Nhận diện hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Võ Minh Triều
Trà Vinh là tỉnh ven biển, có vị trí chiến lược quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo dõi TGVN trên

Với đặc thù là nơi có đông người Khmer, hoạt động tôn giáo đa dạng, với 382 cơ sở thờ tự của 9 tôn giáo với trên 560.000 tín đồ, trong đó hầu hết là người Khmer theo Phật giáo Nam tông Khmer, đặt ra những thách thức không nhỏ trong bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhân dịp Lễ Sen Dolta năm 2023 của đồng bào Khmer Nam Bộ, chiều 15/10/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh. (Nguồn: TTXVN)
Nhân dịp Lễ Sen Dolta năm 2023 của đồng bào Khmer Nam Bộ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh, ngày 15/10/2023. (Nguồn: TTXVN)

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer

Được sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện nay, 100% các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Khmer đều có đường xe ô tô đến tận nơi, trên 95% đồng bào Khmer có nước sạch sử dụng và có điện sinh hoạt, sản xuất. Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền địa phương còn quan tâm đến việc xây dựng hệ thống chính trị các cấp. Đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc Khmer tham gia hệ thống chính trị các cấp là 23.988 người, 7.096 đảng viên người Khmer, 2 người Khmer là đại biểu Quốc hội khóa XV; 639 người Khmer là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng nhân dân tỉnh: 15, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, thành phố: 49; đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn: 569).

Đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer cũng không ngừng được nâng cao, các lễ hội mang bản sắc dân tộc như Chaul Chnam Thmay, Sen Dolta, Ok Om Bok, Dâng bông dâng y, đua ghe Ngo, các loại hình sân khấu dân gian... được duy trì tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo sư sãi, phật tử tham gia vui chơi, giải trí và quảng bá hình ảnh tới nhiều du khách. Đặc biệt, các cấp, các ngành của địa phương luôn quan tâm gìn giữ được nét đặc sắc, độc đáo riêng của chùa Phật giáo Nam tông Khmer, bảo tồn và phát huy rất tốt kiến trúc cổ kính và lưu giữ di sản văn hóa, lịch sử để tuyên truyền cho thế hệ sau, tạo nên những điều thú vị, dấu ấn đặc biệt để thu hút các du khách đến tham quan, du lịch.

Nhận diện thủ đoạn tuyên truyền chống phá

Trà Vinh cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức đan xen như điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển nhanh, bền vững; đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc Khmer còn nhiều khó khăn và nhiều tác động khác ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Đặc biệt là thời gian gần đây, các tổ chức, cá nhân bên ngoài thông qua trang mạng xã hội, sử dụng báo đài, như VOKK, The Prey Nokor Neww, Khmer-K21, KKCCTV tăng cường thu thập, cung cấp những nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, đưa thông tin một chiều, thông tin sai sự thật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Những thông tin được các đối tượng thu thập, bàn luận, xuyên tạc tập trung nhiều vào những vấn đề nhạy cảm như: “ngày mất đất Khmer Kampuchea Krom 4/6”, ngày người “Khmer Krom nổi dậy 16/11”, việc chậm xây dựng lại cổng chào Trà Vinh, việc xử lý những đối tượng là người dân tộc Khmer có hành vi vi phạm pháp luật; tuyên truyền, xuyên tạc công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, cho rằng địa phương không quan tâm đến đời sống của người dân tộc Khmer...

