Người Việt ở Hàn Quốc phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Cuộc biểu tình ôn hòa nhằm phản đối Trung Quốc gia tăng các hoạt động bất hợp pháp xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế tại Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
nguoi viet o han quoc phan doi hanh dong cua trung quoc o bien dong
Quang cảnh cuộc biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Seoul. (Ảnh:Vietnam+)

Chiều 27/3, nhiều người Việt Nam tại thủ đô Seoul và vùng phụ cận đã tập trung gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc, để biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc gia tăng các hoạt động bất hợp pháp xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế tại Biển Đông.

Đây là hoạt động do Hội Người Việt, Hội Sinh viên và Hội phụ nữ Việt Nam tại Hàn Quốc phối hợp tổ chức nhằm hiệu triệu tinh thần yêu nước, vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, phản đối hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông.

Đoàn người biểu tình mang quốc kỳ, băng rôn lớn và hô vang các khẩu hiệu như: "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam"; "Phản đối Trung Quốc gia tăng các hành động bất hợp pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam"...

Đoàn người biểu tình cho rằng, các hoạt động bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông thời gian vừa qua đã và đang đe dọa nghiêm trọng tự do hàng hải, hàng không và hòa bình, ổn định ở khu vực; khẳng định cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc luôn hướng về quê hương đất nước để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phát biểu tại cuộc biểu tình, ông Trần Hải Linh, Chủ tịch Hội người Việt tại Hàn Quốc nêu rõ: “Chúng tôi, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc cũng như toàn thể người dân Việt Nam trên toàn thế giới là những người yêu chuộng hòa bình, công lý. Chúng tôi tổ chức cuộc biểu tình ôn hòa lần này nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, kiên quyết phản đối hành động của Trung Quốc xâm phạm trái phép chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam”.

Đoàn biểu tình đã cử đại diện trao Tuyên bố chung của cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc được dịch ra 3 thứ tiếng Anh, Hàn, Trung cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc, yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động phi pháp ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế và các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt-Trung.

Cuộc biểu tình cũng đã thu hút sự tham gia của các gia đình đa văn hóa Việt-Hàn và những người Hàn Quốc yêu chuộng hòa bình và công lý. 

nguoi viet o han quoc phan doi hanh dong cua trung quoc o bien dong

Thay mặt cho chị em phụ nữ Việt Nam đang cư trú tại Hàn Quốc, chị Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Hàn Quốc nói: “Hôm nay chúng tôi đến đây để thể hiện tinh thần yêu nước của chúng tôi và chúng tôi có trách nhiệm dạy cho con cháu của mình rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Đây là điều không thể quên được và thế giới phải công nhận”.

Trả lời phỏng vấn, ông Lý Thừa Vĩnh, Chủ tịch Hội hậu duệ dòng họ Lý Hoa Sơn tại Hàn Quốc, khẳng định: “Trường Sa và Hoàng Sa rõ ràng là chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép. Các hành động của Trung Quốc đã đe dọa an ninh, an toàn hàng hải và hàng không tại khu vực Biển Đông. Trung Quốc đã phớt lờ việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình thông qua đối thoại. Trung Quốc là nước lớn, là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới nhưng lại luôn có các hành động cường quyền, áp bức với các nước nhỏ vì Trung Quốc hoàn toàn không có căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.”

Cuộc biểu tình đã diễn ra ôn hòa, tuân thủ đúng quy định pháp luật sở tại và kết thúc vào hồi 15h30 giờ cùng ngày.

Đây là lần thứ hai cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. 

Hồi tháng 5/2014, cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc đã tổ chức đồng loạt 3 cuộc biểu tình tại thủ đô Seoul và 2 thành phố lớn của Hàn Quốc là Busan và Gwangju, để phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

PV. (theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Liverpool vs Leverkusen; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Liverpool vs Leverkusen; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Man City; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain.
Indonesia tham vọng trở thành số 1 về du lịch Halal

Indonesia tham vọng trở thành số 1 về du lịch Halal

Chính phủ Indonesia thúc đẩy cải thiện du lịch Halal như một phần trong nỗ lực trở thành điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu với người Hồi giáo.
Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Xao xuyến trước nhan sắc diễn viên Phan Minh Huyền

Xao xuyến trước nhan sắc diễn viên Phan Minh Huyền

Trên trang cá nhân, diễn viên Phan Minh Huyền thường xuyên cập nhật hình ảnh mới, lúc gợi cảm, quyến rũ; khi thì năng động.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác ...
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động