Người Nga, kiều bào và an ninh Á - Âu (Kỳ cuối)

Giờ đây, khi mà "Thế giới Nga" đang dần hiện hữu thì Điện Kremlin lại phải đương đầu với những khó khăn mới tới từ những người hàng xóm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky cuo i Nga nới lỏng quy định nhập quốc tịch cho người nước ngoài
nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky cuo i Cấm vận EU – Nga: Ai thiệt hơn?

Chính sách tìm kiếm đồng bào và khái niệm về "Thế giới Nga" đã được hình thành như là công cụ cho phép Moscow tôn vinh biên giới Hậu Soviet, đồng thời giải quyết các mối quan tâm của những người không nhận thức được mình là người Nga hợp pháp. Thế giới Nga đã giúp Nga có cách tiếp cận mới trong các vấn đề khu vực. Khái niệm về "Thế giới Nga" cho phép Moscow giữ ranh giới của mình trong tình trạng mơ hồ, vô hình chung tạo ra một cục diện khó đoán đối với an ninh khu vực Á - Âu. 

Thay đổi bước ngoặt tạo thách thức mới

Sự hiện diện và can dự mạnh mẽ của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Ukraine vào cuối năm 2013 đầu 2014 được Nga xem như là một “cuộc đảo chính” mà đứng sau là phương Tây trên lãnh thổ của "Thế giới Nga". Lúc đó, Tổng thống Putin tuyên bố rằng: “Cùng với Ukraine, các đồng minh phương Tây của Nga đã vượt quá giới hạn… Sau tất cả, họ đã đều nhận thức được rằng có hàng triệu người dân Nga đang sống tại Ukraine và Crimea”. 

nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky cuo i
Gấu Misha - Biểu tượng của nước Nga. (Nguồn: You Tube)

Vào ngày 7/3/2014, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitri Peskov khi đưa ra ý kiến về sự kiện tại Crimea rằng "ông Putin chính là người bảo đảm an ninh cho 'Thế giới Nga'". Khẳng định này đã phản ánh những thay đổi căn bản trong giới lãnh đạo của Điện Kremlin liên quan đến vấn đề vị thế và nghĩa vụ quốc tế của Nga – sự thay đổi từ việc tuyên bố nhà nước độc lập thành một thực thể lớn hơn với ranh giới chưa rõ ràng. Điện Kremlin cũng đã bắt đầu ủng hộ tích cực những cộng đồng người Nga tự nhận là một thực thể chính trị của "Thế giới Nga" và luôn hướng tới Moscow để nhận sự chỉ dẫn.

Cùng với sự thay đổi này, lần đầu tiên kể từ sự sụp đổ của Liên Xô, bộ máy tuyên truyền của Điện Kremlin tuyên bố lợi ích của người Nga ngoài biên giới nước Nga sẽ được Moscow bảo vệ quyết liệt và hiệu quả. Vào tháng 11/2015, Tổng thống Putin tuyên bố tại Đại hội người Nga ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ năm rằng sự thống nhất của Crimea và Sevastopol với Nga đã trở thành yếu tố quan trọng trong việc củng cố cộng đồng người Nga sống tại nước ngoài và toàn bộ "Thế giới Nga".

nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky cuo i
Thực tế thì nước Nga đang ngày càng suy yếu. (Nguồn: Squire)

Nhưng những thành công lớn gần đây của bộ máy tuyên truyền về "Thế giới Nga" không thể khỏa lấp thực trạng suy yếu vị thế chiến lược của Moscow tại khu vực Á – Âu. Ngày nay, "Thế giới Nga" được chính phủ các quốc gia láng giềng đón nhận với sự nghi ngờ hoặc thù ghét vì nó được cho là một công cụ để nâng tầm ảnh hưởng chính trị của Nga và – trong trường hợp xấu nhất – được xem như một cuộc xâm lược của Nga như những gì đang diễn ra tại miền Đông Ukraine. Dự án về văn hóa của "Thế giới Nga", với trọng tâm là thúc đẩy sự phát triển của tiếng Nga, đã bị mất uy tín trong mắt của chính phủ và công chúng các nước láng giềng.