Ngoài ra, thông qua các diễn đàn, “sự kiện”, nhiều đối tượng có tư tưởng cực đoan đẩy mạnh tuyên truyền về quyền dân tộc bản địa, cho rằng “dân tộc Khmer là dân tộc bản địa nên có quyền tự quyết”, cổ xúy cho những cái gọi là đấu tranh giành lại đất nước “Khmer Kampuchea Krom”, bảo vệ quyền dân tộc bản địa, đòi quyền tự quyết... gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Các báo đài, trang web phản động còn thường xuyên tổ chức diễn đàn, hội luận với những chủ đề nhạy cảm, thu hút nhiều người có tư tưởng cực đoan trong dân tộc Khmer tham gia, qua đó gây sự ngộ nhận, cái nhìn thiếu thiện cảm với chính quyền địa phương trong thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer. Đặc biệt là các trang mạng xã hội như VOKK, The Prey Nokor New, Khmer-K21, KKCCTV với tần suất phát sóng và tổ chức những cuộc hội luận dày đặc, các đối tượng có điều kiện chia sẻ, cung cấp thông tin sai sự thật được nhiều người theo dõi, trong đó không ít đối tượng vốn có tư tưởng cực đoan, bị tác động, lôi kéo đã bày tỏ sự ủng hộ, từ đó kích thích tinh thần cho các đối tượng hoạt động ngày càng cực đoan, manh động.

Những thông tin trên ít nhiều cũng tác động đến nhận thức của sư sãi, phật tử Khmer, nhất là những người chưa có điều kiện theo dõi, tiếp cận thông tin chính thống, gây ra những dư luận xấu trong sư sãi, phật tử, tạo sự ngộ nhận về vấn đề đất đai, dân tộc, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong đồng bào dân tôc Khmer, gây khó khăn cho triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Nhận diện hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Chương trình giao lưu văn nghệ của đoàn viên, thanh niên huyện Châu Thành tại “Ngày hội văn hóa thanh niên dân tộc và tuyên dương thanh niên dân tộc tiêu biểu nhân dịp Chaul Chnam Thmay năm 2023”, ngày 12/4/2023. (Nguồn: Tỉnh Đoàn Trà Vinh)

Chủ động phòng ngừa, đấu tranh

Để mọi người dân, nhất là tầng lớp sư sãi, trí thức, phật tử Khmer nâng cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng lợi dụng những vấn đề nhạy cảm để kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ngành chức năng cần phải quan tâm quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer. Trong quá trình thực hiện phải xây dựng lộ trình và bước đi phù hợp nhằm từng bước nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, trình độ dân trí, tạo sự “miễn nhiễm” cho đồng bào trước sự tuyên truyền, kích động chia rẽ của các đối tượng xấu. Quan tâm giải quyết kịp thời, dứt điểm ngay tại cơ sở những vụ việc nảy sinh, không để các đối tượng xấu lợi dụng xuyên tạc.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nêu cao tinh thần cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử xấu nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc tại cơ sở.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, kịp thời triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 8/10/2021 của Tỉnh ủy Trà Vinh về tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã cơ bản được triển khai thực hiện đến tận cơ sở và mang lại hiệu quả tích cực, góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và địa phương về dân tộc, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh đã có nhiều chuyển biến rõ nét, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố và phát triển, những hành vi tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá, vi phạm pháp luật trong thời gian qua đều được phát hiện và xử lý kịp thời.
Lan tỏa giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Lan tỏa giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I có chủ đề “Bảo tồn, phát huy và lan ...

Sôi động Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Sôi động Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người là nhiệm vụ chính trị, ...

Ngày hội tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Nguyên

Ngày hội tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Nguyên

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ nhất sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 ...

Điểm tựa để đồng bào dân tộc tại Trà Vinh vươn lên ổn định cuộc sống

Điểm tựa để đồng bào dân tộc tại Trà Vinh vươn lên ổn định cuộc sống

Thời gian qua, những chính sách dành cho đồng bào dân tộc tại Trà Vinh đã phát huy hiệu quả, nhiều hộ ở vùng sâu, ...

