Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về trí thức Việt Nam và hội nhập quốc tế

QT
TGVN. Trao đổi với PV, nhà văn hóa Hữu Ngọc cho rằng: Giai đoạn hội nhập quốc tế trước, trí thức Việt Nam góp phần quan trọng, đẩy lùi các ảnh hưởng phương Tây vào Việt Nam, nhưng đồng thời biết thu nhập những yếu tố tích cực góp phần tạo nên những giá trị cho đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nha van hoa huu ngoc ban ve tri thuc viet nam va hoi nhap quoc te Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Tìm một hướng mới cho phát triển
nha van hoa huu ngoc ban ve tri thuc viet nam va hoi nhap quoc te Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về hài hước
nha van hoa huu ngoc ban ve tri thuc viet nam va hoi nhap quoc te
Tranh vẽ nhà văn hóa Hữu Ngọc. (nguồn: Nhân vật cung cấp)

Thưa ông, hội nhập quốc tế có phải là cơ hội đổi mới với trí thức Việt Nam không?

Có người cho rằng, từ năm 1986 đến nay là lần đầu tiên ta hội nhập quốc tế. Theo tôi, nói là lần đầu tiên hội nhập quốc tế chưa hoàn toàn đúng. Chúng ta cần phân biệt hai khái niệm: “quốc tế hóa” và “toàn cầu hóa”. Thế nào là quốc tế? Quốc nghĩa là quốc gia, là nước; tế nghĩa là giao thiệp, quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia. Chữ quốc tế hóa ta dịch từ tiếng Anh và tiếng Pháp Internationalisation. Chữ “toàn cầu hóa” dịch từ tiếng Anh: globalisation và từ tiếng Pháp mondialisation (từ này có ở Pháp từ năm 1995 cũng dịch từ tiếng Anh globalisation có trước). Toàn cầu hóa không chỉ là bang giao giữa các quốc gia mà là toàn cầu, vượt qua biên giới quốc gia, không chỉ về lĩnh vực chính trị, quân sự mà là tất cả các lĩnh vực.

Xuất phát từ kinh tế, có sự phân biệt giữa “kinh tế quốc tế” và “kinh tế toàn cầu”. Theo định nghĩa của từ điển Dictionnaire Universel Francophone thì “nền kinh tế quốc tế” đặt quan hệ giao tiếp giữa các quốc gia trong không gian kinh tế mang tính quốc gia, bằng cách trao đổi và đầu tư trực tiếp ra ngoài quốc gia. Còn toàn cầu hóa là sự biến chuyển từ một nền kinh tế quốc tế sang một nền kinh tế toàn cầu hóa được đặc trưng bởi sự cạnh tranh phổ biến, đối với tất cả các quốc gia, trên cơ sở tư nhân chứ không mang tính chính trị trong không gian kinh tế toàn cầu, mà phần nào các quốc gia không kiểm soát nổi. Trước đã có các công ty siêu quốc gia, nay mọi thứ trở thành toàn cầu: thị trường tài chính, ẩm thực, âm nhạc, internet, khí hậu, môi trường, thời trang… Thí dụ: Chẳng cần có sự can thiệp của quốc gia nào, một bài hát hay một bản nhạc tung ra tại một địa điểm nào đó thì lập tức đã phổ biến qua internet khắp mọi nơi (toàn cầu hóa).

Tóm lại, quốc tế hóa hàm ý giao tế giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa hàm ý vượt ra khỏi ranh giới quốc gia.

Những bài học về vai trò trí thức Việt Nam qua các lần hội nhập quốc tế trước đây được rút ra?

Qua những lần hội nhập quốc tế trong lịch sử, vai trò trí thức Việt Nam có hai mặt: vừa có đủ bản lĩnh để đẩy lùi cái tiêu cực của văn hóa nước ngoài. Đồng thời, chấp nhận cái tích cực của bên ngoài nhào nặn thành yếu tố mới cho văn hóa Việt Nam. Thời kỳ hội nhập với khối Đông Á, ta học chữ Hán, dựa vào Khổng học mà nâng cao tinh thần dân tộc, võ trang cho toàn dân để chiến thắng ngoại xâm. Ta dựa vào chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm, góp phần làm nên nền văn học Việt.

