Ngôn ngữ thời hiện đại!?

"Hiểu chết liền"! Đó là câu khẳng định của không ít người khi nói tới ngôn ngữ giao tiếp đang rất phổ biến hiện nay ở các văn phòng. Nửa ta nửa "Tây", suồng sã, thậm chí là lên mạng, vào blog chuyện phiếm với nhau mà văn phong, ngôn ngữ "nạc", "mỡ" lẫn lộn... Thế nhưng bất chấp tất cả, kiểu ngôn ngữ này đang tồn tại như một "mốt" thời thượng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Có thể nói không quá rằng, ngày nay bước chân vào rất nhiều công sở, nhất là các văn phòng liên doanh, những doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với đối tác nước ngoài... như lạc vào một "thế giới" khác.

Ngôn ngữ giao tiếp với nhau muôn hình, vạn trạng mà khách dù không muốn nghe cũng cứ đập vào tai và đôi khi chỉ biết lắc đầu vì... "hiểu chết liền"! Đã đành thời buổi làm ăn với "Tây" nên những ngôn ngữ quốc tế thông dụng như: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp... là một đòi hỏi tất yếu, những việc lạm dụng ngoại ngữ trong giao tiếp khiến nảy sinh nhiều tình huống cười ra nước mắt.

Trong một cuộc họp giao ban đầu tháng ở một công ty phân phối độc quyền mĩ phẩm X. Bà trưởng phòng kinh doanh nhắc nhở: "Chúng ta cần thêm feedback (phản hồi) của người tiêu dùng để order (đặt mua) sản phẩm. Nếu cần ta phải làm survey (khảo sát) để có hiệu quả... ".

Hoặc ngay cả văn phòng một Sở nọ khi nói về tiến độ việc giải phóng mặt bằng đang có nhiều khó khăn, một nữ cán bộ cho rằng :"Với project (dự án) này, em nghĩ cần phải có cuộc face to face talk (đối thoại trực tiếp) với người dân để... ", hay "Trong buổi họp khách hàng tới, phải mời đại diện các ban, ngành tới dự vì họ là những chuyên gia rất pro (chuyên nghiệp)"...

Tóm lại những kiểu nói tiếng Việt rồi xen vào mấy từ tiếng Anh lâu nay đã trở thành thói quen với nhiều người, đặc biệt phổ biến với những người được coi là trí thức chốn công sở vì họ coi đó là sự hiện đại, một xu thế mới.

Không đơn thuần trong giao tiếp ở phạm vi văn phòng, dường như "vấn nạn" này còn loang ra ngoài xã hội, cả việc đặt tên cửa hàng, cửa hiệu, biệt danh, bí danh cũng lạm dụng ngoại ngữ quá mức.

Nhiều cái tên còn không thuộc một thứ ngoại ngữ nào, không biết dịch nghĩa ra làm sao mà cái chính là cho dù trúc trắc như vậy, vẫn được một vài cơ quan chức năng của Nhà nước "cho qua" vì tên cửa hàng, cửa hiệu phải khác người mới "sành điệu" và thu hút khách hàng.

Một cửa hàng chuyên bán quần áo ở phố Đ, Ba Đình trương biển hiệu thật lớn với cái tên khá ấn tượng: "4U" (dành cho bạn). Tương tự như vậy, một cửa hàng chuyên bán và làm các dịch vụ đồ lưu niệm trong một khu đô thị mới ở Gia Lâm cũng có cái tên chỉ với từ "Style" (kiểu cách) hay "4 teen" (cho tuổi 13 đến 19)...

Không chỉ trong giao tiếp nói, ngay cả trong giao tiếp văn bản thời nay, việc "sính" dùng từ ngoại cũng làm vẩn đục văn phong tiếng Việt. Rất dễ gặp những cụm chữ Ms (bà) N, Mr (ông), Dear Sir (Ms)... trong các thư điện tử tiếng Việt hoặc những thông tin tuyển dụng đăng tải trên các phương tiện truyền thông cũng có kiểu "nửa nạc nửa mỡ", ví dụ: "cần tuyển nữ nhân viên sales (kinh doanh), maketing (Tiếp thị)... hay "tuyển PR manager (Trưởng phòng quan hệ công chúng), CEO (Giám đốc điều hành) yêu cầu..."

