Sổ tay Văn hóa Đông - Tây

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Ngôn ngữ văn hóa Pháp ở Việt Nam xưa và nay

Hữu Ngọc
TGVN. Tiếng Pháp ở Việt Nam không phát triển bằng tiếng Anh, nhưng điều này không có nghĩa là văn hóa Pháp sẽ mất đi. Nó sẽ mãi mãi tồn tại, vì nó là phần hữu cơ của văn hóa Việt Nam, cũng như văn hóa Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nha van hoa huu ngoc ngon ngu van hoa phap o viet nam xua va nay Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Từ món ăn dân gian đến bản sắc dân tộc
nha van hoa huu ngoc ngon ngu van hoa phap o viet nam xua va nay Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Đôi nét về văn hóa ẩm thực Việt Nam
nha van hoa huu ngoc ngon ngu van hoa phap o viet nam xua va nay
Theo Nhà văn hóa Hữu Ngọc, quá trình lịch sử ngôn ngữ - văn hóa Pháp ở Việt Nam có bốn giai đoạn. (ảnh TĐK)

Quá trình lịch sử của Ngôn ngữ - văn hóa Pháp (francophonie) ở Việt Nam có bốn giai đoạn: bước khởi đầu, giai đoạn cắm rễ, giai đoạn suy thoái và giai đoạn phục hồi.

Bước khởi đầu kéo dài mấy trăm năm, từ thế kỉ XVII đến nửa sau thế kỉ XIX, với sự thâm nhập của các lái buôn, giáo sĩ, dân phiêu lưu giúp chúa Trịnh ở phía Bắc, chúa Nguyễn ở phía Nam. Có ba sự kiện đánh dấu giai đoạn này: Truyền giáo (đạo Thiên chúa); sáng tạo chữ quốc ngữ với vai trò quan trọng của nó (Alexandre de Rhodes); sự tham gia của một nhóm quân nhân và nhân viên kỹ thuật giúp chúa Nguyễn Ánh lập vương triều Nguyễn, họ xây dựng một số thành cổ theo kiểu Vauban, hiện vẫn còn di tích.

Giai đoạn cắm rễ là thời kỳ Pháp thuộc (1883 - 1945). Đây là thời kỳ hiện đại hoá, tức là Tây phương hóa nước ta, một cú "sốc" văn hóa, tương tự như thời kỳ đế chế Trung Hoa chiếm ta (thế kỉ II trước Công nguyên). Đáng chú ý là thời Pháp đô hộ có một nền văn học Việt Nam viết bằng tiếng Pháp của người Việt Nam (Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyền Văn Huyên…) và ngày nay, Việt kiều vẫn đang tiếp tục sự nghiệp ấy. Quá trình thực dân hóa biến diễn song song với quá trình tiếp biến văn hóa. Theo một định nghĩa của UNESCO, "tiếp biến văn hóa là tình trạng tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa với kết quả là những sự đổi thay đối với mỗi nền văn hóa ấy".

Trong cuộc tiếp xúc Pháp - Việt, gạt sang một bên những tổn thất khủng khiếp do chủ nghĩa thực dân gây ra, ta phải ghi nhận khía cạnh tích cực của tiếp biến văn hóa đối với cả hai phía. Về phía Pháp, chất liệu Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới châu Á truyền thống đã mở rộng phạm vi nghiên cứu khoa học tự nhiên và nhân văn, một lĩnh vực xa lạ cho sáng tạo văn nghệ của họ. Xin kể một số thành tựu: những công trình khảo cứu của trường Viễn Đông Bác cổ về khảo cổ học, ngôn ngữ học, dân tộc học, sự phát triển của y học nhiệt đới, những thành tích của Yersin, sự nghiệp của các họa sĩ: V.Tardieu và Imguiberty, kiến trúc sư Hébrard với "phong cách Đông Dương", sự xuất hiện cả một nền văn học Đông Dương với những tên tuổi như A.Malraux, M.Duras, R. Dorgelès, Claude Farrère. A. Viollis.

Về phía Việt Nam, tiếp biến văn hóa có phần tiêu cực, làm mờ nhạt một số truyền thống dân tộc, nhưng lại có phần tích cực quan trọng: kết hợp với những yếu tố phương Tây (Pháp) - ta tạo ra các giá trị mới làm giàu thêm bản sắc dân tộc.

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn suy thoái trong thời gian chiến tranh (1945-1954). Thời kỳ đầu, một làn sóng bài Pháp cực đoan xuất hiện. Ở nông thôn, dân quân đốt hết sách Pháp, kể cả tự vị Larousse, vật gì mang ba màu cờ tam tài Pháp là bị phá hủy. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chấn chỉnh tư tưởng quá khích ấy: ta đánh thực dân Pháp nhưng vẫn là bạn của nhân dân Pháp và tôn trọng văn hóa Pháp.