Tại những quốc gia láng giềng, cộng đồng người Nga cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới. Tại Latvia và Estonia, các thủ tục nhập tịch, hành chính hay giáo dục đã trở nên khó khăn hơn nhiều đối với cộng đồng người Nga, so với giai đoạn trước năm 2014. Người nói tiếng Nga đã trở thành mục tiêu của những chiến dịch tuyên truyền và luôn bị theo dõi sát sao bởi cơ quan tình báo của những quốc gia láng giềng.

Sự hiệu quả của "Thế giới Nga" đã bị giảm sút trong năm 2015 và đầu năm 2016, và hiện Moscow đang cố gắng để khôi phục chính sách đồng bào như giai đoạn trước năm 2014. Chính phủ Nga đã thông qua Chương trình Làm việc ôn hòa với đồng bào trong giai đoạn 2015 - 2017. Bộ Ngoại giao, Cơ quan Liên bang Nga về công tác của Cộng đồng các quốc gia độc lập, kiều bào ở nước ngoài và hợp tác nhân đạo quốc tế (Rossotrudnichestvo) và những tổ chức phi chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm đến thế giới Nga và ủng hộ đồng bào như một nỗ lực hợp pháp nhằm gia tăng “sức mạnh mềm”, ngoại giao công chúng, nhân quyền và văn hóa của Moscow. Chiến lược “Thế giới Nga” được quan tâm và tài trợ trực tiếp bởi Moscow đã trở nên phổ biến, đặc biệt tại Tây Âu và các quốc gia vùng Baltic.

nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky cuo i
Hình minh họa. (Nguồn: Dreams Time)

Tác động đến khu vực Á – Âu

Nói về tác động của chiến lược "Thế giới Nga" gây ra đối với cộng đồng người Nga sống tại nước ngoài, cộng đồng ở Ukraine sẽ phải chịu những thách thức lớn nhất. Hiện nay, Ukraine phản đối kịch liệt chính sách "Thế giới Nga". Đối với đa số người dân Ukraine và toàn bộ giới chính trị, khái niệm này đồng nghĩa với chiến tranh. Thêm vào đó, ảnh hưởng của Nga tại Ukraine đã suy giảm đáng kể, một phần vì ứng cử viên thân Nga từ miền Đông Ukraine sẽ khó có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc gia khi không có sự ủng hộ của người dân Crimea. Nhiều người Nga tại đây đã bắt đầu nhận thức rõ ràng hơn về quốc tịch Ukraine của mình.

Ngoài Ukraine, Belarus và Kazakhstan là những quốc gia trọng điểm nơi sẽ đóng vai trò quan trọng với an ninh, ổn định chính trị, thành công của quá trình quốc hữu hóa và xây dựng quốc gia độc lập tại đây. Hiệu quả của chính sách "Thế giới Nga" trong quan hệ với Belarus cũng đã giảm đáng kể và thậm chí còn đang phản tác dụng. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từ trước đến nay luôn là người có quan hệ thân thiết với Nga để giành sự ủng hộ chính trị. Tuy nhiên vào năm 2015, ông đã chuyển hướng và nhiều lần chỉ trích khắc nghiệt tuyên bố “Belarus là một phần của thế giới Nga”. Trong cuộc bầu cử tháng 9/2016, ông Lukashenko đã sàng lọc và ngăn chặn hiệu quả những người ủng hộ thế giới Nga tham gia cuộc tranh cử vào quốc hội. Ông cũng đã kháng cự việc không quân Nga đặt căn cứ tại Belarus và tăng cường hơn nữa ràng buộc kinh tế giữa hai nước.

