TIN LIÊN QUAN | |
Sôi động hội chợ đón Tết Việt giữa Paris | |
Sinh viên quốc tế tại Việt Nam giao lưu nhân dịp Tết cổ truyền |
Trong những ngày Tết, các con đường cũng trở nên sôi động hơn với những âm thanh của các bản nhạc truyền thống, những ngọn đèn treo đỏ rực rỡ một góc trời và hương vị quyến rũ tỏa ra từ các gian hàng đêm tại nhiều khu dân cư Singapore.
Lễ ông Công ông Táo
Ngay từ những ngày tháng Chạp, không khí chuẩn bị Tết ở Singapore trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Cũng như ở Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày mà người Singapore làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Người Singapore quết mật ong, đường và rượu ngọt lên những bộ hình nhân ông Táo, để ông chỉ báo cáo những điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng.
Lễ hội ông Công ông Táo tại Singapore. (Nguồn: singaporesensetravel) |
Sau ngày 23 tháng Chạp, mọi gia đình bắt đầu dọn dẹp nhà cửa với quan niệm sạch sẽ sẽ đem đến may mắn trong năm mới. Người dân Singapore thường tặng nhau những trái quýt căng mọng là biểu tượng của sự may mắn. Khác với người Việt Nam quan niệm số lẻ là dư giả, đầy đủ, người Singapore lại cho rằng đây là biểu tượng của sự không may mắn, những điều không tốt lành nên họ trao tặng vật có cặp có đôi cho nhau.
Người dân Singapore cũng có những bữa cơm đoàn viên vào đêm giao thừa. Những ngày Tết, người trong nhà luôn dành cho những khoảng thời gian sum vầy, đoàn tụ để bù đắp lại những ngày tháng trong năm cũ.
Những lễ hội đón năm mới
Những ngày Tết ở Singapore có Lễ hội mùa Xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao (Lễ hội lì xì) và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.
Lễ hội đầu tiên trong năm mới là lễ hội nhộn nhịp nhất vào lễ Tết ở Singapore, diễn ra ở Chinatown – khu phố của người Hoa. Lễ hội này diễn ra trước Tết Nguyên đán khoảng 15 – 20 ngày. Một trong 12 con giáp tượng trưng cho từng năm cụ thể sẽ xuất hiện trên khắp đường phố và được trang trí theo chủ đề đó.
Khắp các con phố sẽ được chiếu sáng lung linh bởi những chiếc đèn lồng màu đỏ rực rỡ như sao đêm. Màu đỏ may mắn được bao phủ toàn bộ các cửa hàng bán đồ trang trí lễ Tết. Cây cối cũng được giăng đèn lồng đỏ với dòng chữ “Happy New Year” và các câu đối đỏ tô điểm cho ngày lễ.
Trang trí ngoài đường ở khu Chinatown. (Nguồn:singaporesensetravel) |
Một trong những hoạt động thu hút nhất là múa lân cùng những phần biểu diễn nghệ thuật tại quảng trường Kreta Aver. Sự kiện này đã mang đến cho lễ hội một không khí náo nhiệt, sôi động trong sự hân hoan, vui mừng của mọi người.
Một trong những lễ hội đặc sắc của người dân Singapore đón năm mới đó là Lễ diễu hành Chingay. Lễ hội này xuất phát từ Trung Quốc năm 1973 và được tổ chức trong hai tuần sau Tết Nguyên đán. Chingay trong tiếng Phúc Kiến có nghĩa là “lễ hội nghệ thuật trang phục và hóa trang”. Được diễn ra theo kiểu lễ hội Carnival hoành tráng với những dải đèn sáng rực rỡ diễu hành trên khắp các đường phố cùng những nghệ sĩ biểu diễn nuốt lửa, ảo thuật gia và các vũ công điêu luyện. Những khoảnh đất rộng lớn ở tòa nhà Formula One Pit dọc theo khu vực cảng Marina là nơi được lựa chọn để tổ chức lễ hội này.
Lễ hội Singapore River Hongbao được tổ chức tại Sân khấu nổi Vịnh Marina và Nhà hát trên Vịnh Esplande vào tháng Hai. Lễ hội Singapore River Hongbao trở thành sự kiện văn hóa thường niên trong Lễ hội mùa Xuân ở Singapore bắt đầu từ năm 1987. Sự kiện này thường được tổ chức tại Công viên Esplande lộng lẫy với một chuỗi những hoạt động giải trí dành cho trẻ em, người lớn và cả người già, tạo nên một sân chơi lí tưởng cho cả gia đình.
Dịp này, các du khách nước ngoài sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa Trung Hoa thông qua các gian trưng bày và hoạt động biểu diễn, bao gồm khu trưng bày những bức tượng khổng lồ của các nhân vật thần thoại Trung Hoa như Thần Tài và 12 Con Giáp cũng như chương trình biểu diễn hàng đêm của các nghệ sĩ đến từ Tây Tạng và tiết mục biểu diễn pháo hoa đặc sắc trên Vịnh Marina.
Bên cạnh đó, sẽ có những buổi trình diễn các món ăn truyền thống, cuộc thi viết thư pháp và những trò chơi vui nhộn mang đến những khoảnh khắc ấn tượng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Phần được chào đón và yêu thích nhất trong lễ hội này chính là tiết mục bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán.
Đặc sắc các món ăn truyền thống
Món ăn quen thuộc của người dân Singapore vào dịp Tết là “juan he”, “peng cai” hay "yu sheng". “Juan he” là bánh mứt của xứ sư tử biển, tượng trưng cho hòa bình, hòa hợp và thống nhất. “Peng cai” là món lẩu gồm nhiều món cao lương mỹ vị như hải sâm, bào ngư, sò điệp, nhân sâm… tượng trưng cho sự sung túc và giàu có.
Trong quan niệm của người Singapore, mỗi nguyên liệu dùng cho món khai xuân rất quan trọng và mang những ý nghĩa khác nhau.
Món Yusheng truyền thống trong ngày Tết của Singapore. (Nguồn:singaporesensetravel) |
Bữa điểm tâm Yumcha được biết đến là món ăn tinh hoa như sủi cảo, bánh báo, bánh ngọt, các loại thịt viên, cháo… Những món ăn nhẹ này mang đến sự may mắn, an lành vì chúng có nhiều màu sắc.
Một trong những món ăn không thể thiếu của người dân Singapore là món gỏi “yusheng”. Đây là món ăn đặc trưng của Singapore, là biểu tượng cho sự trường tồn với 7 nguyên liệu chính gồm cá hồi, các loại rau như đu đủ bào, khoai môn bào…, các loại nước sốt và gia vị kèm theo. Trong mọi bữa tiệc đầu năm đều có món này. Người Singapore cho rằng khi xới tung các nguyên liệu “yusheng” lên càng cao và không để rớt ra ngoài thì càng may mắn, hạnh phúc.
Hà Nội tăng cường 29 tuyến xe buýt/ngày dịp Tết Nguyên đán Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết sẽ tăng cường thêm 29 xe buýt/ngày tại 22 tuyến buýt để sẵn sàng tăng cường ... |
Không phát hành tiền mới từ 5.000 đồng trở xuống dịp Tết Đinh Dậu 2017 Dịp Tết Nguyên đán 2017, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục không đưa ra thị trường tiền mới mệnh giá 5.000 đồng trở xuống. |
Bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ... |