Người phụ nữ mê "Khoa cử"

Là tác giả của rất nhiều tác phẩm biên khảo sâu sắc về chuyện thi cử đèn sách của Việt Nam xưa kia, nhưng Nguyễn Thị Chân Quỳnh lại là một nhà nghiên cứu nghiệp dư, say sưa với “Khoa cử” chỉ bởi cái duyên và lòng đam mê tự nhiên mà mải miết…
Theo dõi Baoquocte.vn trên


Duyên may với nghiệp biên khảo

Thích viết lách, làm thơ, viết truyện từ nhỏ, nhưng bà Quỳnh không bao giờ ngờ rằng một ngày kia mình lại “say mê đi vào con đường “khô khan” là nghiên cứu biên khảo”. Sinh năm 1931 trong một gia đình buôn bán tơ tằm ở Hà Nội, nối tiếp truyền thống gia đình, bà theo học và tốt nghiệp cao học Kỹ nghệ Dệt ở Lyon (Pháp). Từng làm việc tại các xí nghiệp vùng phụ cận Paris, nhưng sau này vì bị dị ứng hoá chất, bà phải chuyển sang Anh văn. Bà giảng dạy, làm công tác văn phòng (phòng cứu xét văn bằng và hướng dẫn sinh viên ngoại quốc), đồng thời lấy bằng Tiến sỹ tại Đại học Paris Sorbonne (Paris IV). Có thời gian bà Quỳnh công tác tại ban Việt ngữ đài BBC, phụ trách bản tin và mục “Lá thư phụ nữ”, đó cũng là thời bà cùng với thi sỹ người Anh Keith Bosley dịch một số thơ Việt sang tiếng Anh và sau đó cho in thành một số tuyển tập, sau này bà còn xuất bản cả truyện dịch. Tưởng như nghiệp viết lách của bà Quỳnh cứ chỉ là những thơ và truyện dịch như thế…

Nhưng đến năm 1985 nghiệp biên khảo dường như bỗng “ùa tới” với Chân Quỳnh. Khi đang làm luận án tiến sỹ, bà vô tình tìm thấy loạt ảnh chụp lễ Xướng danh trường Hà Nam khóa Đinh Dậu 1897. Thấy tận mắt hình ảnh này, bà Quỳnh bỗng cảm thấy vô cùng xúc động và rồi quyết tâm đi “săn” ảnh. Bà dành ra cả năm trời ở khắp các thư viện và kho ảnh ở Paris, chỉ với một ý muốn ban đầu là “thu thập lại cho mọi người cùng thưởng thức” và “bảo tồn những tấm ảnh lịch sử quý hiếm”.

Săn ảnh, rồi phải chú thích ảnh, bà Quỳnh cứ tìm tòi mải miết, càng làm càng ham. Để rồi từ ý định chỉ một cuốn sách phổ thông song ngữ 100 trang ảnh với chú thích ban đầu, năm 1989 bà bắt đầu viết hàng loạt bài báo cộng tác với các tạp chí Việt ngữ, rồi bổ sung và tập hợp thành cuốn Lối xưa xe ngựa… (nhà in An Tiêm tại Paris xuất bản lần thứ I năm 1995). Ngay cả khi xuất bản cuốn sách biên khảo ra tấm ra món như thế rồi, bà Quỳnh cũng chưa hề nghĩ vài năm sau, cứ say mê thu thập tìm tòi mải miết, bà lại có thêm Lối xưa xe ngựa… tập II (2002). Rồi tiếp theo là Khoa cử Việt Nam tập thượng (thi hương) được xuất bản năm 2003 và tập hạ (thi hội, thi đình) đang được chờ đợi ra mắt vào cuối năm nay. Những tập sách này đều đã được các nhà xuất bản trong nước tái bản, đặc biệt là tập Khoa cử Việt Nam, theo yêu cầu của bà Quỳnh, sẽ được in khổ lớn, để những bức ảnh cổ và quý hiếm mà bà sưu tầm được hiện diện rõ nét hơn.

Sự lựa chọn với “khoa cử VN”

Nói là duyên may, nhưng niềm đam mê, sự kiên trì mải miết mới là sự lựa chọn để bà Quỳnh có được những đóng góp quý báu cho nền biên khảo nước nhà. Muốn giới thiệu Khoa cử cùng với văn hóa Việt Nam cho Việt kiều, nhất là những thế hệ sau, và những người ngoại quốc muốn tìm hiểu chút gì đó trong văn hóa Việt Nam, ban đầu bà Quỳnh làm sách gồm cả tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp. Nhưng rồi vì khó khăn in ấn xuất bản, bà rút lại chỉ còn song ngữ Việt-Pháp. Thế nhưng, ngay cả cuốn sách song ngữ phổ thông đơn giản ban đầu ấy cũng là vấn đề với những nhà xuất bản Việt ở Paris thời đó vì thiếu kinh phí, vì xuất bản những tiểu thuyết, ngay cả sách sử dưới dạng tiểu thuyết, cũng sẽ hút khách hơn là những cuốn biên sử “khô khan” như của bà.