Lướt qua các trang web trên mạng, đặc biệt ở các trang web cộng đồng (những trang web có nhiều người tham gia đóng góp nội dung) hiện tượng trên diễn ra còn tệ hại hơn. Đi sâu vào thế giới internet, các blogger của ta càng ngày càng muốn thể hiện hết mình cái tôi "sáng tạo" của họ tới mức "siêu quậy" và phá vỡ mọi chuẩn mực về quy định ngôn từ cần tuân thủ.

Cách viết tuỳ tiện như vậy, có thể chỉ là một thú chơi riêng, cách thể hiện của từng nhóm, nhưng chết ở chỗ rất nhiều người cho rằng, thú chơi này là bình thường, vô hại.

Có phải vì thế ngôn ngữ tiếng Việt trên blog rồi cả trong tin nhắn của các mạng di động hiện nay thực sự là một... mê hồn trận, kiểu như: "ng4y m4i 4nh c0 l4m vjec j ko?" (ngày mai anh có làm việc gì không), hay đầu giờ sáng mở hòm thư điện tử, cán bộ nhân viên kinh doanh của một công ty máy tính ở Hà Nội tá hỏa với e-mail của sếp: "Tua^n` nai` 4nh -dj co0^g ta'c, m0oi. nguo#` th4y nh4u +)i h0o.p vs hoa`n thAnh` no^t nhu+g~ co^g viE^c. -da~ dC, pha^n co^g". (Tuần này anh đi công tác, mọi người thay nhau đi họp và hoàn thành nốt công việc đã được phân công).

Sử dụng kiểu ngôn ngữ hỗn tạp nói trên diễn đàn diễn ra ở một bộ phận lớn giới trẻ hiện nay. Khi được hỏi vì sao không sử dụng thuần tuý tiếng Việt trong giao tiếp? Người hỏi thường nhận được câu trả lời một cách ngụy biện: sử dụng tiếng Việt nhiều khi không diễn đạt được hết ý, quá dài dòng mất thời gian hoặc muốn nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc và khai thác triệt để phương tiện hiện có trong tầm tay v.v...

Ngôn ngữ "nửa nạc, nửa mỡ" ở chốn văn phòng người ngoài nghe khó hiểu nhưng nhân viên công sở một số nơi lại thích vậy... "Chị nghĩ là với problem (vấn đề) này, chúng ta nên discuss (thảo luận) lại. Các bạn mà không sure (chắc chắn) là các bạn sẽ không thể handle (xử lý) được!" - P.H, Trưởng phòng marketing của một công ty chuyên tổ chức sự kiện, thản nhiên bàn việc với các nhân viên trong phòng trước ánh mắt ngạc nhiên của 2 vị khách mời tới liên hệ công việc.

Nói nhanh như gió, ngôn ngữ pha trộn..., đó là một trong những phong cách dễ nhận thấy trong chốn công sở ngày nay. Dường như nó đã trở thành thước đo của sự chuyên nghiệp.

Không ít bạn trẻ còn cho rằng: "Đi làm bây giờ tiếng Anh phải lưu loát. Mình vừa nói tiếng Việt vừa đệm tiếng Anh có thể bổ sung thêm vốn từ và tập nói luôn". Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ mới đến làm việc hay thực tập ở các công sở cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi phong cách dùng ngôn ngữ WTO của các đồng nghiệp.

Lệ Khánh, nhân viên một công ty TNHH kinh doanh về thiết bị văn phòng nói: " Lúc mới vào dù cũng biết tiếng Anh nhưng nghe mọi người nói chuyện kiểu đang tiếng mình lại đếm tiếng "Tây" làm cho choáng hết biết. Nhưng từ từ rồi cũng quen, vả lại em thấy cũng hay hay rồi "nhiễm" luôn lúc nào chả biết !"

