Back to E-magazine
e magazine
08:58 | 10/11/2020
NGƯỜI TRONG CUỘC. ASEAN-Thách thức muôn thuở và thông điệp về thống nhất, đoàn kết (Phần cuối)

08:58 | 10/11/2020

TGVN. Trong khi thách thức lớn nhất của ASEAN nằm ở chỗ ASEAN có đủ tầm nhìn, ý chí và sự kiên nhẫn để duy trì sự thống nhất và đoàn kết nội bộ hay không thì cũng thật đáng lạc quan khi theo dõi các cuộc họp cấp cao ASEAN gần đây, lãnh đạo các nước ASEAN có sự nhất trí rất cao trong việc gửi đi thông điệp về việc duy trì và tăng cường thống nhất, đoàn kết nội khối.

asean thach thuc muon thuo va thong diep ve thong nhat doan ket

Trong khi thách thức lớn nhất của ASEAN nằm ở chỗ ASEAN có đủ tầm nhìn, ý chí và sự kiên nhẫn để duy trì sự thống nhất và đoàn kết nội bộ hay không thì cũng thật đáng lạc quan khi theo dõi các cuộc họp cấp cao ASEAN gần đây, lãnh đạo các nước ASEAN có sự nhất trí rất cao trong việc gửi đi thông điệp về việc duy trì và tăng cường thống nhất, đoàn kết nội khối.

COVID-19 VÀ CÂU CHUYỆN NGOẠI GIAO TRỰC TUYẾN

Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN 2020 trong thời điểm đại dịch Covid đang diễn biến phức tạp. Điều chưa có tiền lệ là các cuộc họp gần như diễn ra theo hình thức trực tuyến. Lợi ích của ngoại giao trực tuyến theo đánh giá của ông?

Covid-19 đã đặt ra các thách thức không chỉ cho ASEAN mà cho tất cả các tổ chức khu vực, tổ chức quốc tế toàn cầu khác, và ngay cả Liên hợp quốc cũng không có ngoại lệ.

Trong thời gian đầu mới xảy ra đại dịch, một số cuộc họp của ASEAN đã bị hoãn hoặc hủy vì nhiều nước hy vọng Covid-19 sẽ sớm qua đi.

Nhưng ngay sau đó chủ nhà Việt Nam và các nước ASEAN thấy rằng cần phải sớm nối lại các cuộc họp và hoạt động hợp tác trong ASEAN trong điều kiện “bình thường mới”, đó là cố gắng tổ chức tham vấn và áp dụng hình thức họp trực tuyến đối với tất cả các cuộc họp của ASEAN, từ cuộc họp cấp làm việc của chuyên viên đến cuộc họp các quan chức cấp cao ASEAN ở cả ba trụ cột, rồi đến các cuộc họp cấp Bộ trưởng, họp cấp cao ASEAN, giữa ASEAN với các đối tác.

Đây là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của ASEAN.

asean thach thuc muon thuo va thong diep ve thong nhat doan ket
asean thach thuc muon thuo va thong diep ve thong nhat doan ket
Một cuộc họp giữa Ban Thư ký ASEAN và Ban Thư ký EU. Tham gia cuộc họp các quan chức cấp cao ASEAN-Ấn Độ, tháng 7/2020.

Lợi ích của các cuộc họp này là khá rõ, đó là vượt qua thách thức của đại dịch Covid-19, tiếp tục duy trì trao đổi, hợp tác và tham vấn trong tình hình mới hình thức tổ chức khá linh hoạt, không mất nhiều thời gian vào công tác lễ tân, hậu cần và các nước ASEAN lẫn đối tác có nhiều thời gian hơn để bàn bạc các nội dung hợp tác thực chất.

Các nước ASEAN cũng dần thấy việc tổ chức họp trực tuyến giúp họ tiết kiệm được khá nhiều thời gian di chuyển, giảm nhân lực chuẩn bị và tất nhiên rất nhiều tiền bạc nữa.

Nhưng rõ ràng cũng có những hạn chế?