Bao năm tháng khó khăn trong việc xuất bản, nhưng bà Quỳnh chưa bao giờ thoái chí. Trong khi chờ đợi, bà cứ mải miết tìm kiếm và nghiên cứu thêm bao tư liệu, viết thư liên hệ với bao nhà nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Muốn đưa những lời giải đáp nghiên cứu của mình vào để người đi sau không phải mất công, nhưng khuôn khổ sách in có hạn, tác quyền ảnh và tiền in quá tốn kém, bà Quỳnh mới bắt đầu xoay sang gửi bài đăng báo. Năm 1999, viết xong Lối xưa xe ngựa… tập II chưa kịp in, năm 2000 về Việt Nam mua được nhiều sách cũ, bà lại quay về sửa lại, hơn một năm sau mới xong. Ngay cả trong nội tại việc nghiên cứu, bà thường tốn rất nhiều thời gian để tìm câu giải đáp cho những thắc mắc, suy luận của mình. Đi tìm những mảng ghép, những đầu mối thông tin, bà Quỳnh cứ luôn vận động suy nghĩ để tìm lời giải đáp cho quá khứ.

Nói về quá khứ, về chuyện “khoa cử” của bản thân mình, bà Quỳnh hồi tưởng, thời còn là thiếu nữ sống với gia đình ở Hà Nội, bà xin bằng được vào trường Pháp học chỉ với một mục đích mà “giờ đây nghĩ lại thấy thật nông cạn” là để đọc được tiểu thuyết Pháp. Rồi đến khi em trai được bố mẹ gửi sang Pháp học vì e sợ bị quân Pháp động viên, quá ham thích được đi học, cô Quỳnh đôi mươi ngày ấy đã bạo gan tự mạo danh bố mẹ, gửi thư sang khắp các trường bên Pháp để xin học. Cuối năm 1952 bà Quỳnh sang Pháp học tập, nhưng chỉ 2 năm sau, vì hoàn cảnh chiến tranh, bà Quỳnh đã phải vừa học vừa làm, kiếm tiền nuôi em và thậm chí sau này gửi tiền về trợ giúp gia đình. Luận văn Tiến sỹ của bà đã phải mất 13 năm mới hoàn thành chỉ vì trong thời gian ấy bà vừa phải làm luận án, vừa đi dạy học kiếm tiền, vừa chăm mẹ già ốm, trợ giúp em trai…

Trả lời cho câu hỏi vì sao cứ nghiên cứu mãi Khoa cử, bà Quỳnh từng viết: “Khoa cử có liên quan mật thiết đến vận mệnh nước nhà, trong non 1.000 năm tự trị, ta đều dùng khoa cử để kén người ra cầm quyền chính… Khoa cử quan trọng đối với nước ta như thế, song ngày nay phần đông chúng ta chỉ hiểu Khoa cử một cách lờ mờ, muốn tìm một quyển sách viết tương đối cặn kẽ về Khoa cử lại không có”. Tiếp xúc với những bạn bè nước ngoài, bà luôn tự hào rằng Việt Nam đã sớm có phụ nữ đỗ đạt, chứng tỏ nền văn minh từ bao đời, bằng chứng chính là những thành quả mà bà nghiên cứu say mê bao năm tháng. Với bà, Khoa cử dường như là một niềm kiêu hãnh rất đỗi tự nhiên…

Bảo Lan

Xem nhiều

Đọc thêm

'Kỷ luật tích cực' để giảm hành vi lệch chuẩn của học sinh

'Kỷ luật tích cực' để giảm hành vi lệch chuẩn của học sinh

Quản lý hành vi lệch chuẩn của học sinh trong môi trường học đường đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt giữa sự thấu cảm, hiểu biết và kỷ luật ...
Bài tarot hôm nay 12/10: Vì đâu mà chuyện tình cảm của hai bạn tan vỡ?

Bài tarot hôm nay 12/10: Vì đâu mà chuyện tình cảm của hai bạn tan vỡ?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá được thông điệp: Vì sao mối quan hệ của hai bạn tan vỡ? Hãy rút một lá bài để giải ...
Hướng dẫn thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn năm 2025

Hướng dẫn thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn năm 2025

Tổng Liên đoàn Lao động có văn bản hướng dẫn thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn năm 2025.
Cập nhật bảng giá xe Yamaha Grande mới nhất tháng 10/2024

Cập nhật bảng giá xe Yamaha Grande mới nhất tháng 10/2024

Bảng giá xe Yamaha Grande mới nhất tháng 10/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Hoa Kỳ, kiến tạo tương lai thịnh vượng và bền vững

Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Hoa Kỳ, kiến tạo tương lai thịnh vượng và bền vững

Tiếp tục chương trình làm việc tại Lào, sáng ngày 11/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 12.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba

Ngày 11/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến lần đầu tiên với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Một năm sau ngày bùng phát cuộc chiến Hamas-Israel ở Dải Gaza, Trung Đông đứng trước tình thế nguy hiểm. Israel và Iran thay đổi phương thức tấn công...
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Nga nhiều lần cảnh báo 'lằn ranh đỏ'. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là 'đe dọa bằng lời nói'!
Thách thức người cầm lái NATO

Thách thức người cầm lái NATO

Được đánh giá là chính trị gia lão luyện, nhưng cương vị Tổng thư ký khối quân sự NATO không phải là điều dễ dàng với ông Mark Rutte.
Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Ông Ishiba Shigeru đã chiến thắng trong cuộc đua được coi là khó dự đoán nhất nhiều năm qua, với những điều mới mẻ, thậm chí lạ lẫm...
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Tổng thống Joe Biden đang có những nỗ lực phút chót để hỗ trợ Ukraine trước khi rời Nhà Trắng.
Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số khoảnh khắc nổi bật nhất về Trung Đông trong một năm qua, từ cuộc tấn công 7/10 của Hamas vào Israel.
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đánh giá về kết cục của cuộc xung đột tại Ukraine và tác động tới Georgia.
Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Nếu Seoul muốn trở thành một thế lực lớn hơn trong khu vực, họ phải mở rộng trọng tâm ra ngoài thương mại và đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh Biển Đông.
Phiên bản di động