Nhỏ Bình thường Lớn

Người được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt vấn đề tên lửa Triều Tiên

Những vụ thử nghiệm và tuyên bố mới về tên lửa đạn đạo tầm xa của Bình Nhưỡng có thể kích thích sự trả đũa của Washington. Chính quyền ông Moon Jae-in sẽ làm gì?
TIN LIÊN QUAN
nguoi duoc ky vong se ha nhiet van de ten lua trieu tien Mỹ khẳng định triển khai THAAD để đối phó Triều Tiên
nguoi duoc ky vong se ha nhiet van de ten lua trieu tien Tổng thống Hàn Quốc cam kết chủ động giải quyết vấn đề Triều Tiên

Hãng thông tấn Yonhap trích dẫn một bài xã luận của nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, ngày 10/6 tuyên bố nước này sẽ bắn thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong một tương lai không xa.

Bài xã luận có đoạn nhấn mạnh: “Một loạt các vụ thử vũ khí chiến lược gần đây cho thấy chúng ta không còn ở quá xa việc bắn thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa... Thành công vĩ đại của việc bắn thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa mà chúng ta chắc chắn đạt được sẽ đánh dấu một thời khắc lịch sử mang tính bước ngoặt trong sự thất bại của chính sách thù địch của Mỹ đối với chúng ta. Về mặt lịch sử, Mỹ chưa bao giờ dám gây chiến với một nước sở hữu vũ khí hạt nhân hay tên lửa đạn đạo liên lục địa”.

"Ranh giới đỏ" có thể bị phá vỡ

Lời lẽ của bài xã luận cho thấy Bình Nhưỡng tiếp tục có những bước tiến trong công nghệ tên lửa kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố trong bài phát biểu ngày 1/1/2017 rằng Triều Tiên đang ở trong giai đoạn cuối cùng của việc phát triển công nghệ ICBM.

Trong thời gian gần đây, Triều Tiên đã phóng nhiều loại tên lửa, trong đó có cả loại đạn đạo tầm trung và đất đối không.

nguoi duoc ky vong se ha nhiet van de ten lua trieu tien
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Nguồn: Reuters)

Những vụ thử nghiệm của Bình Nhưỡng có thể kích thích sự trả đũa của Mỹ. Bài viết trên hãng tin này nhận định, càng ngày càng có vẻ như là Triều Tiên sẽ thử nghiệm ICBM để tấn công vào đất liền của Mỹ. Những cuộc thử nghiệm sẽ khiến căng thẳng vượt qua "ranh giới đỏ", tuy không chính thức nhưng vô cùng quan trọng về mặt tâm lý, bằng hình thức này hay kia, sẽ thách thức các biện pháp trả đũa của Mỹ.

Trước đó, phía Mỹ đã không ngại thể hiện khả năng và sức mạnh đối phó với các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Bởi vậy, chính phủ của tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cần phải có kế hoạch dự phòng để ngăn ngừa bất kỳ sự gia tăng căng thẳng nào và để ngăn chặn xung đột.

Sức ép từ công chúng Mỹ

Bài viết nhắc lại sự kiện đáng lưu ý trước đây là việc Mỹ đưa quân vào Iraq hồi tháng 3 năm 2003 dưới thời Tổng thống George W. Bush với tuyên bố là tách nhà độc tài Iraq Saddam Hussein khỏi các kho vũ khí hóa học. Tuy vậy, tác giả bài viết nhận định điều thực sự thúc đẩy Chính quyền Bush thực hiện động thái này là để giải tỏa sự giận dữ dồn nén của công chúng Mỹ sau cuộc tấn công khủng bố 9/11. Trong cuộc ra quân ấy, người ta không thấy  sự có mặt của vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD).

Có những điểm tương đồng nổi bật trong các trường hợp của Iraq và miền Bắc Triều Tiên trong quan điểm của chính quyền Bush về hai nước này so với Iran – vấn đề đáng quan tâm khác của Nhà Trắng lúc ấy. Họ cho rằng có sự tăng lên không ngừng về thái độ đồng thuận của công chúng đối với mức độ nguy hiểm của Triều Tiên. Chính Phó tướng James Syring, người đứng đầu Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ khi đó đã nói rằng: "Chúng ta phải đương đầu với thực tế là Triều Tiên hiện có thể đưa Mỹ vào mục tiêu của tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân".

