Nhà Xanh sắp đổi chủ, bán đảo Triều Tiên sẽ đi về đâu?*

Minh Vương
Liệu Tổng thống đắc cử của Hàn Quốc Yoon Suk-yeol có theo đuổi chính sách cứng rắn về Triều Tiên như những người tiền nhiệm bảo thủ?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(03.11) Ông Yoon Suk-yeol (ảnh) đã vượt qua ông Lee Jae-myung để trở thành Tổng thống Hàn Quốc vào ngày 10/5 tới. (Nguồn: Getty Images)
Ông Yoon Suk-yeol có lập trường cứng rắn trong vấn đề Triều Tiên. (Nguồn: Getty Images)

Cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc ngày 9/3 đã có người chiến thắng. Ứng viên bảo thủ Yoon Suk-yeol thuộc đảng đối lập Quyền lực Nhân dân (PPP) đã vượt qua đối thủ Lee Jae-myung của đảng Dân chủ Hàn Quốc (DPK) cầm quyền để trở thành Tổng thống thứ 13 của Hàn Quốc. Ông Yoon sẽ nhậm chức vào ngày 10/5, sau khi ông Moon Jae-in rời nhiệm sở sau một nhiệm kỳ 5 năm duy nhất.

Đây là cuộc bầu cử sát sao nhất tại Hàn Quốc từ năm 1987, với chênh lệch giữa hai ứng viên hàng đầu là chưa đầy 0,8%, tương đương 265.000 phiếu. Hầu hết các chuyên gia cho rằng đây là bài khảo sát quan trọng nhất với chính sách kinh tế, cũng như nỗ lực cải thiện quan hệ liên Triều của Tổng thống Moon Jae-in.

Vì thế, lá phiếu cho ông Yoon Suk-yeol không chỉ cho thấy uy tín của chính trị gia này, mà nó còn phản ánh thái độ của cử tri về một số vấn đề Hàn Quốc đang phải đối mặt như bất bình đẳng thu nhập tăng, tỷ lệ lao động trẻ thất nghiệp cao, trong khi Triều Tiên vẫn đẩy nhanh tiến độ phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân.

Lá phiếu cho ông Yoon còn phản ánh thái độ của cử tri về một số vấn đề Hàn Quốc đang phải đối mặt như bất bình đẳng thu nhập tăng, tỷ lệ lao động trẻ thất nghiệp cao, trong khi Triều Tiên vẫn đẩy nhanh tiến độ phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân.

Khó thay đổi

Khi mọi chuyện đã an bài, câu hỏi giờ đây là liệu ông Yoon Suk-yeol có theo đuổi chính sách cứng rắn về Triều Tiên như những người tiền nhiệm bảo thủ?

Trong một bài viết trên tạp chí Foreign Affairs (Mỹ), ông Yoon Suk-yeol từng khẳng định Hàn Quốc chỉ thảo luận về hợp tác và hỗ trợ kinh tế một khi Triều Tiên quyết định phi hạt nhân hoá. Theo cách diễn giải này, dù vẫn sẵn sàng tiếp xúc với chính quyền Chủ tịch Kim Jong-un, song ông sẽ không nhượng bộ trước.

Nhìn từ bên ngoài, lập trường cứng rắn của ông Yoon Suk-yeol tương phản hoàn toàn so với cách tiếp cận hòa hoãn của ông Lee Jae-myung và điều này có thể khiến quan hệ liên Triều khó khăn hơn thời gian tới.

Giả định là nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, liệu ông Lee Jae-myung có thể tháo gỡ bế tắc hiện nay, khi cách tiếp cận của ông tập trung vào ngoại giao thay vì sức mạnh quân sự trong quan hệ liên Triều?

Câu trả lời là không hẳn.

Trước hết, ông Lee Jae-myung nếu trở thành Tổng thống có thể theo đuổi chính sách hòa hoãn của ông Moon Jae-in. Tuy nhiên, diễn biến 4 năm vừa qua cho thấy cách tiếp cận này không đảm bảo rằng quan hệ liên Triều sẽ được cải thiện nếu “phần thưởng” không đủ hấp dẫn.

Triều Tiên đã gần như từ bỏ ngoại giao cấp cao với Hàn Quốc sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều năm 2019 bởi nước này không đạt được điều mình muốn. Bình Nhưỡng đã phá hủy trạm liên lạc liên Triều tại Kaesong năm 2020, từ chối tổ chức thêm thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo và tăng tần suất thử tên lửa.

Ông Moon Jae-in thừa nhận Hàn Quốc và Mỹ đã cơ bản đồng ý về tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, song quan hệ liên Triều vẫn bế tắc bởi Triều Tiên từ chối đối thoại.

5258-moon-kim
Triều Tiên gần như từ bỏ ngoại giao cấp cao với Hàn Quốc sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều năm 2019 - Ảnh: Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bước qua đường ranh giới ở khu phi quân sự vào lãnh thổ Hàn Quốc dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Moon Jae-in năm 2018. (Nguồn: Yonhap)

Có người đã cho rằng sự hờ hững của Triều Tiên đến từ việc ông Moon Jae-in không còn nhiều thời gian nhiệm sở. Tuy nhiên, nhìn một cách bao quát, việc ông Moon Jae-in chưa thể đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán trong ba năm qua cho thấy vấn đề không phải là thời gian, mà nằm ở ý chí của Bình Nhưỡng.

