Nguy cơ mất 'ngôi vương' dân số về tay Ấn Độ, Trung Quốc nỗ lực tìm cách gỡ 'bom hẹn giờ' nhân khẩu học

Hà Chi
Dù Trung Quốc đã ban hành chính sách cho phép các cặp vợ chồng sinh 3 con để thay thế cho chính sách 1 con sau hơn 3 thập kỷ nhưng tình trạng tăng trưởng dân số của quốc gia đông dân nhất thế giới vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguy cơ mất 'ngôi vương' dân số về tay Ấn Độ, Trung Quốc nỗ lực tìm cách gỡ 'bom hẹn giờ' nhân khẩu học
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không còn là quốc gia đông dân nhất thế giới vào tháng 8/2023, theo Liên hợp quốc. (Nguồn: AP)

'Quả bom hẹn giờ' nhân khẩu học

Một nghiên cứu mới đây khảo sát kế hoạch sinh con của các gia đình trẻ cho thấy, giống như nhiều quốc gia khác, các cặp vợ chồng Trung Quốc không còn thích mô hình gia đình đông con và rất ít người muốn có thêm con.

Tháng 7/2022, dự án dân số của Liên hợp quốc đưa ra dự báo cho thấy, dân số Trung Quốc sẽ giảm từ mức 1,43 tỷ người xuống còn khoảng 1,3 tỷ người vào giữa thế kỷ 21, do quốc gia này được đánh giá là đang trong giai đoạn tăng trưởng dân số yếu nhất trong nhiều thập kỷ.

Tin liên quan
Không phải khủng hoảng năng lượng hay Zero Covid, đây mới là vấn đề khiến Trung Quốc Không phải khủng hoảng năng lượng hay Zero Covid, đây mới là vấn đề khiến Trung Quốc 'đau đầu' nhất lúc này

Dự án cũng tiết lộ, vào tháng 8/2023, rất có thể Trung Quốc sẽ không còn là quốc gia đông dân nhất thế giới. Theo đó, dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm trong năm nay (sớm hơn 10 năm so với dự báo năm 2019) và dân số Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc vào năm 2023 (sớm hơn 7 năm trước dự báo năm 2019).

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, tỷ lệ sinh tại quốc gia tỷ dân đã giảm xuống 1,3 trong năm 2020 - tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với mức 2,1 cần thiết để duy trì quy mô dân số. Tỷ suất này thấp hơn cả Mỹ là 1,64 và ở Ấn Độ là 2,2.

Một số báo cáo khác còn tiết lộ, tỷ lệ này hiện tại thậm chí đã hạ thấp xuống 1,16, đe dọa gây ra những tác động nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chi phí sinh hoạt. Một tài liệu còn cho rằng, Trung Quốc đang "đối mặt với một quả bom hẹn giờ nhân khẩu học".

Hiện nay, các rào cản chính khiến nhiều phụ nữ Trung Quốc ngần ngại sinh thêm con chủ yếu đến từ điều kiện kinh tế và khả năng nuôi dạy con.

Vừa qua, một cuộc khảo sát trên hơn 9.200 người ở độ tuổi 18-49 về chính sách sinh con thứ ba được đăng trên Tạp chí Human Reproduction cho thấy, số người lựa chọn sinh con thứ hai chiếm khoảng 60% (56% phụ nữ, 65% nam giới) và sinh con thứ ba chỉ có 13% (10% phụ nữ, 17% nam giới).

Theo cuộc khảo sát, cũng giống như nhiều quốc gia có tỷ lệ sinh thấp khác, tỷ lệ sinh giảm là “kết quả tất yếu của quá trình tăng trưởng kinh tế”. Đồng thời cho rằng, chính phủ cần phải quan tâm giải quyết các rào cản trước tiên bởi chính sách 3 con không đủ sức để hồi phục xu hướng giảm sinh đang ngày càng gia tăng tại Trung Quốc.

Nỗ lực khuyến khích sinh đẻ

Mới đây, quận Longwan ở Ôn Châu, một thành phố thương mại quan trọng của tỉnh Chiết Giang đã công bố kế hoạch trợ cấp cho các hộ gia đình sinh thêm con. Theo đó, các gia đình có hai con sẽ được cấp 500 NDT (khoảng 74 USD) mỗi tháng cho mỗi trẻ dưới ba tuổi, trong khi các cặp vợ chồng có ba con sẽ được hỗ trợ 1.000 NDT/tháng (khoảng 145 USD) cho mỗi trẻ.

