📞

‘Ngôi sao đang lên’ của thị trường chất bán dẫn

An Sinh 08:00 | 19/11/2023
Hiện đã có một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất chip như FPT Semiconductor hay Viettel. Dự báo, đến năm 2024, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam vượt giá trị 6,17 tỷ USD. Đây sẽ là con đường để Việt Nam tham gia sâu hơn vào ngành chip bán dẫn toàn cầu.
Dự báo, đến năm 2024, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam vượt giá trị 6,17 tỷ USD. Đây sẽ là con đường để Việt Nam tham gia sâu hơn vào ngành chip bán dẫn toàn cầu. (Nguồn: Reuters)

FPT sẽ đạt 1 tỷ USD từ thị trường toàn cầu trong năm 2023. Còn rất nhiều cơ hội mở ra khi doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam này đặt mục tiêu 5 tỷ USD trong 5 năm nữa.

Trong ba chiến lược nổi bật của Tập đoàn hiện nay, ngoài cung cấp giải pháp trong hệ sinh thái công nghệ AI, lĩnh vực phần mềm kỹ thuật ô tô, không thể không nhắc đến lĩnh vực chip bán dẫn.

Dù mới gia nhập thị trường chip bán dẫn một năm, FPT Semiconductor đã liên tục nhận được đơn đặt hàng của các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, lãnh thổ Đài Loan và Mỹ. Trong năm nay, công ty này sẽ ra mắt thêm bảy dòng chip mới. Đến năm 2024, sẽ tiếp tục thiết kế, sản xuất dòng chip IoT Platform cho ứng dụng thiết bị thông minh, đeo tay, Internet vạn vật (IoT) cho nông, lâm, thủy hải sản.

Về cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn, ông Nguyễn Vinh Quang - Giám đốc FPT Semiconductor đánh giá, Việt Nam sẽ có những lợi thế khi tham gia vào thị trường chip bán dẫn. Nếu chỉ thiết kế ra những dòng chip chạy theo thị trường thì ở thời điểm hiện tại sẽ rất khó, nhưng nếu đi vào đúng nhu cầu khách hàng, làm ra những gì họ cần thì Việt Nam sẽ có lợi thế nhất định.

(theo Sputnik)