Nhỏ Bình thường Lớn

Nguồn cung khí đốt hạn hẹp, Đức vẫn có lý do không hoảng sợ

Trong bối cảnh nguồn cung khí đốt hạn hẹp, chính phủ Đức thông báo kế hoạch kích hoạt lại nhà máy điện than thứ hai tại nước này nhằm tiết kiệm năng lượng khí đốt trong mùa Đông tới.
Nguồn cung khí đốt hạn hẹp, Đức vẫn có lý do không hoảng sợ
Một đoạn đường ống thuộc tuyến Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức, tháng 8/2011. (Nguồn: RIA Novost)

Thông báo của tập đoàn năng lượng Uniper của Đức cho biết, Nhà máy Heyden ở Petershagen, gần Hanover ở miền Bắc nước Đức, dự kiến sẽ hoạt động trở lại từ ngày 29/8 đến cuối tháng 4/2023.

Với công suất 875 Megawatt, Heyden là một trong những nhà máy điện than lớn nhất ở Đức, vận hành từ năm 1987, được nối lại hoạt động.

Theo quy định mới của chính phủ, kể từ ngày 14/7, một số nhà máy điện than được phép hoạt động lại nhằm giúp tiết kiệm khí đốt, tạm thời đối phó với tình trạng thiếu nguồn cung liên quan đến việc Nga cắt giảm sản lượng xuất khẩu do cuộc xung đột với Ukraine.

Trước đó, đầu tháng 8, nhà máy Mehrum ở Hohenhameln, đã trở thành nhà máy điện than đầu tiên được khởi động trở lại.

Theo tờ Handelsblatt của Đức, công ty Steag có trụ sở tại Essen cũng đã thông báo kế hoạch đưa một số nhà máy nhiệt điện than hoạt động trở lại. Nhiều nhà máy khác được đặt trong tình trạng dự phòng cũng khởi động lại trong vài tuần tới.

Quyết định này sẽ cho phép các kho dự trữ khí đốt được chứa đủ nhiên liệu để đối phó với nguy cơ thiếu hụt xảy ra do Nga cắt giảm mạnh nguồn cung.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck kêu gọi công chúng không nên hoảng sợ về viễn cảnh thiếu khí đốt trong những tháng mùa Đông lạnh giá, cho rằng nếu các hộ gia đình và ngành công nghiệp cắt giảm mức sử dụng 15-20% thì có thể dễ dàng vượt qua.

Ông nhấn mạnh, ngay cả khi Nga cắt hoàn toàn nguồn cung, Đức vẫn sẽ không rơi vào tình trạng không có nguồn cung khí đốt.

Na Uy và Hà Lan đang tăng thêm nguồn cung khí đốt. Bên cạnh đó, các cảng tiếp nhận khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm nay.

Về lâu dài, Bộ trưởng Habeck cho biết, Đức phải mở rộng đầu tư vào năng lượng tái tạo và loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch.

Đức có kế hoạch chấm dứt sản xuất điện than chậm nhất vào năm 2038. Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga-Ukraine tác động đến nguồn cung khí đốt, gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến nước này tạm thời khởi động lại một số nhà máy điện than nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt năng lượng trong mùa Đông.

Duy trì sản lượng khí đốt cao, nhà cung cấp lớn nhất cho châu Âu đang 'ủ mưu' gì?

Duy trì sản lượng khí đốt cao, nhà cung cấp lớn nhất cho châu Âu đang 'ủ mưu' gì?

Ngày 23/8, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy Terje Aasland cho biết, Oslo có kế hoạch duy trì mức sản lượng ...

Tập đoàn sản xuất phân bón lớn nhất Ba Lan ‘ngấm đòn’ giá khí đốt cao

Tập đoàn sản xuất phân bón lớn nhất Ba Lan ‘ngấm đòn’ giá khí đốt cao

Từ ngày 23/8, nhà sản xuất phân bón lớn nhất Ba Lan, tập đoàn Azoty, đã tạm ngừng sản xuất một phần do giá khí ...

Đường ống dẫn dầu qua Nga 'gặp nạn', châu Âu thêm lo

Đường ống dẫn dầu qua Nga 'gặp nạn', châu Âu thêm lo

Theo thông tin được nhà điều hành đường ống Kazakhstan báo cáo hôm 22/8, châu Âu phải đối mặt với sự gián đoạn mới về ...

Giá khí đốt ở châu Âu lên mức đỉnh mới

Giá khí đốt ở châu Âu lên mức đỉnh mới

Giá bán buôn khí đốt tại thị trường châu Âu đóng cửa ngày 22/8 thiết lập mức cao kỷ lục mới, cuối tuần chốt phiên ...

Giá khí đốt phi mã, Citigroup dự báo thời điểm lạm phát tại Anh đạt mức cao nhất châu Âu

Giá khí đốt phi mã, Citigroup dự báo thời điểm lạm phát tại Anh đạt mức cao nhất châu Âu

Theo Citigroup, giá khí đốt bán buôn tăng cao sẽ khiến cho tỷ lệ lạm phát của Anh có thể đạt mức 18,6% vào tháng ...

(theo Reuters)