Tuy nhiên, dùng tràn lan, nói bừa phứa thành thói quen đó nhiều khi cũng làm cho dân văn phòng "vấp" như chơi. Mỹ Linh - từng làm thư ký văn phòng liên doanh, vốn quen với cách nói đệm tiếng Anh, đến lúc đi phỏng vấn ở tổng công ty KD & Xây dựng nhà ở H. Cô nàng cứ giữ nguyên phong cách ấy mà nói chuyện. Hậu quả là Mỹ Linh bị rớt ngay từ vòng "gửi xe" dù kiến thức chuyên môn cũng khá ổn.

Vô tư "mang" chợ búa vào văn phòng.

"Ê! "chân dài", hôm qua "dzai" của mày đón đi chơi mà dám nói là đi công chuyện gấp hả mày, mày định "cắm sừng" tụi này à. Phạt mày chầu H20 theo iu cầu" - H.T, nhân viên phòng kinh doanh của một công ty nọ ném nguyên tràng ngôn ngữ mà người "ngoài cuộc" nghe rất khó hiểu vào cô bạn đồng nghiệp vừa bước vào văn phòng.

Câu này có thể tạm dịch là: "Ê! hôm qua bạn trai chở đi chơi sao lại nói đi công chuyện gấp... phạt mày 1 chầu nước uống theo yêu cầu" hay "Ê, mày chết đi cái con V khùng kia, còn có mỗi một bài mà mày ăn nằm từ hôm mốt tới giờ không xong hả?" hoặc "Anh già đừng chọc, em phát điên bi giờ. Mới sáng đã bị xếp dập tơi bời hoa lá rồi, đang xì-trét đơi!".

Rồi ngay tại công sở, giữa các đồng nghiệp, một nữ nhân viên "vô tư" tâm sự với bạn gái qua điện thoại: "Chị băm vài nhát lại 2 con, nhưng người vẫn ngon, còn ối giai theo. Mày càng ngày càng giống lệnh bà, nói khôn hơn chấy rận, tác phong khô khốc, ế là phải...".

Những kiểu đối thoại mang màu sắc "chợ búa", lạ tai như trên còn khá phổ biến các văn phòng công sở và thường được dùng trong một nhóm đồng nghiệp thân thiết. Nói đến ngôn ngữ giao tiếp thì có nhiều vấn đề để làm lắm. Văn nói là lời ăn tiếng nói hằng ngày, là khẩu ngữ (parlando). Tuy nhiên, tình trạng lẫn lộn giữa văn nói và văn viết trong thư từ, viết lách của ta hiện nay khá phổ biến.

Một đoạn viết như thế này có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu: "Làm gì ra có. Của độc thì sức mấy mà kiếm được. Thôi đành phải "okie" phương án "sơ cua" vậy. Biết thế nào "sếp" cũng không có ưng, nhưng biết làm sao được. Đâm lao thì phải theo lao chứ còn sao nữa...".

Rất nhiều hội thảo, hội nghị và cũng rất nhiều bài báo... đã rung những hồi chuông báo động về nguy cơ ngày càng trầm trọng trong cách sử dụng tiếng Việt hiện nay, nhưng xem ra đó là vấn đề của những nhà ngôn ngữ học hoặc chỉ cần thiết đối với các nhà văn, nhà thơ...

Còn đi vào cuộc sống hiện nay, nhất là ở thế giới tuổi mới lớn, ngôn ngữ đang là cái cớ để họ thỏa sức "sáng tạo", thể hiện "tầm vóc". Và vì thế không chỉ khi ở trên blog mà ngay ở ngoài đời, tiếng Việt từ chuẩn mực đang phổ biến kiểu nói, kiểu viết ở mức chỉ cần hiểu là được. Đúng là ngôn ngữ thời hiện đại!

Theo Phong Cách Đàn Ông

Đọc thêm

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động