Hình thức họp kiểu trực tuyến này cũng có một số thách thức và hạn chế, đó là vấn đề an ninh mạng cũng sự ổn định của đường truyền do vấn đề kỹ thuật. Nhiều cuộc họp giữa các nước ASEAN với nhau và với các đối tác, như đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) chẳng hạn, nếu chỉ trao đổi trực tuyến thì khó có thể trao đổi các nội dung nhạy cảm trong khi an ninh mạng hiện nay chưa thể đảm bảo rằng các thông tin trao đổi trực tuyến sẽ được giữ bí mật.

asean thach thuc muon thuo va thong diep ve thong nhat doan ket

Ngoài ra, họp trực tuyến cũng không thể thay thế được họp trực tiếp, vì rất nhiều vấn đề trong hợp tác ASEAN hay hợp tác đa phương và song phương chỉ có thể được giải quyết trên cơ sở quan hệ cá nhân tin cậy được xây dựng thông qua các tiếp xúc trực tiếp.

Qua câu chuyện đối phó với đại dịch Covid-19 vừa qua, một số tổ chức khu vực và quốc tế thấy sau này khi đại dịch qua đi họ có thể tổ chức các cuộc họp theo hình thức hỗn hợp (hybrid), vừa trực tiếp, vừa trực tuyến để tận dụng các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu của hai hình thức họp nêu trên và đây có thể là kinh nghiệm có ích để Việt Nam và các nước ASEAN tham khảo.

Trong bối cảnh Covid-19, phương thức làm việc của Ban thư ký ASEAN thay đổi như thế nào?

Khác với các nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN đã từ lâu áp dụng công nghệ thông tin và xây dựng “quản trị điện tử” để giải quyết các công việc thuộc phạm vi, nhiệm vụ của Ban thư ký ASEAN.

asean thach thuc muon thuo va thong diep ve thong nhat doan ket
Buổi họp của Ban Thư ký ASEAN thông báo về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 33 và các Hội nghị liên quan, tháng 11/2018.

Hãy hình dung thế này, trong “giai đoạn trước Covid-19”, do phải phục vụ các cuộc họp của ASEAN hầu như không mấy khi có đủ mặt của Tổng Thư ký lẫn 4 Phó Tổng Thư ký ASEAN tại Jakarta.

Tuy nhiên, do kết nối trực tuyến và giải quyết tất cả các công việc lớn, nhỏ qua mạng Internet, từ duyệt các văn kiện cuộc họp, thông qua các báo cáo, phê duyệt dự án, duyệt tờ trình nhân sự đi công tác, đến đánh giá cán bộ… nên công việc Ban thư ký luôn chạy đều mà không nhất thiết lãnh đạo hay cán bộ phải có mặt ở Jakarta hay ở trụ sở Ban thư ký ASEAN.

Vật bất ly thân đối với các nhân viên Ban thư ký ASEAN chính là điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính cá nhân kết nối với nhau trong hệ thống mạng của Ban thư ký ASEAN với độ bảo mật cao.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, chính quyền thành phố Jakarta (Indonesia)-nơi Ban thư ký đóng trụ sở-liên tục ban hành các biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ, hạn chế công chức đến công sở và khuyến khích làm việc từ nhà (WFH), thì lãnh đạo Ban thư ký ASEAN cũng quyết định chuyển phần lớn các hoạt động sang mô thức WFH, chú trọng đến kết quả cuối cùng là phục vụ các cuộc họp và hoạt động của các nước thành viên chứ không phải hình thức làm việc.

Tuy nhiên, đối với những cuộc họp quan trọng thì lãnh đạo Ban Thư ký vẫn phải có mặt ở cơ quan cùng với một số lượng cán bộ tối thiểu để đảm bảo yêu cầu giãn cách xã hội, trong khi các cán bộ khác vẫn phục vụ các cuộc họp từ nhà nhờ kết nối trực tuyến.

asean thach thuc muon thuo va thong diep ve thong nhat doan ket
Phó Tổng Thư ký Hoàng Anh Tuấn và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sỹ đồng chủ trì cuộc họp lần thứ tư Ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN và Thụy Sỹ tại Jakarta tháng 11/2019.

ĐOÀN KẾT VÀ SỨC MẠNH ĐƯƠNG ĐẦU VỚI MỌI THÁCH THỨC

Khó khăn lớn nhất hiện tại của ASEAN là gì, thưa ông? Nhân lực, vật lực hay thế lực bên ngoài?

