Người Kurd trong toan tính của các quốc gia

Minh Khôi
TGVN. Là nhóm sắc tộc lớn thứ tư ở Trung Đông với khoảng 25-40 triệu người sống chủ yếu tại bốn nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq và Syria, song người Kurd thường nói rằng họ chỉ có những dãy núi làm bạn. Trong giấc mơ lập quốc luôn đau đáu, người Kurd bị kẹt giữa toan tính lợi ích của các quốc gia và nhiều lần bị đồng minh quay lưng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguoi kurd trong toan tinh cua cac quoc gia Tư lệnh người Kurd cảm ơn Nga giúp tránh khỏi 'tai họa'
nguoi kurd trong toan tinh cua cac quoc gia Điện Kremlin: 'Mỹ đã phản bội người Kurd ở Syria'
nguoi kurd trong toan tinh cua cac quoc gia
Người Kurd vẫn theo đuổi nỗ lực lập quốc song không nhận được sự ủng hộ của chính quyền Trung ương cũng như các nước trong khu vực. (Nguồn: AFP)

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Kurd hình thành nên một cộng đồng đặc biệt được gắn kết thông qua sắc tộc, văn hóa và ngôn ngữ dù không có ngôn ngữ chuẩn. Sau khi Thế chiến I kết thúc với sự sụp đổ của đế quốc Ottoman, các đồng minh phương Tây đã đưa ra những hứa hẹn về việc thành lập một nhà nước của người Kurd trong Hiệp ước Sèvres 1920.

Tuy nhiên, ba năm sau, mọi hy vọng đã tan thành mây khói khi Hiệp ước Lausanne ra đời, phân định biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay và không đưa ra điều khoản thành lập một quốc gia của riêng người Kurd, khiến họ phải sống với số phận thiểu số ở các nước lân cận.

Từ đó, người Kurd vẫn theo đuổi nỗ lực lập quốc, song họ không nhận được sự ủng hộ của chính quyền Trung ương cũng như các nước trong khu vực. Đến nay, chỉ có Chính phủ Iraq thừa nhận khu tự trị Kurdistan khoảng 5 triệu dân, đặt thủ phủ ở Erbil, có chính quyền và quân đội riêng. Người Kurd ở miền Bắc Syria mới thực hiện chế độ bán tự trị, còn người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ và Iran thì lập ra các khu định cư.

Hương vị cay đắng nhất

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, ít nhất 160.000 người Kurd ở Syria phải rời bỏ nhà cửa kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch quân sự hôm 9/10.

Trở lại câu mà người Kurd thường nói, họ “không có bạn bè, mà chỉ có núi non”, ý rằng những ngọn núi là nơi trú ẩn an toàn, giúp họ sống sót như một nhóm dân tộc riêng biệt, đồng thời ám chỉ đến lịch sử lâu dài người Kurd bị Mỹ và các nước phương Tây như Anh, Pháp “phản bội”. Trong đó, đồng minh mạnh nhất của họ - nước Mỹ - 100 năm qua kể từ Hiệp ước Lausanne 1923, đã có tới 8 lần bội ước.

The Intercept nhận định, khi thì liên minh với người Kurd, khi lại cho phép tước bớt sức mạnh của họ là chính sách Mỹ đã áp dụng nhiều lần kể từ Thế chiến I đến nay. Với quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria mà Tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm 7/10, Washington một lần khiến người Kurd cảm thấy “bị đâm sau lưng”. Bởi động thái này được coi là bật đèn xanh để quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào khu vực do người Kurd kiểm soát.

nguoi kurd trong toan tinh cua cac quoc gia
Người Kurd thường nói rằng họ chỉ có những dãy núi làm bạn. (Nguồn: AFP)

Thực tế, chỉ hai ngày sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút gần 1.000 lính Mỹ còn lại ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng triển khai chiến dịch Mùa Xuân Hòa bình với hai mục đích. Một là tiêu diệt Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) - xương sống của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) - mà Ankara coi là nhóm khủng bố. Hai là tạo ra vùng đệm an toàn dọc theo chiều dài biên giới gần 500 km với Syria và ăn sâu 30 km vào lãnh thổ Syria để đưa khoảng hai triệu người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ về khu vực này.