Sóc Trăng: Đồng bào dân tộc Khmer rộn ràng đón lễ Sene Dolta

Sóc Trăng: Đồng bào dân tộc Khmer rộn ràng đón lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng gửi lời chúc mừng đến các vị chức sắc, sư sãi, phật tử, cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ, ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/12: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... dự báo đồng bạc xanh giảm nhẹ dịp cuối năm

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/12: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... dự báo đồng bạc xanh giảm nhẹ dịp cuối năm

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/12: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Cuối năm, dự báo đồng bạc xanh khả năng giảm ...
Cận cảnh xe máy địa hình ‘dáng lạ’ Yamaha PG-1 vừa ra mắt tại Việt Nam, giá 31 triệu đồng

Cận cảnh xe máy địa hình ‘dáng lạ’ Yamaha PG-1 vừa ra mắt tại Việt Nam, giá 31 triệu đồng

Yamaha PG-1 là mẫu xe máy địa hình khá độc lạ khi mang kiểu dáng underbone của những chiếc xe đô thị.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Vientiane, tham dự Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV lần thứ nhất; thăm và làm việc tại Lào

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Vientiane, tham dự Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV lần thứ nhất; thăm và làm việc tại Lào

Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước lần thứ nhất tổ chức tại Lào là dấu mốc quan trọng trong lịch sử hợp tác giữa các Quốc hội Campuchia-Lào-Việt ...
Sa Pa đã có điểm đến thân thiện với khách du lịch Hồi giáo

Sa Pa đã có điểm đến thân thiện với khách du lịch Hồi giáo

Vừa qua, tại thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai, khách sạn Charm Sapa đã thiết lập và công bố điểm lưu trú và phục vụ thực phẩm Halal dành ...
Hướng dẫn cập nhật thông tin bảo hiểm y tế trên VNeID

Hướng dẫn cập nhật thông tin bảo hiểm y tế trên VNeID

Thông tin về bảo hiểm y tế của tôi có sự thay đổi thì phải cập nhật thông tin bảo hiểm y tế trên VNeID như thế nào? - Độc ...
Điểm danh những mẫu xe mới sắp ra mắt khách hàng Việt trong tháng 12/2023

Điểm danh những mẫu xe mới sắp ra mắt khách hàng Việt trong tháng 12/2023

Trong tháng 12/2023, thị trường ô tô Việt Nam sẽ chào đón thêm hàng loạt mẫu xe mới đến từ các những thương hiệu hàng đầu thế giới.
Cao Bằng phát triển bóng đá cộng đồng dưới sự hỗ trợ của Na Uy: Quả bóng tròn đưa giấc mơ của trẻ em Việt vươn xa

Cao Bằng phát triển bóng đá cộng đồng dưới sự hỗ trợ của Na Uy: Quả bóng tròn đưa giấc mơ của trẻ em Việt vươn xa

Cao Bằng là một trong 4 tỉnh phía Bắc của Việt Nam tham gia thực hiện dự án 'Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam' của Liên đoàn Bóng đá Na Uy.
Cần thu hút nam giới tham gia chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới

Cần thu hút nam giới tham gia chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới

Hội nghị Liên đoàn Nam giới châu Phi lần thứ 3 nhằm trao đổi các biện pháp chấm dứt tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở châu Phi.
Tôn giáo góp phần tạo ra hòa bình, hòa hợp và đoàn kết

Tôn giáo góp phần tạo ra hòa bình, hòa hợp và đoàn kết

Tôn giáo, các nhà lãnh đạo tôn giáo và xã hội có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hòa bình, hòa hợp và thống nhất.
Dự án 'Tự tin lập nghiệp' hỗ trợ gần 1.500 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Dự án 'Tự tin lập nghiệp' hỗ trợ gần 1.500 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Lễ tổng kết dự án 'Tự tin lập nghiệp' thuộc chương trình Futuremakers – một sáng kiến nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng toàn cầu đã được tổ chức.
Hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023

Hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023

UN Women tại Việt Nam đã phối hợp với UNAIDS tại Việt Nam tổ chức chương trình 'Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2023'.
Gia Lai: Lớp học đặc biệt dành cho bà con dân tộc thiểu số huyện Ia Grai

