Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Phương Vy
Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông,
Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar có chuyến thăm Đông Nam Á từ 23-27/3. (Nguồn: PTI)

Đưa các mối quan hệ lên tầm cao mới

Từ ngày 23-27/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khởi hành chuyến công du Đông Nam Á với 3 điểm dừng chân là Singapore, Philippines và Malaysia, đúng dịp Ấn Độ chuẩn bị kỷ niệm 10 năm ngày triển khai chính sách Hành động hướng Đông ở Ấn Độ.

Trong chuyến công du kéo dài 5 ngày, Ngoại trưởng Jaishankar sẽ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.

Singapore là đối tác lâu năm của Ấn Độ. Kể từ chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Goh Chok Tong năm 1994, mối quan hệ song phương đã đi được một chặng đường dài. Singapore đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ ASEAN-Ấn Độ và tăng cường sự hợp tác của Ấn Độ trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Bên cạnh đó, Singapore là một trong những đối tác đáng tin cậy nhất của Ấn Độ trong khu vực về thương mại, đầu tư, quốc phòng - an ninh và nhiều lĩnh vực hợp tác chiến lược khác. Singapore có thể xem là cửa ngõ của Ấn Độ vào ASEAN.

Ngược lại với Singapore, mối quan hệ của Ấn Độ với Philippines chưa phát huy tối đa tiềm năng. Tuy nhiên, những phát triển gần đây trong thương mại Ấn Độ-Philippines cũng như trên lĩnh vực an ninh-quốc phòng là rất đáng khích lệ.

Ấn Độ và Philippines đã ký một thỏa thuận quốc phòng vào tháng 1/2022, theo đó Ấn Độ sẽ cung cấp biến thể tên lửa hành trình siêu âm BrahMos cho Philippines. Ấn Độ cũng đề nghị cung cấp Tejas Mk1 cho Philippines. Ấn Độ và Philippines đang hướng tới kỷ niệm 75 năm quan hệ đối tác và đây sẽ là thời điểm phù hợp để nâng mối quan hệ song phương lên cấp độ đối tác chiến lược.

Malaysia là một trong 4 nước thành viên ASEAN mà Ấn Độ đã ký các thỏa thuận đối tác chiến lược. Ba nước còn lại là Indonesia, Singapore, Việt Nam. Sự chuyển đổi từ quan hệ đối tác chiến lược sang quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2015 trong chuyến thăm Malaysia của Thủ tướng Narendra Modi, cho thấy tầm quan trọng của Ấn Độ đối với Malaysia trong chính sách Hành động hướng Đông của nước này.

Dù quan hệ song phương có những thăng trầm những năm gần đây, điều đáng chú ý là các quan chức chính sách đối ngoại ở New Delhi và Kuala Lumpur đã giải quyết hiệu quả những thách thức bất ngờ bằng sự nghiêm túc và chân thành để giữ mối quan hệ này luôn nồng ấm và có ý nghĩa.

Malaysia cũng tự hào về việc có một trong những cộng đồng người gốc Ấn lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế và tương tác văn hóa giữa hai nước.

Tại Malaysia có 2,77 triệu người gốc Ấn, chiếm khoảng 8,5% dân số. Malaysia cũng là nơi sinh sống của khoảng 140.000 người Ấn Độ nhập cư, bao gồm các chuyên gia và công nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Dòng khách du lịch qua lại đã tăng cường đáng kể kết nối con người giữa hai nước.

Quan hệ thương mại và đầu tư song phương ngày càng phát triển, cùng lúc hợp tác quốc phòng cũng đạt đến những tầm cao mới. Ấn Độ và Malaysia đang thảo luận ý tưởng nhập khẩu quốc phòng từ Ấn Độ, đồng thời khai thác những tiềm năng hợp tác quốc phòng mới.

Với kim ngạch gần 20 tỷ USD thương mại song phương trong năm 2022-2023, hai nước đang nỗ lực vượt mốc 25 tỷ USD vào năm 2026.