Đó là chưa kể tới việc Triều Tiên tiếp tục đóng cửa biên giới để phòng dịch Covid-19. Khi ấy, dù có thể vượt qua ông Yoon Suk-yeol, ông Lee Jae-myung cũng khó có thể khiến Triều Tiên đột nhiên nổi hứng thú đàm phán về các nội dung cũ, chỉ vì Hàn Quốc vừa có một tổng thống mới.

Thêm vào đó, chính quyền Triều Tiên hiểu rõ rằng Mỹ, không phải Hàn Quốc, mới là nước quyết định triển vọng và quy mô hợp tác kinh tế liên Triều thông qua các lệnh trừng phạt. Cơ sở hạt nhân của Bình Nhưỡng tại Yongbyon vẫn tiếp tục hoạt động hết công suất và do đó, nước này sẵn sàng theo đuổi cam kết, buộc Washington từ bỏ các “chính sách thù địch” trước khi hai bên đối thoại trở lại.

Khi đó, cách tiếp cận cứng rắn của ông Yoon Suk-yeol sẽ không phải là lý do chính khiến quan hệ liên Triều Suk-yeol căng thẳng hơn trong thời gian tới. Triều Tiên có thể tận dụng chính sách quốc phòng gần gũi của ông Yoon với Mỹ, hay đề xuất tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược của chính trị gia này để gây sức ép lên Hàn Quốc.

Tuy nhiên, điều này không quá khác biệt so với những chỉ trích trước đó từ phía Triều Tiên, cho rằng Hàn Quốc đã áp “tiêu chuẩn kép” khi coi chương trình tên lửa của nước mình là nhằm mục đích phòng thủ, còn của nước khác thì không.

Khi đó, cách tiếp cận cứng rắn của ông Yoon Suk-yeol sẽ không phải là lý do chính khiến quan hệ liên Triều căng thẳng hơn trong thời gian tới.

Kiểm soát rủi ro

Song, công bằng mà nói, chính sách của ông Yoon Suk-yeol cũng tồn tại rủi ro nhất định. Lập trường cứng rắn của nhà lãnh đạo này có thể khiến mọi động lực đối thoại còn sót lại của Triều Tiên tan biến.

Mong muốn của ông về triển khai thêm Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) có thể tác động tiêu cực tới quan hệ Trung-Hàn, trong bối cảnh Seoul cần tiếng nói quan trọng của Bắc Kinh để khởi động lại đối thoại liên Triều và duy trì ổn định tại Đông Bắc Á.

Thông thường, sự xuất hiện của một nhà lãnh đạo mới luôn mang lại hy vọng về thay đổi tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung ngày một gay gắt và Triều Tiên tăng cường áp lực từ chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân, sẽ hợp lý hơn nếu kỳ vọng căng thẳng bán đảo Triều Tiên không vượt ngoài tầm kiểm soát.

Ông Yoon Suk-yeol có thể không cải thiện quan hệ liên Triều theo cách của ông Moon Jae-in, nhưng ông hoàn toàn đủ khả năng giữ cho nó ở mức ổn định.


* Bài viết của tác giả Khang Vu, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Cao đẳng Boston (Mỹ) đăng trên The Interpreter ngày 11/3.

Không khí căng thẳng tại các điểm kiểm duyệt phiếu bầu Tổng thống Hàn Quốc

Không khí căng thẳng tại các điểm kiểm duyệt phiếu bầu Tổng thống Hàn Quốc

Người dân xứ kim chi đã có một đêm không ngủ để chờ đợi kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Tổng thống Hàn ...

Chân dung 'biểu tượng công lý' của Hàn Quốc vừa đắc cử Tổng thống

Chân dung 'biểu tượng công lý' của Hàn Quốc vừa đắc cử Tổng thống

Đêm 9/3, kết quả kiểm 99,2% số phiếu của cử tri tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc lần thứ 20 cho thấy, ...

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 9/11: Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11: Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung.
Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu ...
Niềm tin của người Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin và đảng Nước Nga thống nhất tăng

Niềm tin của người Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin và đảng Nước Nga thống nhất tăng

Niềm tin của người Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin và đảng Nước Nga thống nhất tăng.
Ca sĩ Bảo Anh đăng ảnh gợi cảm, Phương Mỹ Chi nổi bật với sơ mi trắng tinh khôi

Ca sĩ Bảo Anh đăng ảnh gợi cảm, Phương Mỹ Chi nổi bật với sơ mi trắng tinh khôi

Ca sĩ Bảo Anh đăng ảnh gợi cảm, ba người đẹp tên Huyền đọ sắc, Phương Mỹ Chi thanh lịch với áo sơ mi trắng.
Phớt lờ Mỹ, EU bàn cách tài trợ Ukraine, kết quả thế nào?

Phớt lờ Mỹ, EU bàn cách tài trợ Ukraine, kết quả thế nào?

Phớt lờ Mỹ, EU bàn cách tài trợ Ukraine, kết quả thế nào?
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới ...
Niềm tin của người Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin và đảng Nước Nga thống nhất tăng

Niềm tin của người Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin và đảng Nước Nga thống nhất tăng

Niềm tin của người Nga dành cho Tổng thống Vladimir Putin và đảng Nước Nga thống nhất tăng.
Phớt lờ Mỹ, EU bàn cách tài trợ Ukraine, kết quả thế nào?

Phớt lờ Mỹ, EU bàn cách tài trợ Ukraine, kết quả thế nào?

Phớt lờ Mỹ, EU bàn cách tài trợ Ukraine, kết quả thế nào?
Chuyên gia: Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Chuyên gia: Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Chuyên gia: ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất
Tin thế giới 8/11: Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết quả bầu cử ở Mỹ

Tin thế giới 8/11: Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết quả bầu cử ở Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động