Sự tức giận của người dân Mỹ sau vụ khủng bố hôm 11/9 đã làm cho Tổng thống Bush phải đáp trả bằng một cuộc chiến chống khủng bố, chiến dịch Iraq cũng là một phần từ đó mà ra. Còn nguyên nhân của cuộc đối đầu với Triều Tiên hiện nay thì tổng hợp của nhiều điều, kể cả từ tính cách khó lường của Tổng thống Trump, người đã thề sẽ không chịu đựng các vụ thử tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng, coi họ là mối đe dọa trực tiếp đối với đất nước ông, ngay từ trước khi nhậm chức. Không giống như các nhà lãnh đạo khác, nỗi lo sợ hiện nay với người Hàn Quốc nói riêng và quốc tế nói chung là việc ông Trump có thể sử dụng các biện pháp khắc nghiệt, kể cả sử dụng các vũ khí thảm sát hàng loạt hay những kế hoạch khác như ông từng dự tính...

Về phía Hàn Quốc, cho đến nay, nỗi lo sợ về thương vong đối với hàng triệu nạn nhân ở phía Nam bán đảo Triều Tiên nếu có sự trả đũa của Triều Tiên làm dấy lên quan ngại cần phải ngăn chặn, kiềm chế Bình Nhưỡng thực hiện cuộc tấn công. Và, Tổng thống Moon Jae-in được kỳ vọng cần phải tìm ra biện pháp phù hợp nhằm giải toả tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” này vì những kịch bản quen thuộc sẽ mất đi tính hấp dẫn và hiệu quả của nó.

nguoi duoc ky vong se ha nhiet van de ten lua trieu tien Nhật Bản muốn nêu vấn đề tên lửa của Triều Tiên tại hội nghị G7

Ngày 21/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, ông muốn nêu vấn đề Triều Tiên phóng tên lửa tại hội nghị thượng đỉnh ...

nguoi duoc ky vong se ha nhiet van de ten lua trieu tien Hội đồng Bảo an không ra tuyên bố về vấn đề tên lửa Iran

Rạng sáng 1/2 (giờ Việt Nam), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành họp khẩn về báo cáo cho rằng Iran ...

Hạ Nhi (theo Yonhap)

Tin cũ hơn

Mỹ-Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nguyên tắc tối thượng và 4 lằn ranh đỏ; lần đầu nhất trí một điều liên quan vũ khí hạt nhân Mỹ-Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nguyên tắc tối thượng và 4 lằn ranh đỏ; lần đầu nhất trí một điều liên quan vũ khí hạt nhân
10 phút điện đàm tích cực, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump và Thủ tướng Australia Albanese trao đổi gì? 10 phút điện đàm tích cực, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump và Thủ tướng Australia Albanese trao đổi gì?
Iran nói về cơ hội đàm phán hạt nhân với phương Tây, yêu cầu Mỹ bồi thường hơn 48 tỷ USD vì lý do này Iran nói về cơ hội đàm phán hạt nhân với phương Tây, yêu cầu Mỹ bồi thường hơn 48 tỷ USD vì lý do này
Tổng thống Biden không muốn cạnh tranh Mỹ-Trung dẫn đến xung đột, Bắc Kinh hướng tới sự chung sống hòa bình lâu dài Tổng thống Biden không muốn cạnh tranh Mỹ-Trung dẫn đến xung đột, Bắc Kinh hướng tới sự chung sống hòa bình lâu dài
Có gì trong cuộc hội đàm mới nhất giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra? Có gì trong cuộc hội đàm mới nhất giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra?
Xung đột Nga-Ukraine: Moscow kiểm soát hai làng chiến lược, đánh chặn 4 tên lửa HIMARS, Kiev-Tokyo ký hiệp ước trao đổi thông tin an ninh mật Xung đột Nga-Ukraine: Moscow kiểm soát hai làng chiến lược, đánh chặn 4 tên lửa HIMARS, Kiev-Tokyo ký hiệp ước trao đổi thông tin an ninh mật
Báo Mỹ nhận định về vai trò của con rể ông Trump trong chính quyền mới Báo Mỹ nhận định về vai trò của con rể ông Trump trong chính quyền mới
Mỹ - Hàn - Nhật tuyên bố tiếp tục ủng hộ Ukraine tự vệ Mỹ - Hàn - Nhật tuyên bố tiếp tục ủng hộ Ukraine tự vệ
G7 ra tuyên bố chung về Nga, Ukraine, Tổng thống Zelensky khẳng định dốc sức kết thúc xung đột trong năm 2025 G7 ra tuyên bố chung về Nga, Ukraine, Tổng thống Zelensky khẳng định dốc sức kết thúc xung đột trong năm 2025
Nhật Bản - Ukraine khởi động đối thoại an ninh cấp cao, nói việc Triều Tiên tham chiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh Đông Á Nhật Bản - Ukraine khởi động đối thoại an ninh cấp cao, nói việc Triều Tiên tham chiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh Đông Á
Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc giúp ngăn chặn hợp tác quân sự Nga - Triều Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc giúp ngăn chặn hợp tác quân sự Nga - Triều
Hải quân Philippines đổi chiến thuật, tăng cường sức mạnh trên biển Hải quân Philippines đổi chiến thuật, tăng cường sức mạnh trên biển