Tổng thống Pháp Macron và Ngoại trưởng Mỹ Blinken. (Nguồn: France24) |
Hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron trong chuyến thăm Pháp đầu tiên sau gần hai năm, ông Blinken mong muốn cam kết mạnh mẽ hơn của Paris trong việc tìm giải pháp cho các vấn đề nóng, bao gồm hỗ trợ Ukraine, ngăn chặn xung đột ở Gaza leo thang và ổn định tình hình ở Haiti.
Mỹ và Pháp là những nước ủng hộ hàng đầu của Ukraine. Mặc dù nhiều nước EU hoan nghênh lập trường cứng rắn của ông Macron đối với Nga, nhưng cũng nhiều người cho rằng ông nói nhiều hơn hành động. Theo tổ chức theo dõi hỗ trợ Ukraine của Viện Kiel, từ khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine, Pháp đã tụt hậu so với các đồng minh về viện trợ Ukraine.
Vấn đề Dải Gaza, Pháp ủng hộ ngừng bắn vĩnh viễn giữa Israel và Hamas. Hôm 1/4, Paris đề xuất dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an nhằm tìm kiếm các phương án để Liên hợp quốc giám sát ngừng bắn ở Gaza và đề xuất giúp chính quyền Palestine đảm nhận trách nhiệm an ninh. Trong khi đó, phía Mỹ đã không sử dụng quyền phủ quyết khi Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ngay trong tháng Ramadan.
Sau Paris, Ngoại trưởng Blinken tới Brussels và Leuven để thảo luận về một loạt chủ đề hợp tác xuyên Đại Tây Dương, từ Chiến lược công nghiệp quốc phòng EU mới công bố đến quy định về trí tuệ nhân tạo và các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu. Trong cuộc gặp các ngoại trưởng NATO, ông Blinken thảo luận với đồng minh về cách hỗ trợ quân sự lâu dài cho Ukraine, bao gồm đề xuất về quỹ năm năm trị giá 100 tỷ Euro trong bối cảnh một số lãnh đạo châu Âu lo ngại kịch bản ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng có thể làm suy yếu hỗ trợ của Washington dành cho Kiev.
Tại Brussels, Ngoại trưởng Blinken tham gia cuộc họp ba bên với EU và Armenia nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế cho Armenia. Phản ứng trước thông tin về cuộc họp này, Thư ký báo chí Bộ Ngoại giao Azerbaijan Aykhan Hajizade cho biết, lập trường ủng hộ Armenia công khai của Mỹ và EU có thể “tạo ảo tưởng nguy hiểm rằng EU và Mỹ sẽ hỗ trợ Armenia trong các hành động nhằm chống lại Azerbaijan”. Việc tổ chức cuộc họp như vậy là đi ngược lại “tiến trình xây dựng lòng tin và sự hội nhập vốn đang rất cần thiết trong khu vực”, “thay vì thúc đẩy Armenia hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình”.
Ngoài ra, tại Leuven, Ngoại trưởng Blinken dự cuộc họp của Hội đồng Thương mại và công nghệ Mỹ-EU lần thứ sáu, nhấn mạnh cam kết chung về đổi mới và hợp tác kinh tế. Ông sẽ thăm IMEC, trung tâm nghiên cứu chất bán dẫn của Bỉ...
Trong bối cảnh một số đồng minh EU và NATO đang có các tính toán có vẻ lệch pha về các hồ sơ nóng của Mỹ, đặc biệt trong việc hỗ trợ Ukraine và xung đột ở Dải Gaza đang có dấu hiệu lan rộng, thì chuyến đi là cơ hội để ông Blinken xốc lại lực ly tâm đang ngày càng rõ nét với các đồng minh.
| Lần thứ 6 trong vòng nửa năm, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công du Trung Đông Ngày 20/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đặt chân tới Saudi Arabia, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du lần thứ 6 ... |
| Điểm tin thế giới sáng 4/4: Hơn 100.000 công dân Nga nhập ngũ, Bồ Đào Nha có Thủ tướng mới, khủng bố tại Nam Phi Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 4/4. |
| Ngoại trưởng Pháp: Châu Âu không tăng bảo hộ thương mại và vẫn rộng cửa đầu tư Trong cuộc gặp với người đồng cấp Vương Nghị tại Bắc Kinh ngày 1/4, Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne khẳng định việc tái cân bằng ... |
| Ấn Độ cảnh báo đáp trả mạnh mẽ nếu bị nước ngoài can thiệp chính trị, sẽ tiếp tục đàm phán với Trung Quốc Ngày 2/4, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar yêu cầu các nước hạn chế đưa ra những tuyên bố chính trị về vấn đề nội ... |
| Paraguay đóng cửa một loạt sứ quán ở nhiều nước Ngày 3/4, Ngoại trưởng Paraguay Rubén Ramírez Lezcano cho biết, Asunción quyết định đóng cửa các đại sứ quán tại 5 quốc gia không có ... |