Kề vai sát cánh Mỹ trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng kéo dài gần 5 năm, hơn 11.000 thành viên của SDF, phần lớn là người Kurd, đã phải đánh đổi mạng sống của mình. Bởi vậy, thật dễ hiểu cho tâm trạng tức giận và hoang mang của người Kurd khi họ bị Washington bỏ rơi lần này. Họ biểu tình, chặn đường, ném đá, khoai tây và cà chua vào đoàn xe quân sự Mỹ đang trên đường rút quân.

“Chúng tôi đang phơi ngực trước những mũi dao của Thổ Nhĩ Kỳ”, Tổng tư lệnh SDF Mazloum Abdi chua chát nói về quyết định trên của Washington. Ngay cả đối với một dân thường như ông Hussein Rammo, “sự phản bội này là hương vị cay đắng nhất” trong 63 năm cuộc đời.

Sự quay lưng được báo trước

Foreign Policy cho rằng sự phản bội của Washington với người Kurd hoàn toàn có thể dự đoán theo cách hai bên đến với nhau từ những ngày đầu. Trong phần lớn những lần bội ước của mình, các chính quyền Mỹ đều khởi đầu bằng sự hợp tác với người Kurd và kết thúc bằng việc để mặc dân tộc này khi họ bị tấn công.

Chẳng hạn, những năm 1970, đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ của hai chính trị gia người Kurd là Idris Barzani và Mahmoud Othman, chính quyền Tổng thống Richard Nixon đã “bày tỏ sự cảm thông của nước Mỹ đối với hoàn cảnh của người Kurd”, đồng thời bảo đảm về “sự sẵn sàng xem xét đề nghị được hỗ trợ của họ”.

Nhưng chỉ ba năm sau, khi Tổng thống Iraq Saddam Hussein ký thỏa thuận hòa bình với Shah (Vua) Iran tại Algeria nhằm giải quyết các vấn đề biên giới, Washington đã cắt đứt viện trợ cho lực lượng dân quân người Kurd Iraq (Peshmerga) trong cuộc chiến với Baghdad.

Tương tự như vậy, dẫu biết rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ là lá chắn duy nhất ngăn Ankara đưa quân tấn công người Kurd và SDF, song trong toán tính lợi ích của mình, Washington quyết định bỏ mặc đồng minh nhằm thực hiện chiến lược dài hạn: rút Mỹ khỏi những cuộc chiến vô nghĩa và không hồi kết ở chảo lửa Trung Đông.

Tuy nhiên, theo Tướng Joseph Votel, cựu Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ và Tư lệnh liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu, quyết định này có thể “hủy hoại nghiêm trọng uy tín và độ tin cậy của Mỹ trong những cuộc chiến tương lai”.

Brett McGurk, cựu Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ trong liên quân chống IS, có cùng nhận định rằng “giá trị của cái bắt tay với Mỹ đang suy giảm”. Bên cạnh đó, sự rút lui đột ngột của quân Mỹ có thể khiến thành quả chống IS đổ xuống sông xuống bể, đặc biệt là trong bối cảnh IS đang tái tập hợp lực lượng.

nguoi kurd trong toan tinh cua cac quoc gia
chính quyền Mỹ đều khởi đầu bằng sự hợp tác với người Kurd và kết thúc bằng việc để mặc họ bị tấn công. (Nguồn: AFP)

"Món quà" không chờ đợi

CNN bình luận, quyết định của Mỹ rút quân khỏi khu vực Đông Bắc Syria là “món quà” cho chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin. Bởi khi đó, Mỹ để lại khoảng trống cho Nga trong cuộc cạnh tranh định hình tương lai của Syria, đồng thời dọn đường cho Moscow chiếm ưu thế ở Trung Đông.

Đáng chú ý, sau cuộc hội đàm tại Sochi hôm 22/10, Tổng thống Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã nhất trí triển khai quân cảnh Nga và binh sĩ Syria tới Đông Bắc Syria; thiết lập các cuộc tuần tra chung Nga - Thổ dọc biên giới... Điều này vừa giúp củng cố hợp tác Nga - Thổ vừa cắt giảm đáng kể ảnh hưởng của Mỹ ở Syria.

Mặt khác, Chính phủ Syria cũng được hưởng lợi từ quyết định của Washington. Để đối phó với các cuộc tấn công từ Ankara, người Kurd phải lựa chọn phương án bắt tay với chính quyền Syria - những người từng cưu mang họ như một dân tộc thiểu số thuộc Syria khi bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công, nhưng cũng là kẻ thù trong nhiều năm do người Kurd nổi dậy chiếm các vùng đất tại Syria.

