Bị bệnh bạch hầu có được cách ly tại nhà hay không?
Theo Điều 11 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định về Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế
Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế bao gồm: 1. Bệnh bạch hầu. 2. Bệnh ho gà. 3. Bệnh sởi. 4. Bệnh rubella. ... |
Theo Điều 49 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về tổ chức cách ly y tế như sau:
Tổ chức cách ly y tế 1. Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly. 2. Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác. ... |
Đồng thời tại Mục 7 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:
7. PHÒNG BỆNH - Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh. ... |
Như vậy, bệnh bạch hầu thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế và người bệnh bắt buộc cách ly tại bệnh viện.
Người bị bệnh bạch hầu trốn cách ly có bị phạt tiền không?
Theo Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế như sau:
Vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tổ chức cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; ... 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 và các điểm a, b khoản 2 Điều này. |
Như vậy, nếu người bị bệnh bạch hầu trốn cách ly y tế mà chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính mới mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.
Bao nhiêu tuổi được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu?
Theo quy định của chương III "Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu" ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT quy định các biện pháp phòng chông như sau, tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất, đặc biệt là thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
(1) Đối với trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng
- Tiêm các mũi cơ bản:
Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu nguyên liều, thường kết hợp trong các vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1.
+ Mũi thứ 1 tiêm lúc 2 tháng tuổi.
+ Mũi thứ 2 lúc 3 tháng tuổi.
+ Mũi thứ 3 lúc 4 tháng tuổi.
Tốt nhất nên hoàn thành mũi thứ 3 trước 6 tháng tuổi. Đảm bảo tỷ lệ tiêm vắc xin trên 95% ở tất cả các xã/phường trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng.
- Tiêm nhắc lại:
+ Mũi 4: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu nguyên liều, tiêm lúc 18 đến 24 tháng tuổi.
+ Mũi 5: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 4 đến 7 tuổi.
+ Mũi 6: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 9 đến 15 tuổi.
(2) Đối với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng
- Tiêm các mũi cơ bản:
Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều).
+ Mũi thứ 1 tiêm càng sớm càng tốt.
+ Mũi thứ 2 tiêm cách mũi thứ 1 tối thiểu 4 tuần.
+ Mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ 2 tối thiểu là 6 tháng.
- Tiêm nhắc lại:
Tiêm nhắc lại 2 mũi vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều). Các mũi tiêm nhắc lại cách nhau tối thiểu 1 năm.
Như vậy, trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu, được tiêm 3 mũi cơ bản, 3 mũi nhắc lại.
| Tăng lương tối thiểu vùng lên 6%: Những đối tượng được điều chỉnh tăng lương từ ngày 1/7/2024 Mới đây, Bộ Chính trị đã có kết luận về việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng lên 6% từ ngày 1/7/2024. |
| Mức lương tối thiểu vùng 1 với người lao động từ ngày 1/7/2024 Từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu tháng của vùng 1 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ là ... |
| Mức lương tối thiểu vùng 2 với người lao động từ ngày 1/7/2024 Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng của vùng 2 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ ... |
| Mức lương tối thiểu vùng 3 với người lao động từ ngày 1/7/2024 Từ ngày 1/7/2024, người lao động làm việc theo hợp đồng làm việc ở vùng 3 sẽ được hưởng mức lương tối thiểu tháng là ... |
| Mức đóng, mức hưởng BHXH tự nguyện mới nhất năm 2024 Dưới đây là bài viết cung cấp thông tin về mức đóng, mức hưởng BHXH tự nguyện mới nhất năm 2024. |