Từ khi ra đời năm 1967 đến nay đã có thời kỳ nào mà ASEAN không phải đối mặt với thách thức đâu?

Có thể so sánh hơi khập khiễng, nhưng các thách thức mà ASEAN đang đối mặt hiện nay như cạnh tranh các nước lớn, vấn đề Biển Đông… khó có thể so sánh được với các thách thức thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Chính việc liên tục phải đối mặt với các thách thức sinh tồn và phát triển từ cả bên trong lẫn bên ngoài đã buộc ASEAN phải tăng cường khả năng thích ứng, củng cố nội bộ và tăng cường nội lực từng nước, trong khi tăng cường đoàn kết nội khối để tăng sức mạnh tập thể trong việc xử lý quan hệ với các nước lớn. Và cũng chính nhờ việc xử lý thành công và có hiệu quả các thách thức này, ASEAN đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, trưởng thành và lớn mạnh như ngày nay.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của ASEAN không phải nằm ở yếu tố nhân, vật lực, mà nằm ở chỗ ASEAN có đủ tầm nhìn, ý chí và sự kiên nhẫn để duy trì sự thống nhất và đoàn kết nội bộ hay không.

Lịch sử hơn nửa thế kỷ qua của ASEAN cho thấy, có đoàn kết thì ASEAN sẽ có sức mạnh, có đủ khả năng đương đầu với bất kỳ thách thức nào.

Theo dõi các cuộc họp cấp cao ASEAN gần đây, chúng ta dễ nhận thấy tuy quan điểm, cách nhìn về một số vấn đề của lãnh đạo các nước ASEAN có thể khác nhau, nhưng họ lại có sự nhất trí rất cao trong việc gửi đi thông điệp về việc duy trì và tăng cường thống nhất, đoàn kết nội khối.

nguoi trong cuoc asean thach thuc muon thuo va thong diep ve thong nhat doan ket

ASEAN hiện nay được công nhận rộng rãi là một hình mẫu thành công của chủ nghĩa khu vực trên 3 mặt then chốt: hòa bình và an ninh khu vực, hội nhập kinh tế và xây dựng thể chế. Ông đã đóng góp như thế nào vào ASEAN trong thời gian qua trên các phương diện đó?

Để ASEAN có được thành công, vị trí và ảnh hưởng ảnh ở khu vực và trên thế giới như hiện nay thì công đầu tiên trước hết thuộc về những nhà sáng lập ASEAN. Họ đã có viễn kiến trong việc xây dựng ASEAN-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-để biến giấc mơ thành hiện thực, biến Đông Nam Á từ một khu vực chiến tranh, bất ổn và đói nghèo thành một cộng đồng hòa bình, an ninh và thịnh vượng của tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

Viễn kiến về cộng đồng ASEAN của họ đã được hiện thực hóa bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ trong hơn nửa thế kỷ qua của nhiều thế hệ lãnh đạo, quan chức, cộng đồng kinh doanh, học giả, các tổ chức xã hội và người dân của các nước ASEAN.

Còn tôi, dù trải qua nhiều vị trí khác nhau từ học giả với nhiều nghiên cứu, đề xuất khi Việt Nam cân nhắc việc tham gia ASEAN, tới vị trí quan chức ngoại giao Việt Nam, rồi quan chức ASEAN, nhưng cũng chỉ nhận đóng góp của mình như một hạt cát trong tòa lâu đài khổng lồ mang tên ASEAN mà chúng ta thấy hiện nay mà thôi.

asean thach thuc muon thuo va thong diep ve thong nhat doan ket
Tham gia buổi dã ngoại truyền thống cuối năm cùng các cán bộ Ban Thư ký ASEAN vào tháng 12/2019, sau một năm làm việc bận rộn.

Theo số liệu của Chính phủ Việt Nam, hiện Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, số lượng người Việt Nam giữ vị trí lãnh đạo hoặc quan chức cấp cao của các tổ chức quốc tế còn khá ít. Đâu là nguyên nhân?

Theo tôi, ở đây có một số nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Về mặt khách quan, nhìn rộng ra khu vực, không chỉ công dân Việt Nam mà công dân của các nước ASEAN tham gia vào vị trí lãnh đạo hoặc quan chức cấp cao của các tổ chức quốc tế còn khá khiêm tốn so với công dân của các quốc gia và khu vực khác trên thế giới.