Theo một thỏa thuận đạt được ngày 13/10, lần đầu tiên sau 8 năm nội chiến, quân đội Chính phủ Syria đã tiến vào lãnh thổ do SDF kiểm soát ở gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Qua đó, Damascus có cơ hội giành lại quyền kiểm soát những khu vực giàu dầu mỏ và khí đốt gồm Qamishli, Hassakeh và Deir Az Zour.

The Guardian cho rằng thỏa thuận trên là lựa chọn bắt buộc của người Kurd trước làn đạn từ Thổ Nhĩ Kỳ, bởi nó nhiều khả năng sẽ đặt dấu chấm hết đầy cay đắng cho chế độ bán tự trị của họ ở khu vực này. Chính Tổng tư lệnh SDF Mazloum Abdi thừa nhận làm việc với Damascus và Moscow đòi hỏi “những thỏa hiệp đau đớn”!

Một số dấu mốc lịch sử

• Tại Iran:

- Từ tháng 1-11/1946, một nhà nước riêng của người Kurd đã tồn tại ở thành phố Mahabad, phía Tây Bắc.

• Tại Iraq:

- Thập niên 1980, phong trào giành độc lập của người Kurd bùng nổ.

- Năm 1991, khu tự trị Kurdistan ở miền Bắc được thành lập.

- Năm 2005, Chính phủ Iraq thừa nhận trong Hiến pháp khu tự trị Kurdistan đặt thủ phủ ở Erbil, có Chính quyền (KRG), có quân đội riêng (Peshmerga).

• Tại Thổ Nhĩ Kỳ:

- Năm 1978, Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ra đời.

- Tháng 8/1984, PKK khởi động cuộc chiến đòi ly khai.

- Tháng 6/2004, lần đầu tiên, truyền hình nhà nước phát sóng các chương trình tiếng Kurd.

- Tháng 8/2012, Ankara cảnh báo đáp trả bằng vũ lực các cuộc tấn công xuyên biên giới từ Syria do PKK phát động.

- Tháng 12/2012, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình với PKK.

• Tại Syria:

- Năm 2011, Đảng Liên minh dân chủ (PYD) thành lập cánh vũ trang Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG).

- Năm 2015, YPG liên kết với các nhóm Arab, tạo ra Lực lượng dân chủ người Kurd (SDF).

- Năm 2016, PYD tuyên bố thành lập khu vực liên bang ở miền bắc Syria lấy tên là Liên bang Dân chủ Bắc Syria (Rojava) với Qamishli là thủ phủ.

- Năm 2017, người Kurd bầu hội đồng địa phương.

nguoi kurd trong toan tinh cua cac quoc gia

Người Kurd rút lui hoàn toàn, Thổ Nhĩ Kỳ có khởi động chiến dịch khác?

TGVN. Sáng 23/10, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, Mỹ đã thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ rằng, lực lượng người Kurd đã hoàn tất ...

nguoi kurd trong toan tinh cua cac quoc gia

Thổ Nhĩ Kỳ hối thúc Mỹ ép các lực lượng người Kurd ở Syria rút quân

TGVN. Ngày 19/10, Người phát ngôn Tổng thống thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ankara đã hối thúc Mỹ sử dụng “ảnh hưởng” đối với các ...

nguoi kurd trong toan tinh cua cac quoc gia

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc người Kurd vi phạm thỏa thuận ngừng bắn

TGVN. Ngày 19/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc các lực lượng người Kurd vi phạm thỏa thuận tạm ngừng chiến dịch tấn công của ...

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Indonesia đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban hợp tác song phương

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Indonesia đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban hợp tác song phương

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam-Indonesia mở rộng và đa dạng hóa đầu tư...
Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng có tên trong danh sách thi đấu chính thức của Yokohama FC trong trận đấu với Fagiano Okayama ở vòng 2 Cup quốc gia Nhật Bản.
Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) có những đánh giá về U23 Việt Nam sau trận thua U23 Uzbekistan ở lượt cuối vòng bảng VCK U23 châu Á 2024.
Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Dương theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 25/4/2024.
Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Sáng 24/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia.
Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (25/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động