Một góc hồ Hòa Bình. (Ảnh: Hồng Hạnh) |
Nhiều lợi thế phát triển
Hòa Bình là một trong những tỉnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng sớm nhất so với các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngay từ thập niên 90, mô hình du lịch cộng đồng ở bản Lác (xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu) đã được du khách biết đến, đặc biệt là khách quốc tế.
Tỉnh Hòa Bình hiện đang nắm giữ nhiều lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với nhiều hang động đẹp cùng các khu bảo tồn thiên nhiên rất đa dạng, phong phú về hệ sinh thái và động, thực vật…
Hồ Hòa Bình có phong cảnh non nước hữu tình có tiềm năng gồm 47 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra một không gian như Vịnh Hạ Long trên núi tạo điều kiện thuận lợi để du lịch Hòa Bình phát triển. Địa hình đồi núi đá vôi trùng điệp đã tạo nên nhiều hang động đẹp như: Quần thể hang động Núi đầu Rồng (huyện Cao Phong); Quần thể hang động Chùa Tiên (huyện Lạc Thủy); động Ngòi Hoa, Nam Sơn (huyện Tân Lạc); động Trung Sơn (huyện Lương Sơn)…
Tin liên quan |
Đặc sắc hóa sản phẩm là chìa khóa để du lịch phát triển |
Các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh như: Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh, huyện Đà Bắc; Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông huyện Tân Lạc và Lạc Sơn; Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, huyện Kim Bôi; Khu bảo tồn thiên nhiên Pà Cò - Hang Kia, huyện Mai Châu...
Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên thiên phong phú, Hòa Bình còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông với những giá trị nhân văn đa dạng, phong phú. Nơi đây có nền văn hóa thời tiền sử nổi tiếng văn hóa Hòa Bình - được coi là cái nôi của nền văn hóa Việt - Mường, quê hương của sử thi Đẻ đất, Đẻ nước.
Hòa Bình hiện có 41 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và 53 di tích cấp Tỉnh; với nhiều lễ hội dân gian các dân tộc còn được lưu giữ bảo tồn và phát huy tiêu biểu như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi (huyện Tân Lạc); Lễ hội Đền Bờ (huyện Cao Phong và Đà Bắc); Lễ hội Chùa Tiên (huyện Lạc Thủy); Lễ hội Xên Mường (huyện Mai Châu)… đã và đang hấp dẫn thu hút du khách trong nước và quốc tế đến từ các nước Pháp, Mỹ, Australia, Đức, Bỉ, Hà Lan, Anh…
Giúp đồng bào dân tộc thoát nghèo
Trong những năm qua, loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được đánh giá là ngành kinh tế quan trọng, các điểm du lịch cộng đồng ngày càng được quan tâm, hỗ trợ và phát triển thông qua các đề án, chính sách của Trung ương, của tỉnh.
Nhờ lấy văn hóa bản địa làm gốc, du lịch cộng đồng đã phát triển mạnh mẽ ở Hòa Bình và lan tỏa sang các địa phương lân cận, khách du lịch trong và ngoài nước đến với Hòa Bình ngày càng tăng.
Phụ nữ Dao ở xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đan váy thổ cẩm. (Ảnh: Hồng Hạnh) |
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đón 2,36 triệu lượt khách tham quan, du lịch, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 67,4% kế hoạch năm. Trong đó có 240.000 lượt khách quốc tế, 2.120 nghìn lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 59% kế hoạch năm. Trong đó, đóng góp của du lịch cộng đồng không nhỏ. Du lịch cộng đồng đã và đang tạo sinh kế bền vững, giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Tin liên quan |
Chi Lăng khơi dậy tiềm năng du lịch gắn với di tích lịch sử |
Mặc dù thời gian qua du lịch cộng đồng ở Hòa Bình thu hút nhiều khách, tuy nhiên, phát triển du lịch cộng đồng gặp một số khó khăn, thách thức và bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục như: Hệ thống đường giao thông kết nối các làng, bản, điểm đến du lịch cộng đồng còn nhiều khó khăn và thiếu đồng bộ; hệ thống cung cấp nước sạch, khu xử lý rác thải, nước thải chưa được quan tâm đầu tư; hạ tầng viễn thông liên lạc chất lượng thấp chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch; sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng chưa cao...
Để phát triển du lịch cộng đồng tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết: UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 10/3/2020 phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.
Theo đó, tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho 290 hộ du lịch cộng đồng, đón trên 1,65 triệu lượt khách tham quan du lịch; tổng thu từ khách du lịch cộng đồng chiếm 19,5% tổng thu từ khách du lịch. Tỉnh sẽ hỗ trợ nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng cho các xã khu vực miền núi; hỗ trợ đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối các điểm du lịch cộng đồng…
| Giải Bơi chải Thuyền Rồng Hà Nội năm 2023 - sự kiện quảng bá hình ảnh Thủ đô hòa bình, thân thiện Giải Bơi chải Thuyền Rồng là một trong nhiều sự kiện văn hóa, thể thao nhằm quảng bá hình ảnh của Thủ đô hòa bình, ... |
| Google công bố xu hướng các điểm du lịch được du khách châu Á tìm kiếm nhiều nhất Google vừa công bố xu hướng các điểm du lịch được du khách châu Á tìm kiếm nhiều nhất, trong đó chỉ người Việt là ... |
| Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Marriott tiếp tục triển khai kế hoạch mở rộng đầu tư vào lĩnh vực du lịch Việt Nam chủ trương phát triển du lịch nhanh, bền vững, coi đây là ngành quan trọng góp phần phát triển kinh tế cả nước ... |
| Tăng cường nhận thức của thanh niên về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN mang một ý nghĩa đặc biệt khi đặt người dân là trung tâm, phục vụ cho người ... |
| Tiền Giang quảng bá giá trị văn hóa, tạo điểm nhấn du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp Sáng 26/11, Lễ hội Văn hóa - Du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp năm 2023 bắt đầu diễn ra tại xã Đông Hòa Hiệp, ... |