Người dân Thủ đô tham quan, mua sắm tại Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024. (Ảnh: Thanh Hiền) |
Hội chợ thu hút trên 50 đơn vị, doanh nghiêp, hợp tác xã của Hà Nội và 15 tỉnh như Hưng Yên, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Quảng Ninh, Nghệ An, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa, Đắk Nông, Bình Thuận, Lâm Đồng… tham gia, với quy mô 70 gian hàng.
Hội chợ là cơ hội để các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản mùa vụ, đặc sản vùng miền, sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP… kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ của thành phố, góp phần thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tin liên quan |
Kinh tế Hà Nội 'vươn mình', tiếp tục hành trình phát triển tuần hoàn, bền vững |
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đây là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024).
Hội chợ còn nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, đồng thời thực hiện hiệu quả hoạt động đảm bảo cung- cầu hàng hóa, liên kết, kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh, thành, góp phần giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, trái cây, nông sản đến thời điểm thu hoạch, có sản lượng lớn, cần tiêu thụ trong thời gian ngắn tại thị trường Hà Nội.
Song song với đó, hội chợ giúp người tiêu dùng Thủ đô được tiếp cận, nhận biết thương hiệu các sản phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ để ưu tiên lựa chọn, tiêu dùng.
Bên cạnh đó, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị các tỉnh, thành phố tham gia giao thương, kết nối sản phẩm với Hà Nội và Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước như Cần Thơ, Lâm Đồng, Trà Vinh...
Đồng thời, thông tin, giới thiệu sản phẩm mùa vụ, OCOP của trên 20 tỉnh, thành phố có đề nghị Hà Nội hỗ trợ tiêu thụ; triển khai các hội chợ, tuần hàng trái cây, nông sản tại Hà Nội; hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội tham gia quảng bá sản phẩm tại hội chợ, triển lãm các tỉnh, thành: Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Kon Tum...; kết nối nguồn hàng tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai... kịp thời đưa về Hà Nội đảm bảo nguồn cung ứng phó tình hình ngập úng sau cơn bão số 3…
Điều này góp phần khẳng định nguồn hàng hóa từ các tỉnh, thành phố về Hà Nội luôn đa dạng, dồi dào, sẵn sàng đưa về thị trường Thủ đô, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thành phố với dân số khoảng 11 triệu người.
Các đơn vị đã nhận định, người tiêu dùng Thủ đô ưa chuộng sản phẩm đặc sản, rõ nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, chất lượng tốt, sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại ngoài thị trường.
Vì vậy, Hội chợ cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội tiếp tục ‘nóng’, lý do huyện Thanh Oai trả tiền cọc đấu giá đất, người mua tỉnh táo tránh rủi ro Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng, các đợt sốt đất chủ yếu là chiêu trò kiếm lời của giới đầu cơ, 7 trường ... |
Nghịch lý tại Thụy Sỹ: Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao mua thực phẩm, nông dân vẫn 'lao đao' Tin xấu cho nông dân Thụy Sỹ lại trở thành tin tốt cho người tiêu dùng, những người đang phải trả giá thực phẩm cao ... |
Thành phố Hà Nội đã có 2.756 sản phẩm OCOP Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên sẽ diễn ra từ ngày 21-25/8, tại ... |
Quảng bá các sản phẩm thế mạnh, đặc trưng của Hà Nội với thế giới Loạt chương trình xúc tiến thương mại được tổ chức thời gian qua đang góp phần giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các ... |
Nông nghiệp Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tập trung đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, trang bị cho nông dân những ... |