Năm 2021, số trẻ sinh ở quận Longwan là 2.713 trẻ, với tỷ lệ sinh là 7,91%, giảm nhẹ so với năm 2020, theo cơ quan thống kê địa phương.

Các địa phương khác, tình hình cũng không mấy khả quan. Đơn cử như số trẻ sinh ra ở Hà Nam, tỉnh đông dân thứ ba của Trung Quốc, đã giảm 9,5% trong 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước.

Chính sách đề xuất hôm 8/8 là nỗ lực mới nhất của chính quyền Trung Quốc nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh và đẩy lùi cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang bùng phát do dân số già hóa nhanh chóng.

Một số nhà nhân khẩu học tin rằng, dân số Trung Quốc đã đạt đỉnh vào năm 2021, trong khi các nhà chức trách ước tính con số này sẽ bắt đầu giảm trong vài năm tới.

Nguy cơ mất 'ngôi vương' dân số về tay Ấn Độ, Trung Quốc nỗ lực tìm cách gỡ 'bom hẹn giờ' nhân khẩu học
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, tỷ lệ sinh tại quốc gia tỷ dân đã giảm xuống 1,3 trong năm 2020 - tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với mức 2,1 cần thiết để duy trì quy mô dân số. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Bắc Kinh đã ủng hộ một số chính sách mới nhằm thúc đẩy người dân sinh con nhưng nhiều bằng chứng cho thấy giới trẻ Trung Quốc ngày càng thờ ơ với việc lập gia đình, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế, tài chính.

Các chuyên gia xã hội học đã kêu gọi chính quyền có thêm nhiều chính sách hơn nữa để giúp trang trải chi phí sinh con, chi phí giáo dục và giảm thiểu tác động của việc sinh con đối với việc phát triển nghề nghiệp của phụ nữ.

Ông Zhang Junyan, thành viên của Ủy ban Quốc gia thuộc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc từng đề xuất tại một cuộc họp vào tháng Ba rằng, chính quyền các địa phương nên đưa ra các chính sách để giảm bớt gánh nặng tài chính khi nuôi dạy con cái.

Một số thành phố, địa phương đã lên kế hoạch hành động. Tháng 7/2021, thành phố Panzhihua ở Tứ Xuyên, một tỉnh đông dân ở phía Tây Nam Trung Quốc đã bắt đầu trợ cấp cho các gia đình có từ 2 đến 3 trẻ em khoản trợ cấp hàng tháng 500 NDT cho mỗi trẻ cho đến khi ba tuổi. Đây cũng là thành phố đầu tiên ở Trung Quốc trợ cấp tiền mặt cho các ca sinh.

Changsha, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam cũng đưa ra chính sách mới vào tuần trước, theo đó, trợ cấp một lần 10.000 NDT cho các gia đình có ba con.

Tháng 5/2022, thành phố Thiên Tân, giáp với Bắc Kinh, đã thêm 60 ngày nghỉ thai sản có lương cho phụ nữ và 15 ngày nghỉ có lương cho nam giới khi có vợ sinh con. Mỗi phụ huynh có con dưới 3 tuổi cũng được nghỉ phép thêm 10 ngày mỗi năm.

Mặc dù Thiên Tân chưa đưa ra các khoản trợ cấp trực tiếp cho các gia đình dự định sinh thêm con nhưng không phải ai cũng sẵn sàng. Một bà mẹ có con nhỏ 4 tuổi cho biết, ngay cả khi chính quyền thành phố trợ cấp 10.000 NDT thì cô vẫn không đủ động lực để sinh thêm.

“So với nỗi đau đớn khi sinh con, chi phí nuôi dạy, giáo dục một đứa trẻ và ảnh hưởng của việc sinh con đến sự phát triển sự nghiệp của các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ, thì một khoản trợ cấp hàng chục nghìn NDT không đủ khiến tôi thay đổi kế hoạch", cô chia sẻ.

Già hóa dân số, khủng hoảng thiếu lao động trầm trọng đe dọa tham vọng kinh tế của Trung Quốc

Già hóa dân số, khủng hoảng thiếu lao động trầm trọng đe dọa tham vọng kinh tế của Trung Quốc

Dù nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ nhưng lực lượng lao động hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của ...

Gỡ

Gỡ "bom nhân khẩu học" bằng robot?

Robot có thể giúp ngăn chặn những tác động tiêu cực do già hóa dân số ở Nhật Bản, Đức.

(theo SCMP, Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển nữ futsal Việt Nam giành chiến thắng trước đội tuyển nữ futsal Thái Lan ở trận chung kết để nhận HCV giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động