Giai đoạn hội nhập quốc tế phương Tây trong tám mươi năm, cũng như giai đoạn hội nhập quốc tế trước, trí thức Việt Nam góp phần quan trọng, đẩy lùi các ảnh hưởng phương Tây trái với đạo lý Việt Nam, nhưng đồng thời cũng biết thu nhập những yếu tố tích cực cho khoa học kỹ thuật, văn nghệ tiên tiến, đội ngũ trí thức… Sử dụng những kiến thức khoa học của Pháp để đánh thắng Pháp, đánh thắng Mỹ. Nhiều nhà khoa học như Trần Đại Nghĩa, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Khắc Viện… được Pháp đào tạo trở thành những nhà khoa học lớn, góp phần vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Trên nhiều lĩnh vực khoa học xã hội, nhờ học Pháp mà ta sáng tạo nên những giá trị cho đất nước về hội họa, kiến trúc, khảo cổ.

Theo ông, từ năm 1986, nhất là từ năm 1990 đến nay, nhiệm vụ của giới trí thức là gì?

Từ hội nhập quốc tế sang toàn cầu hóa thì vấn đề lớn nhất đặt ra là gì? Theo tôi, từ năm 1975 đến nay có hai vấn đề lớn: Thứ nhất, sau 30 năm chiến tranh, hậu quả là nền kinh tế của ta nghèo so với các nước trong khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia…), làm sao phải đuổi kịp họ. Nhờ áp dụng kinh tế thị trường và mở cửa, đổi mới đã thành công (bước đầu năm 1989, ta đã xuất khẩu 2 triệu tấn lương thực và 1 triệu tấn dầu thô). Nhưng những yếu tố trên cũng có những mặt tiêu cực. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau tạo nên bộ mặt mới của Việt Nam – tôi ví nó như một cái cân. Một bên đĩa cân là phát triển kinh tế còn đĩa cân bên kia là phát triển văn hóa.

Thứ hai, do thị trường tự do và mở cửa ta bị ảnh hưởng chủ nghĩa cá nhân phương Tây, văn hóa tiêu thụ và những ảnh hưởng văn hóa không lành mạnh khác đối với đạo đức truyền thống của ta. Văn hóa truyền thống của ta không giống văn hóa phương Tây dựa vào cá thể, ta dựa trên tinh thần cộng đồng. Cho nên, nếu không cẩn thận thì phát triển kinh tế có thể phá hoại bản sắc truyền thống. Vấn đề đặt ra đối với trí thức hiện nay là làm sao vẫn tạo điều kiện phát triển kinh tế nhưng đồng thời phải giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

nha van hoa huu ngoc ban ve tri thuc viet nam va hoi nhap quoc te Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về văn hóa xe máy ở Hà Nội

TGVN. Xe máy trở thành dụng cụ gắn bó các thành viên gia đình, kéo rộng gia đình từ nhà ra phố phường thành thị. ...

nha van hoa huu ngoc ban ve tri thuc viet nam va hoi nhap quoc te Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Giữ bản sắc, tránh hòa tan

TGVN. Nhà văn hóa Hữu Ngọc cho rằng: Chúng ta đang nói nhiều về việc hội nhập kinh tế toàn cầu mà quên rằng muốn ...

nha van hoa huu ngoc ban ve tri thuc viet nam va hoi nhap quoc te Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Toàn cầu hóa có dẫn tới ngõ cụt

TGVN. Toàn cầu hóa có mặt tiêu cực, nhưng cũng có mặt tích cực nếu ta hướng nó vào con đường nhân bản, nhấn mạnh ...

Đọc thêm

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh đạt thành tích hai chữ số cho bàn thắng và kiến tạo trước Giáng sinh.
Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động