|
Nhà lãnh đạo Triều Tiên chỉ đạo buổi phóng thử tên lửa Hwasong-18 ngày 13/4. (Nguồn: KCNA) |
Mới đây, Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn đầu tiên, bước đột phá lớn đối trong chương trình vũ khí tối tân của nước này. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un giám sát vụ phóng cùng với vợ, con gái nhỏ và cô em gái quyền lực Kim Yo Jong.
Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA, ngày 13/4, tên lửa Hwasong-18 xuất phát từ một địa điểm gần thủ đô Bình Nhưỡng và bay khoảng 1.000 km. KCNA nhận định vụ phóng là một "thành công kỳ diệu".
KCNA cho biết, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới phát huy triệt để hiệu quả thế trận phản công hạt nhân và tạo chuyển biến về tính thực tế của chiến lược tiến công quân sự. Vụ phóng thử xác nhận rằng tất cả các thông số của hệ thống vũ khí chiến lược mới đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế về độ chính xác.
Mục đích vụ phóng thử là nhằm xác nhận hoạt động của động cơ sử dụng nhiên liệu rắn đối với tên lửa nhiều tầng và các hệ thống điều khiển chức năng đồng thời đánh giá tính khả thi của hệ thống vũ khí chiến lược mới.
KCNA cũng khẳng định "vụ phóng thử không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với an ninh của các nước láng giềng và đã được phóng an toàn trên biển”.
Trước đó, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, JCS đã phát hiện vụ phóng ở khu vực lân cận Bình Nhưỡng lúc 7 giờ 23 phút ngày 13/4, bay khoảng 1.000km trước khi rơi xuống biển.
Trước thông tin vụ phóng thử, nhà nghiên cứu quốc phòng tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Joseph Dempsey, ngay cả khi Triều Tiên đã thử nghiệm thành công vũ khí mới thì khả năng đưa vũ khí đó vào triển khai trên thực tế vẫn chưa chắc chắn.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tin rằng vụ phóng 13/4 chỉ đơn giản là một cuộc thử nghiệm ban đầu và để phát triển Hwasong-18 đúng cách sẽ cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn nữa.
Triều Tiên đã tiến hành một số vụ thử tên lửa kỷ lục vào năm ngoái, mặc dù bị cấm làm như vậy theo các nghị quyết của Liên hợp quốc.
Đồng quan điểm trên, Phó Giáo sư Leif-Eric Easley tại Đại học Ewha nhận định Bình Nhưỡng vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật và hạn chế về nguồn lực để thực sự triển khai lực lượng tên lửa như đã thấy trên các phương tiện truyền thông.
|
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un giám sát cuộc thử nghiệm mới nhất trong một đường hầm dưới lòng đất. (Nguồn: KCNA) |
|
Các nhà phân tích cho rằng, lẽ ra tên lửa Hwasong-18 đã được trưng bày trong cuộc duyệt binh hồi tháng 2/2023. (Nguồn: KCNA) |
|
Ông Kim đưa con gái Kim Ju Ae đến quan sát buổi phóng thử. Cô bé ngày càng trở nên nổi bật ở Triều Tiên nhờ tham gia các sự kiện với bố. (Nguồn: KCNA) |
|
Ảnh chụp từ trên không cho thấy "mũi tên" màu đen và trắng của tên lửa. Theo KCNA, loại vũ khí này phát huy triệt để hiệu quả thế trận phản công hạt nhân và tạo chuyển biến về tính thực tế của chiến lược tiến công quân sự. (Nguồn: KCNA) |
|
Vụ phóng thử xác nhận rằng tất cả các thông số của hệ thống vũ khí chiến lược mới đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế về độ chính xác. (Nguồn: KCNA) |
|
Liên quân Hàn Quốc phát hiện vụ phóng ở khu vực lân cận Bình Nhưỡng lúc 7 giờ 23 phút ngày 13/4, bay khoảng 1.000km trước khi rơi xuống biển. (Nguồn: KCNA) |
|
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát chặt chẽ việc phát triển kho vũ khí quân sự của nước này. (Nguồn: KCNA) |
|
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và con gái Kim Ju Ae. (Nguồn: KCNA) |
|
Từ trái sang: Kim Ju Ae, con gái ông Kim Jong Un, em gái ông Kim, Kim Yo Jong và vợ của ông Kim, Ro Sol Ju, tại buổi phóng thử tên lửa. (Nguồn: KCNA) |
|
Cơ quan an ninh của Hàn Quốc phân tích dữ liệu từ vụ phóng ngày 13/4. (Nguồn: KCNA) |