Tại Kazakhstan, nơi mà cả số lượng và quy mô người Nga tại đây đã giảm đáng kể từ những năm 1990, giới cầm quyền cũng đang triển khai xây dựng và củng cố bản sắc dân tộc mới. Nhận xét của ông Putin về Kazakhstan là “một phần của Thế giới Nga rộng lớn" vào tháng 8/2014 đã không được giới cầm quyền Kazakhstan đón nhận. Việc chuyển đổi từ hệ thống bảng chữ cái Cyrillic sang Latin được công bố tháng 2/2016 là một phần trong những nỗ lực của quốc gia này nhằm thoát khỏi “thế giới Nga”.

nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky cuo i
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: Telegraph)

Nhìn từ góc độ an ninh châu Âu – Đại Tây Dương, "sự hoài nghi về Thế giới Nga" tại Estonia và Latvia mới là yếu tố tối quan trọng. Sau sự kiện sáp nhập Crimea, bất kỳ nhu cầu chính đáng nào để bảo vệ các quyền văn hóa hay ngôn ngữ của cộng đồng người nói tiếng Nga ở các nước Baltic đều được đáp ứng mà không hề có sự nghi ngờ. Nhiều người Nga tại Latvia và Estonia có xu hướng ủng hộ quan điểm của Moscow trong cuộc xung đột với Ukraine. Tuy nhiên, cơ quan an ninh, tình báo của Estonia và Latvia đã sớm có những biện pháp làm giảm sự hấp dẫn của thế giới Nga.

Bên cạnh đó, sự hiện diện quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được tăng cường tại khu vực này cũng làm giảm cơ hội cho bất kỳ loại can thiệp nào của Nga theo kiểu Crimea hoặc kiểu Donbas. Việc NATO triển khai đội quân luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu đến các nước vùng Baltics được coi là sự tăng cường phòng thủ tập thể đáng chú ý nhất thế giới kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Trong khi đó, đòn bẩy tiềm năng của Nga ở quốc gia Baltic còn lại - Lithuania, nơi dân số Nga khá ít và phân tán, luôn bị hạn chế nhiều so với ở Estonia hoặc Latvia.

Tính tới thời điểm này, nỗi lo sợ về "Thế giới Nga" đã không còn quan trọng đối với các nước còn lại thuộc Liên Xô cũ. Vị thế và lợi ích của nhân dân Nga và người nói tiếng Nga tại Trung Á và Nam Caucasus về cơ bản là không thay đổi từ năm 2014. Cộng đồng người Nga tại đây tương đối nhỏ, lão hóa, và tiếp tục giảm. Do đó, nước Nga cần công cụ chiến lược khác cho khu vực này.

Cuối cùng, đối với nước Nga hiện nay, có một sự nhất chí từ trên xuống dưới rằng Moscow có trách nhiệm với những người tự nhận mình là người Nga, người nói tiếng Nga và những người sống ở các quốc gia kế thừa của Liên Xô cũ. Và tương lai an ninh khu vực Á - Âu sẽ dựa vào cách mà người Nga thực thi trách nhiệm này.

nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky cuo i Thư của Tổng thống Putin gửi các thành viên dự Hội nghị Nga-ASEAN

Theo Đại sứ quán Nga tại Hà Nội, ngày 12/5, Tổng thống Liên bang Nga đã có thư gửi các thành viên dự Hội nghị ...

nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky cuo i Châu Á-Thái Bình Dương cần một cấu trúc an ninh bình đẳng

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần một hệ thống an ninh chung đáng tin cậy, dựa trên việc tuân thủ luật pháp quốc tế ...

nguo i nga kie u ba o va an ninh a au ky cuo i Liên bang Nga: Tiến công để bảo vệ chính mình

Can thiệp mạnh tay vào Ukraine và Syria, phải chăng Tổng thống Nga Putin đang coi thường hệ thống quốc tế và cấu trúc địa ...

Minh Tâm (lược dịch)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi hôm nay 5/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 5/11. Lịch âm hôm nay 5/11/2024? Âm lịch hôm nay 5/11. Lịch vạn niên 5/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Xem tử vi 5/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Ngày 5/11, nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống tốn giấy mực nhất mỗi 4 năm. Cho đến giờ phút ấy, không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì.
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố, Tehran sẽ đáp trả mọi hành động quân sự nhằm vào lãnh thổ và an ninh của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động