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông,
Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar gặp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn ngày 12/7/2023 tại Jakarta, Indonesia. (Nguồn: X)

Vì lợi ích chung, giảm thiểu rủi ro từ cạnh tranh nước lớn

Trong bối cảnh Malaysia chuẩn bị đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2025, điều quan trọng là cả hai bên phải hiểu được các chính sách của nhau đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khi Ấn Độ ngày càng có vai trò lớn hơn trong việc định hình trật tự khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Cam kết của Ấn Độ nhằm duy trì khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bao trùm, hòa bình, dựa trên luật lệ và cởi mở, có sự tương đồng với Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).

Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPOI) cũng như Sáng kiến an ninh và tăng trưởng cho tất cả trong khu vực (SAGAR) của Ấn Độ củng cố hình ảnh của Ấn Độ với tư cách là một bên liên quan có trách nhiệm và là đối tác bảo đảm an ninh tổng thể của khu vực.

Cam kết vững chắc của Ấn Độ đối với các chuẩn mực và nguyên tắc của ASEAN cũng phù hợp với tầm nhìn và ưu tiên chung của ASEAN trong khu vực.

Các nước ASEAN nhận thức rõ ràng rằng, nhiều thách thức mà khu vực đối mặt cũng là những gì mà Ấn Độ cùng các đối tác đối thoại phải đương đầu. Cả Ấn Độ và ASEAN đều có lợi khi tiến hành những biện pháp có ý nghĩa và hiệu quả để bảo đảm ASEAN vẫn là lực lượng trung tâm trong việc hòa giải các tranh chấp ở Biển Đông.

Điều này là cần thiết để giữ cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn là một khu vực điển hình dựa trên luật lệ, hòa bình, bao trùm, rộng mở và thịnh vượng, tránh xa những tác động tiêu cực từ cạnh tranh nước lớn, chẳng hạn như cạnh tranh Mỹ-Trung.

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng 'tham vọng'?

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng 'tham vọng'?

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, Nga là quốc gia mà Ấn Độ luôn có mối quan hệ tích cực và ...

Tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số của ASEAN phụ thuộc vào việc nâng cao kỹ năng

Tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số của ASEAN phụ thuộc vào việc nâng cao kỹ năng

Theo ông Rich Lesser, Chủ tịch toàn cầu của Công ty tư vấn Boston Consulting Group của Hoa Kỳ, các quốc gia Đông Nam Á ...

Mỹ tái khẳng định ủng hộ Philippines ở Biển Đông

Mỹ tái khẳng định ủng hộ Philippines ở Biển Đông

Ngày 24/3 giờ Hà Nội, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố nước này sát cánh cùng đồng minh Philippines và lên án các hành động ...

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi 'vi phạm và khiêu ...

Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ lo ngại Nga phát triển vũ khí chống vệ tinh với đồng cấp Trung Quốc, Ấn Độ

Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ lo ngại Nga phát triển vũ khí chống vệ tinh với đồng cấp Trung Quốc, Ấn Độ

Trong các cuộc gặp với đồng cấp Trung Quốc và Ấn Độ bên lề Hội nghị An ninh Munich tại Đức, Ngoại trưởng Mỹ Antony ...

(theo Hindustan Times)

Đọc thêm

Hướng dẫn cách chỉnh nhiệt độ hoàn hảo của điều hoà ô tô

Hướng dẫn cách chỉnh nhiệt độ hoàn hảo của điều hoà ô tô

Một chuyên gia trong lĩnh vực ô tô hé lộ cách chỉnh nhiệt độ điều hoà ô tô hoàn hảo để người dùng có thể thấy dễ chịu và không ...
Triệu hồi gần 7.500 xe Volvo plug-in Hybrid do nguy cơ cháy nổ