Nói ra điều này để thấy dù các thành viên sáng lập ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Philippines hay Malaysia hội nhập với thế giới trước Việt Nam cả vài ba chục năm nhưng họ đâu có đi xa hơn chúng ta trong lĩnh vực này.

Về mặt chủ quan, chúng ta còn thiếu “các công dân toàn cầu”, tức những người Việt làm cho các công ty đa quốc gia, các tổ chức khu vực, tổ chức quốc tế và Liên hợp quốc. Cán bộ của chúng ta nhiều người có chuyên môn rất vững, nhưng lại bị hạn chế về ngôn ngữ và kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, đa sắc tộc, đa văn hóa.

Qua quan sát và trải nghiệm cá nhân, tôi thấy ảnh hưởng của một nước trên trường quốc tế không nhất thiết được thể hiện qua số lượng công dân của họ nắm vị trí lãnh đạo ở các tổ chức khu vực hay quốc tế, mà còn thể hiện qua năng lực các cán bộ làm công tác đa phương của họ.

Thời gian qua, cán bộ của chúng ta làm công tác ngoại giao đa phương liên quan đến các diễn đàn quốc tế như ASEAN, Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp Quốc (UNESCO), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chứ sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh viễn thông quốc tế(ITU) … đã làm rất tốt trong việc đóng góp vào các hoạt động chung cũng như bảo vệ lợi ích của Việt Nam tại các tổ chức, diễn đàn này.

Đây là điều mà Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành của Việt Nam đang thúc đẩy và cần tiếp tục phát huy trong lúc số người của Việt Nam làm các vị trí lãnh đạo và quan chức cấp cao ở các tổ chức khu vực và quốc tế còn hạn chế.

“ASEAN tựa bệ phóng giúp các thành viên tăng thế "mặc cả" tập thể và tiếng nói trọng lượng hơn trong các vấn đề khu vực & quốc tế”.

- Hoàng Anh Tuấn
Phó Tổng thư ký ASEAN

Bài: Vân An
Ảnh: ASEAN.ORG
Đồ họa: Minh Nhật

Đọc thêm

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - “ngôi nhà chung” cho doanh nhân nữ ASEAN, là dấu ấn đẹp của Việt Nam trong việc tạo dựng một mạng lưới hỗ trợ các doanh nhân nữ trong khu vực, đồng thời khơi dậy tiềm năng của họ cho sự tiến bộ và phát triển toàn diện trong ASEAN.
Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Suốt cuộc trò chuyện, Đại sứ Đỗ Sơn Hải nhiều lần: Tôi nhấn mạnh, tôi khẳng định, tôi muốn nhắc lại… Đảng và Nhà nước khi cử hai đoàn cứu hộ sang giúp đỡ các bạn Thổ Nhĩ Kỳ sau thảm họa động đất hoàn toàn dựa trên tinh thần chia ngọt sẻ bùi mà không có bất kỳ một mục đích chính trị nào.
Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Một năm 2023 thành công của đối ngoại Việt Nam giúp Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cảm thấy an tâm về những thành quả của công tác thông tin đối ngoại. Tuy vậy, vẫn còn không ít bài toán cần tìm lời giải ở phía trước để những câu chuyện về Việt Nam đi sâu vào lòng người, chiếm trọn được trái tim của họ.
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội nói riêng vừa là mục tiêu vừa là điều kiện thuận lợi giúp các nước ASEAN thúc đẩy tăng cường khả năng bảo vệ con người, nâng cao trình độ nhân quyền cho các công dân ASEAN, tạo ra bản sắc riêng của ASEAN: một Cộng đồng, một vận mệnh, thống nhất trong đa dạng.
Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới bước sang năm con rồng, với những thay đổi mang tính bước ngoặt có thể dự báo trước về địa chính trị và địa kinh tế. Những đột phá mới về khoa học - công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa không thể đảo ngược sẽ giúp nền kinh tế thế giới vượt qua những “cơn gió ngược” và tiếp tục tạo động lực cho sự thay đổi tương quan quyền lực, đồng thời thúc đẩy sự chuyển dịch thế giới sang trật tự đa cực - đa trung tâm.
Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội sáng 23/1, kết thúc rất tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024.