Chiến tranh Lạnh

Ngày 28/2, Đại sứ Trương Quân, Trưởng phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) khẳng định, sẽ “không có bên nào ...

(theo Asia Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 24/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 24/4/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. kết quả xổ số Đồng ...
XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4 - xổ số hôm nay 24/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. xổ số miền Nam ngày ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/4/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/4/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 24/4. Lịch âm hôm nay 24/4/2024? Âm lịch hôm nay 24/4. Lịch vạn niên 24/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 24/4/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan và Mông Cổ để tăng cường gắn kết với khu vực then chốt này.
Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Đích thân Tổng thống Nepal Ramchandra Paudel chào đón Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu.
Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Thái Lan là đối tác lớn đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Ngoại trưởng Kazakhstan Murat Nurtleu và người đồng cấp Thái Lan ký kết thỏa thuận về việc miễn thị thực đối với người mang các loại hộ chiếu.
Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Tin thế giới 23/4: Hé lộ món quà 'lớn nhất lịch sử' Anh hứa hẹn dành cho Ukraine, Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ, Triều Tiên khiến Hàn Quốc căng

Anh sẽ cung cấp cho Ukraine gói viện trợ 'khủng', quan hệ Mỹ-Trung Quốc, tình hình bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động