Nguồn gốc và nội hàm của khái niệm 'trật tự dựa trên luật lệ'

Hồng Phúc
Trong bài viết trên trang mạng The Interpreter, chuyên gia về ngoại giao Ben Scott của Viện Lowy có trụ sở tại Sydney (Australia) "mổ xẻ" một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều nhất trong chính trị toàn cầu hiện nay: "trật tự dựa trên luật lệ".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tuyên bố chung của Thượng đỉnh NATO chứa đựng những quan điểm cơ bản, nét mới mang tính chiến lược quân sự, an ninh. (Nguồn: Reuters)
Tuyên bố chung Thượng đỉnh NATO ngày 14/6 tái khẳng định cam kết đối với trật tự dựa trên luật lệ. (Nguồn: Reuters)

"Trật tự dựa trên luật lệ" (RBO) vẫn đang tồn tại bất chấp sự trở lại của "cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc". Các nhà quan sát có thể cho rằng cuộc cạnh tranh này sẽ ảnh hưởng đến luật lệ song RBO vẫn được đề cập nhiều lần tại các hội nghị thượng đỉnh do Mỹ khởi xướng gần đây nhất.

Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tái khẳng định cam kết đối với RBO và khẳng định "những tham vọng và hành vi quyết đoán của Trung Quốc gây ra những thách thức mang tính hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ".

Khẳng định này lặp lại tuyên bố trước đó của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng "mục đích của chúng tôi không phải là kiềm chế Trung Quốc, kìm hãm Trung Quốc và hạ thấp Trung Quốc. Mục đích của chúng tôi là duy trì trật tự dựa trên luật lệ đang bị Trung Quốc thách thức".

Khởi phát từ thập niên 1990

RBO xuất hiện vào đầu những năm 1990 dưới cái bóng của "Trật tự quốc tế tự do" (LIO), một thuật ngữ hiện vẫn được sử dụng rộng rãi. Các nhà lãnh đạo chính trị Australia là những người sớm chấp nhận và thúc đẩy RBO.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Thủ tướng Kevin Rudd đã lần đầu dùng cụm từ này trong bài phát biểu năm 2008 về Trung Quốc tại Washington.

Hai năm sau, trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, ông đã ra tuyên bố chung với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người dường như là thành viên nội các Mỹ đầu tiên ủng hộ RBO.

Một biểu đồ của Google cho thấy, kể từ năm 2014 thuật ngữ "trật tự dựa trên luật lệ" được sử dụng trong các sách, tạp chí và bài báo bằng tiếng Anh thường xuyên hơn, song cụm từ "trật tự quốc tế tự do" vẫn tiếp tục là một thuật ngữ phổ biến hơn.

Hai thuật ngữ hiện thường được sử dụng thay thế cho nhau.

Nguồn gốc và nội hàm của khái niệm 'trật tự dựa trên luật lệ'
Kể từ năm 2014 thuật ngữ "trật tự dựa trên luật lệ" (màu xanh) được sử dụng trong các sách, tạp chí và bài báo bằng tiếng Anh thường xuyên hơn nhưng "trật tự quốc tế tự do" (mùa đỏ) vẫn phổ biến hơn. (Nguồn: The Interpreter)

Thủ tướng Australia Scott Morrison đề cập một "trật tự tự do, dựa trên luật lệ" trong bài phát biểu tại trung tâm Perth USAsia trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7).

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Australia có vẻ thoải mái hơn với việc sử dụng thuật ngữ "trật tự dựa trên luật lệ" hơn là "trật tự tự do".

Điều này có thể phản ánh sự nghi ngờ sâu sắc đối với chủ nghĩa quốc tế tự do của Mỹ, bắt nguồn từ những ngày sau Thế chiến I và Thủ tướng Australia Billy Hughes xung đột với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson tại Hội nghị Hòa bình Versailles.

Mặc dù RBO nghe có vẻ ít mang tính ý thức hệ hơn LIO, nhưng nếu xem xét kỹ hơn lịch sử của hai khái niệm, chúng ta có thể thấy RBO được hình thành với nội hàm tham vọng hơn nhiều.

LIO ra đời trong những ngày đen tối của Chiến tranh Lạnh, dùng để mô tả trật tự mà các quốc gia dân chủ tự do tạo ra giữa các quốc gia này. Trật tự này mang tính quốc tế nhưng chưa bao giờ mang tính toàn cầu. Không ai tuyên bố Liên Xô là một phần của trật tự tự do.

Ngược lại, RBO được hình thành trong làn sóng lạc quan thời hậu Chiến tranh Lạnh. Nhiều người lúc đó cho rằng, với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi tất cả các quốc gia chấp nhận Đồng thuận Washington và LIO sẽ mở rộng ra toàn cầu.

