TIN LIÊN QUAN | |
Viên chức ngoại giao có bị truy tố, xét xử trước pháp luật nước sở tại? | |
Trụ sở Cơ quan đại diện có được cho phép người tị nạn chính trị trú ngụ? |
Ngôi thứ giữa cán bộ ngoại giao trong Cơ quan đại diện được sắp xếp như thế nào? |
Thứ tự trên dưới, trước sau giữa các cán bộ ngoại giao trong Cơ quan đại diện do Trưởng Cơ quan đại diện quyết định, thông báo cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận bằng văn bản. Ngôi thứ ngoại giao trong Cơ quan đại diện và được thể hiện cụ thể trong cuốn Danh sách Đoàn Ngoại giao của nước tiếp nhận xuất bản.
Theo ngoại giao truyền thống thì trong các Cơ quan đại diện thường có các chức vụ xếp theo thứ tự sau đây: Đại sứ, Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán, Bí thư thứ nhất, Bí thư thứ hai, Bí thư thứ ba, Tùy viên. Trong ngành ngoại giao, tùy viên là viên chức ngoại giao cấp thấp nhất. Bên cạnh đó, trong Cơ quan đại diện ngoại giao còn có thể có Tùy viên Quân sự hoặc Tùy viên Hải, Lục, Không quân, Tùy viên văn hóa, thương mại… Những Tùy viên chuyên ngành này khác với chức vụ Tùy viên của ngành ngoại giao. Họ vừa là thành viên của Cơ quan đại diện ngoại giao, vừa là đại diện của một ngành của nước cử đối với cơ quan tương ứng của nước tiếp nhận.
Trong một Cơ quan đại diện ngoại giao, những cán bộ ngoại giao có cùng một chức vụ như nhau thì ngôi thứ được sắp xếp theo thời gian đến nhận nhiệm vụ tại nước tiếp nhận. Đối với các tùy viên chuyên ngành, thông thường, Tùy viên Quân sự xếp ngang hàng với chức vụ Tham tán và thường được xếp trên các loại Tham tán và Tùy viên chuyên ngành khác. Trong khối Tùy viên Quân sự, ngôi thứ tùy theo tập quán hoặc thâm niên. Theo tập quán của Anh thì Tùy viên Hải quân xếp trên Tùy viên Lục quân và Không quân. Các Tùy viên chuyên ngành khác nếu không được cử giữ một chức vụ ngoại giao như nói ở trên thì được xếp ngang với các chức vụ Bí thư và giữa các Bí thư với các Tùy viên chuyên ngành này được xếp thứ tự dựa theo lương.
Theo tập quán chung về bảo vệ uy tín cho người sẽ làm Đại biện lâm thời thay thế khi Đại sứ vắng mặt, người đó thường được xếp thứ hai ngay sau Đại sứ. Cũng có nước như Pháp thì lại quy định nếu Tham tán không có hàm Công sứ và Tùy viên Quân sự là cấp tướng thì Tùy viên Quân sự sẽ xếp thứ hai. Theo quy định nhiều năm của Liên Xô trước đây, Đại diện thương mại xếp trên Tham tán Công sứ, vì đại diện thương mại là người đại diện của Nhà nước Xô viết trong lĩnh vực ngoại thương, do Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô bổ nhiệm còn Tham tán Công sứ là do Bộ trưởng Ngoại giao bổ nhiệm.
Phu nhân Đại sứ là người đứng đầu trong các Phu nhân khác trong Cơ quan đại diện. theo tập quán, trong chiêu đãi chính thức của Cơ quan đại diện, vị trí dành cho Phu nhân Đại sứ là trên tất cả các cán bộ nhân viên của Cơ quan đại diện. Tuy nhiên, tập quán này không áp dụng đối với ngôi thứ của Phu quân Đại sứ, người này thường được xếp sau Viên chức ngoại giao là người thứ hai của sứ quán (trừ trường hợp chiêu đãi do vợ chồng Đại sứ đứng ra mời).
Chồng của một nữ Bí thư Đại sứ quán có vị trí ngang với vợ trong các cuộc chiêu đãi, trừ trường hợp bản thân người này có quyền ở một vị trí cao hơn. Nếu vợ là Đại biện thì vị trí của chồng là ngay sau viên chức ngoại giao có thể thay thế bà làm Đại biện.
| Nguyên tắc sắp xếp ngôi thứ giữa những người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao TGVN. Ngôi thứ giữa những người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao được sắp xếp theo từng cấp và trong mỗi cấp thì ... |
| Khi dự lễ tiết chính thức ở nước sở tại, Đoàn Ngoại giao được sắp xếp vị trí như thế nào? TGVN. Theo tập quán quốc tế, vấn đề ngôi thứ giữa các vị đại diện ngoại giao với chính quyền nước sở tại được sắp ... |
| Tranh chấp ngôi thứ ngoại giao được giải quyết trên nguyên tắc nào? TGVN. Trải qua nhiều thế kỷ tranh chấp, vấn đề ngôi thứ ngoại giao giữa các đại diện ngoại giao đã được giải quyết dứt ... |