Do đó, chiến tranh giải phóng của ta không mang màu sắc hận thù chủng tộc như ở Algeria. Chính sách khoan hồng với tù binh Pháp cũng dựa trên nhận định trên. Trong kháng chiến, tiếng Pháp vẫn được dạy trong các trường trung học. Rất nhiều nhà trí thức lỗi lạc sử dụng vốn khoa học - văn hóa Pháp để phục vụ sự nghiệp chiến đấu và xây dựng đất nước, như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Trần Đức Thảo, Trần Đại Nghĩa... Khai mạc trường đại học y khoa dạy bằng tiếng Việt, BS. Hồ Đắc Di lại đọc diễn văn bằng tiếng Pháp. Nhớ Hà Nội bị chiếm đóng, BS. Tôn Thất Tùng làm thơ bằng tiếng Pháp...

Giai đoạn thứ 4 là giai đoạn phục hồi từ sau Hội nghị Genève. Năm 1954, văn hóa - ngôn ngữ Pháp đã phục hồi mạnh từ khi đặt được quan hệ ngoại giao giữa hai nước, lập Hội Việt - Pháp hữu nghị, chính sách mở cửa của Đổi mới và nhất là sau sự gia nhập chính thức khối Pháp ngữ.

Chính sách ngoại giao Việt Nam lúc đó dựa vào ba định hướng: gia nhập vùng Đông Nam Á - ASEAN, gia nhập toàn cầu và khối Pháp ngữ. Văn hóa Pháp ngữ có nhiệm vụ đóng góp vào việc xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, hiện đại và tiên tiến. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta cần phát triển di sản vô cùng quý giá do tiếp biến văn hóa Pháp - Việt để lại. Tôi đã có lần trả lời đài BBC phỏng vấn: "Tiếng Pháp ở Việt Nam không phát triển bằng tiếng Anh, nhưng điều này không có nghĩa là văn hóa Pháp sẽ mất đi. Nó sẽ mãi mãi tồn tại, vì nó là phần hữu cơ của văn hóa Việt Nam, cũng như văn hóa Trung Quốc. Tương tự văn hóa cổ Hy Lạp - La Mã là bộ phận hữu cơ của văn hóa Pháp, mặc dù ngày nay, ít người Pháp đọc được chữ Hy-La cổ".

Trong tinh thần ấy, cần nâng cao chất lượng các nghề văn hóa ở ta, không những để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, mà còn để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của thời toàn cầu hóa.

nha van hoa huu ngoc ngon ngu van hoa phap o viet nam xua va nay

Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa

TGVN. Có người hiểu cụm từ hội nhập quốc tế là hội nhập toàn cầu. Như vậy không phải là hoàn toàn sai, vì trong ...

nha van hoa huu ngoc ngon ngu van hoa phap o viet nam xua va nay

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Cây đời và thuốc lá

TGVN. Mỗi người có thói quen xấu nào đó, đều có một lập luận để bảo vệ chúng. Như nghiện thuốc lá chẳng hạn. vậy ...

nha van hoa huu ngoc ngon ngu van hoa phap o viet nam xua va nay

Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về Văn minh vật chất

TGVN. Lịch sử phải mở rộng sang những mảnh đất mới: huyền thoại, truyền thống gia đình, ăn uống, tiền tệ, nhà ở (văn minh ...

Đọc thêm

Khi nào ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới?

Khi nào ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới?

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5/2024...
Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

SBM NEWS đánh giá cao tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, nơi có thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Trong dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động kéo dài 5 ngày, người dân Trung Quốc ưa chuộng các loại hình du lịch như thăm các thành phố xa xôi.
Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Hôm nay (30/4), bảng xếp hạng vòng loại cầu lông Olympic Paris 2024 đã chính thức chốt sổ.
Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga ở nước ngoài sẽ làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào hệ thống tài ...
Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Trong dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động kéo dài 5 ngày, người dân Trung Quốc ưa chuộng các loại hình du lịch như thăm các thành phố xa xôi.
“Mùa du lịch Việt Nam” ở Kazakhstan

“Mùa du lịch Việt Nam” ở Kazakhstan

Với sự tham gia của hơn 400 doanh nghiệp từ 28 nước, Hội chợ du lịch quốc tế Kazakhstan từ 24-26/4 tại thành phố Almaty là hội chợ du lịch lớn nhất Trung Á.
Khám phá thác nước đẹp nên thơ giúp ‘chữa lành’ vào mùa Hè

Khám phá thác nước đẹp nên thơ giúp ‘chữa lành’ vào mùa Hè

Thác Kèm theo tiếng gọi của đồng bào Thái có nghĩa là dải lụa trắng là điểm đến lý tưởng cho những tâm hồn đang cần 'chữa lành' vào mùa Hè này.
Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Lần đầu tiên Carnaval Hạ Long tổ chức biểu diễn, diễu hành trên biển và trên bờ cát Vịnh Hạ Long với màn biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn.
Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Baoquocte.vn. Triển lãm 'Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam' có sự tham gia của nhiều địa phương, để cả nước cùng hướng về Điện Biên.
Phiên bản di động