Kể từ năm 2005, thuật ngữ "trật tự dựa trên luật lệ" bắt đầu nhanh chóng vượt qua cụm từ "thương mại dựa trên luật lệ". Biểu đồ Books Ngram Viewer của Google cho thấy trong hai thuật ngữ này, RBO được sử dụng phổ biến hơn nhiều trong các bài viết bằng tiếng Anh trực tuyến.

Nguồn gốc và nội hàm của khái niệm 'trật tự dựa trên luật lệ'
Kể từ năm 2005, thuật ngữ "trật tự dựa trên luật lệ" bắt đầu nhanh chóng vượt qua cụm từ "thương mại dựa trên luật lệ". (Nguồn: The Interpreter)

Gần như chắc chắn RBO được dùng để mô tả LIO toàn cầu hóa. Có nhiều khả năng cho thấy - khi các nhà chính trị được thay bằng các nhà kỹ trị - tính từ "tự do" đang trở nên không cần thiết.

Quá trình này thể hiện rõ nhất trong hệ thống thương mại đa phương. Vòng đàm phán Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT) tại Uruguay bắt đầu từ những năm cuối của Chiến tranh Lạnh đã đưa đến việc thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tính từ "dựa trên luật lệ" thường được sử dụng để mô tả hệ thống thương mại mới nổi này trước khi được sử dụng để mô tả trật tự toàn cầu.

Sự chuyển dịch trọng tâm

Trong các năm 2014-2016, RBO đã được sử dụng nhiều nhất, rất có thể là do phản ứng trước việc Nga sáp nhập Crimea và hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Thuật ngữ này xuất hiện 56 lần trong Sách trắng Quốc phòng năm 2016 của Australia, trong đó hơn 40 lần được sử dụng để nói tới trật tự toàn cầu và 3 lần dùng để chỉ trật tự khu vực.

Tuy nhiên, RBO có thể gây trở ngại cho việc xây dựng và ưu tiên chính sách. Bảo vệ một RBO toàn cầu, một trật tự vốn có thể chưa bao giờ tồn tại hay ít nhất không tồn tại như vẫn thường được tuyên bố, là một thách thức lớn.

Mặt khác, hầu hết các chính sách đều có thể được coi là một phần của nỗ lực này. Ví dụ, Sách trắng năm 2016 giải thích các cam kết quân sự của Australia bên ngoài khu vực, đặc biệt là đối với Trung Đông, là để ủng hộ "trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ".

Thừa nhận lịch sử của RBO không có nghĩa là phủ nhận vai trò quan trọng của các thể chế và quy tắc toàn cầu mà còn nhấn mạnh đến mục tiêu cần củng cố các thể chế và quy tắc này. Nhưng điều này đòi hỏi sự chuyển dịch trọng tâm từ bảo vệ RBO sang xây dựng một RBO, đặc biệt là trong khu vực.

Liệu khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có phải đã từng là một phần của LIO và sau này là RBO vẫn còn là một câu hỏi mở cần tranh luận.

Quá trình toàn cầu hóa sau Chiến tranh Lạnh, bao gồm toàn cầu hóa cả các luật lệ, rõ ràng có một vai trò quan trọng trong sự thịnh vượng của khu vực.

Phát triển một trật tự dựa trên luật lệ hơn cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vẫn là một thách thức. Nhưng nếu không có sự hiểu biết rõ ràng về lịch sử của RBO, điều này sẽ còn khó khăn hơn.

TIN LIÊN QUAN
EU: Lịch sử nhân loại thế kỷ XXI sẽ được viết ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Ngoại giao Việt Nam ‘mềm dẻo’ trong một trật tự khu vực đầy biến động
Châu Âu tìm kiếm trật tự thế giới mới thời 'hậu Mỹ'
Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - 'Mổ xẻ' những luận điệu của Trung Quốc (Kỳ cuối)
Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 26/4), giá dầu tăng nhẹ, được sự hỗ trợ bởi căng thẳng ở Trung ...
Hoa hậu Lý Kim Thảo chụp ảnh thời trang giới thiệu cảnh đẹp du lịch Phú Thọ

Hoa hậu Lý Kim Thảo chụp ảnh thời trang giới thiệu cảnh đẹp du lịch Phú Thọ

Hoa hậu Lý Kim Thảo thay 6 trang phục đa phong cách, chụp ảnh tại các địa danh nổi tiếng ở Phú Thọ như đền Hùng, đồi chè Long Cốc...
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít ...
Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Ngày 26/4 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động