Triệu hồi gần 7.500 xe Volvo plug-in Hybrid do nguy cơ cháy nổ

Volvo vừa công bố một đợt triệu hồi xe lớn liên quan đến gần 7.500 chiếc Plug-in Hybrid (PHEV) được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến ...
Tập tễnh rời sân, Lamine Yamal khiến người hâm mộ Barcelona lo lắng

Tập tễnh rời sân, Lamine Yamal khiến người hâm mộ Barcelona lo lắng

Rời sân vì chấn thương trong trận Barcelona thắng Atletico Madrid tại lượt về bán kết Cup Nhà vua Tây Ban Nha, Lamine Yamal khiến CĐV lo lắng.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Dàn mỹ nhân khoe sắc trên thảm đỏ show thời trang NTK Lê Thanh Hoà

Dàn mỹ nhân khoe sắc trên thảm đỏ show thời trang NTK Lê Thanh Hoà

Tối 2/4, Nhã Phương, Ngọc Trinh, Minh Hằng... xúng xính khoe dáng trên thảm đỏ show 'Golden Heritage' của NTK Lê Thanh Hoà.
3 nên ăn và cần tránh trong bữa sáng của người tiểu đường

3 nên ăn và cần tránh trong bữa sáng của người tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường nên tránh thực phẩm nhiều đường, chất béo, ngũ cốc tinh chế, trong khi tiêu thụ món giàu chất xơ, protein chất lượng cao.
Anh kêu gọi tăng cường bảo vệ nhân viên cứu trợ tại các điểm nóng

Anh kêu gọi tăng cường bảo vệ nhân viên cứu trợ tại các điểm nóng

Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ nhân viên cứu trợ trong các khu vực xung đột.
Tổng thư ký NATO tự tin: Liên minh sẽ trường tồn với sự tham gia của Mỹ

Tổng thư ký NATO tự tin: Liên minh sẽ trường tồn với sự tham gia của Mỹ

Tổng thư ký NATO khẳng định, liên minh này sẽ tiếp tục vững mạnh và Mỹ vẫn là một thành viên không thể thiếu, đóng vai trò xương sống.
Brazil bổ nhiệm 'Đại sứ khí hậu' cho COP30

Brazil bổ nhiệm 'Đại sứ khí hậu' cho COP30

Brazil ngày 1/4 công bố việc bổ nhiệm ông Dan Ioschpe, một lãnh đạo trong ngành công nghiệp ô tô, làm "Đại sứ khí hậu" cho COP30.
Mỹ-Iran căng như dây đàn, đối đầu quân sự là khó tránh nếu đàm phán hạt nhân đổ vỡ?

Mỹ-Iran căng như dây đàn, đối đầu quân sự là khó tránh nếu đàm phán hạt nhân đổ vỡ?

Đối đầu quân sự với Iran sẽ 'gần như không thể tránh khỏi' nếu các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran thất bại.
Mỹ trừng phạt các đối tượng Nga, đại diện đặc biệt của Tổng thống Putin đến gặp các quan chức ở Washington

Mỹ trừng phạt các đối tượng Nga, đại diện đặc biệt của Tổng thống Putin đến gặp các quan chức ở Washington

Mỹ tung trừng phạt mới đối với những cá nhân và tổ chức có trụ sở tại Nga đang hỗ trợ mua vũ khí và hàng hóa cho lực lượng Houthis ở Yemen.
Thủ tướng Đan Mạch thăm Greenland, cam kết ủng hộ hòn đảo tự trị trước sức ép gia tăng của Mỹ

Thủ tướng Đan Mạch thăm Greenland, cam kết ủng hộ hòn đảo tự trị trước sức ép gia tăng của Mỹ

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen có chuyến thăm 3 ngày đến Greenland, cam kết ủng hộ hòn đảo này trước sức ép kiểm soát của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone - nhà lãnh đạo xuất sắc, chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng và nhân dân Lào, một người bạn lớn, thân thiết của Việt Nam.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Phiên bản di động