Gia Lai: Lớp học đặc biệt dành cho bà con dân tộc thiểu số huyện Ia Grai

Khi ánh điện trong các buôn làng ở xã Ia Dêr, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) bừng sáng là lúc những 'học sinh lứa tuổi U' sửa soạn đến lớp học.
Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Những nỗ lực của Việt Nam về phát triển kinh tế và giảm nghèo đáng được ghi nhận

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Những nỗ lực của Việt Nam về phát triển kinh tế và giảm nghèo đáng được ghi nhận

Báo cáo viên LHQ Surya Deva khen ngợi các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm và tăng bao phủ an sinh xã hội.
Định hình tương lai của phụ nữ Việt Nam, hòa bình và an ninh

Định hình tương lai của phụ nữ Việt Nam, hòa bình và an ninh

Việc Việt Nam triển khai xây dựng Chương trình hành động quốc gia về Phụ nữ, hoà bình và an ninh (2024-2030) có nhiều ý nghĩa quan trọng.
Quỹ Dân số Liên hợp quốc đồng hành cùng Việt Nam ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Quỹ Dân số Liên hợp quốc đồng hành cùng Việt Nam ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Baoquocte.vn. Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng: Không để nhận thức sai lệch ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng: Không để nhận thức sai lệch ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết, phía Hoa Kỳ ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Tự do tôn giáo ở Việt Nam: Bác bỏ những nhận định sai lệch

Tự do tôn giáo ở Việt Nam: Bác bỏ những nhận định sai lệch

Không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà Việt Nam đã và đang nỗ lực bảo đảm các quyền con người cho người dân trên tất cả các lĩnh vực.
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Nguồn lực nội sinh cho đại đoàn kết dân tộc

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Nguồn lực nội sinh cho đại đoàn kết dân tộc

Đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo là nguồn lực nội sinh có ý nghĩa rất quan trọng để tìm 'mẫu số chung' của khối đại đoàn kết dân tộc.
Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Tây Ban Nha: Chính phủ mới hướng về nữ quyền

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhấn mạnh điều đó trong phát biểu tại họp báo công bố nội các mới ngày 20/11.
Mỹ 'thay đổi căn bản' cách tiếp cận và tài trợ cho nghiên cứu sức khỏe phụ nữ

Mỹ 'thay đổi căn bản' cách tiếp cận và tài trợ cho nghiên cứu sức khỏe phụ nữ

Mặc dù chiếm số lượng đông, nhưng phụ nữ Mỹ vẫn chưa được quan tâm đúng mức và không có nhiều các nghiên cứu về sức khỏe trong thời gian dài.
Hơn 40% dân số Sudan đối mặt với nạn đói trầm trọng

Hơn 40% dân số Sudan đối mặt với nạn đói trầm trọng

Hiện có 20,3 triệu người ở Sudan đang phải đối mặt với nạn đói trầm trọng và phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo, tương đương với 42% tổng dân số.
Ethiopia: Thảm họa thiên tai và nhân tai khiến 7,6 triệu trẻ em không được đến trường

Ethiopia: Thảm họa thiên tai và nhân tai khiến 7,6 triệu trẻ em không được đến trường

Cuộc xung đột đang diễn ra tại nhiều địa phương ở Ethiopia đã tước đi quyền được tiếp cận giáo dục của nhiều trẻ em.
Đan Mạch là quốc gia tốt nhất dành cho nữ giới

Đan Mạch là quốc gia tốt nhất dành cho nữ giới

Theo báo cáo Chỉ số Phụ nữ, hòa bình và an ninh mới nhất, Đan Mạch được xếp hạng là quốc gia tốt nhất dành cho phụ nữ.
Australia phạt mạng xã hội X gần 400.000 USD và đây là nguyên nhân

Australia phạt mạng xã hội X gần 400.000 USD và đây là nguyên nhân

Mạng xã hội X (trước đây là Twitter) thiếu quyết liệt trong việc ngăn chặn các nội dung lạm dụng tình dục trẻ em.
Phiên bản di động