Nhật Bản - 'Chiếc mỏ neo' tiềm năng của Bộ tứ

Nguyệt Ánh
TGVN. Tờ Business Times (Singapore) mới đây đã đăng bài bình luận của tác giả Andrew Hammond thuộc trường Kinh tế London (Anh) về vai trò trung tâm của Nhật Bản trong liên minh Bộ tứ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhật Bản - 'Chiếc mỏ neo' tiềm năng của Bộ tứ
Nhật Bản là trung tâm của Bộ tứ khi quốc gia Đông Bắc Á ngày càng được chính quyền Biden coi là bức tường thành quan trọng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. (Nguồn: Twitter)

Tầm quan trọng địa chính trị ngày càng tăng của Nhật Bản sẽ được thể hiện khi nước này đón Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngày 15/3.

Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cũng tham dự Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của nhóm Bộ tứ, được tổ chức theo hình thức trực tuyến, cùng với các nhà lãnh đạo Ấn Độ, Australia và Mỹ.

Tin liên quan
'Xuất tướng' đến châu Á, Tổng thống Biden gửi gắm thông điệp gì?

Thách thức từ một Trung Quốc ngày càng quyết đoán

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tới Tokyo là chuyến công du nước ngoài quan trọng đầu tiên của 2 quan chức chủ chốt trong chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Điểm đến của họ, nơi họ tham dự cuộc hội đàm 2+2 với Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi của nước chủ nhà, phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng của Mỹ về thách thức do Trung Quốc đang trỗi dậy cũng như các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đặt ra.

Chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự, trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách tăng cường quan hệ với các đồng minh chủ chốt trong khu vực là Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.

Nhật Bản là trung tâm của liên minh này khi quốc gia Đông Bắc Á ngày càng được chính quyền Biden coi là bức tường thành quan trọng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc cũng như đối thủ tiềm năng là Nga ở châu Á-Thái Bình Dương như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Trước cuộc đối thoại 2+2 này, ngày 12/3, Nhóm Bộ tứ đã tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Australia Scott Morrison.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan gọi diễn đàn 4 bên này là “nền tảng để xây dựng chính sách quan trọng của Mỹ” trong khu vực.

Vị thế của Nhật Bản

Một trong những nội dung được thảo luận là một chiến dịch mới mà Washington, Tokyo, Canberra và New Delhi đang thực hiện để phân phối vaccine ngừa Covid-19 ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Nhà Trắng gần đây đã tổ chức các cuộc hội đàm với các thành viên khác của Bộ tứ về sáng kiến an ninh và ngoại giao mới này.

Chính quyền Biden coi Nhật Bản là “chiếc mỏ neo” tiềm năng của liên minh chống Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu ở châu Á.

Đầu tiên, Tokyo là thành viên lâu đời của các câu lạc bộ phương Tây như nhóm G7, và Washington không chỉ coi trọng vai trò địa chính trị mà còn cả vai trò tài chính trụ cột mà Tokyo có thể đóng với tư cách nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Cũng có những suy đoán rằng Nhật Bản có thể được mời tham gia liên minh tình báo Five Eyes gồm Canada, Mỹ, Anh, Australia và New Zealand.

Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, sự chuyển đổi dần dần vai trò thế giới của Nhật Bản một phần bắt nguồn từ thành tựu phục hồi và phát triển kinh tế thần kỳ của nước này sau chiến tranh, dẫn đến việc ngày càng có nhiều lời kêu gọi Tokyo phải có các hoạt động tương xứng với sức mạnh kinh tế thông qua những cam kết đối với các mối quan hệ chính trị quốc tế.

Ngoài Mỹ, nhiều nước phương Tây cũng hoan nghênh cam kết tăng cường thương mại quốc tế và trật tự quốc tế “dựa trên luật lệ” của Nhật Bản.

Tokyo cũng là nước đi tiên phong trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký hồi năm 2020 cùng với 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương (Australia, Canada, Singapore, New Zealand, Nhật Bản, Chile, Brunei , Malaysia, Mexico, Peru và Việt Nam).

Hiệp định này ban đầu được chính quyền của Tổng thống Barack Obama thúc đẩy nhằm gắn kết Mỹ vào các mối quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc hơn với các đồng minh truyền thống trong khu vực, và chính quyền Tổng thống Biden có thể tìm cách tham gia trong thời gian tới.

Nhật Bản - 'Chiếc mỏ neo' tiềm năng của Bộ tứ
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của nhóm Bộ tứ ngày 12/3. (Nguồn: Kyodo)

Ngoài những yếu tố cấu trúc thúc đẩy chính sách quốc tế của Nhật Bản, cựu Thủ tướng Abe Shinzo - thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản - đã rất thành công trong việc củng cố mối quan hệ với các nhà lãnh đạo phương Tây.

Ông thậm chí đã thuyết phục được cựu Tổng thống Donald Trump rằng bất chấp chính sách “Nước Mỹ trước tiên”, an ninh của Nhật Bản cần phải có sự cam kết mạnh mẽ của Mỹ với tư cách là “nền tảng của hòa bình” ở châu Á-Thái Bình Dương.

Điều này đã tạo ra một di sản quan trọng để Thủ tướng kế nhiệm Suga Yoshihide xây dựng và củng cố mối quan hệ Nhật-Mỹ khi đối mặt với những bất ổn quốc tế về một loạt vấn đề, bao gồm cả vấn đề Triều Tiên.

Những lo ngại đối với Bình Nhưỡng đang gia tăng trở lại sau khi một báo cáo gần đây của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) lưu ý về khả năng tái chế nhiên liệu hạt nhân để chế tạo bom nguyên tử của nước này.

Các quan chức Mỹ cho rằng một động thái như vậy (của Triều Tiên) có thể nhằm tạo ra lá bài mặc cả với chính quyền Biden để gây sức ép dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Khi chính quyền Mỹ xem xét lại chính sách đối với Bình Nhưỡng, IAEA đã gọi việc Triều Tiên tiếp tục chương trình hạt nhân là một hành vi vi phạm trắng trợn các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và là điều “vô cùng đáng tiếc”.

Dưới thời chính quyền Trump, Nhật Bản đã lo ngại rằng Mỹ có thể xem xét ký một thỏa thuận với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, theo đó Bình Nhưỡng sẽ đồng ý từ bỏ các tên lửa có khả năng vươn tới Mỹ nhưng không loại bỏ các tên lửa tầm ngắn và tầm trung đe dọa Tokyo và các thành phố khác của Nhật Bản.

Tuy nhiên, vấn đề này đã trở nên ít được chú ý hơn khi cuộc đối thoại của Trump với Triều Tiên bị đình trệ. Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết, cách tiếp cận của Tổng thống Biden với Triều Tiên có thể là gia tăng các biện pháp trừng phạt hoặc các sáng kiến ngoại giao chưa xác định khác.

Tin liên quan
Hậu Thượng đỉnh Bộ tứ: Những điểm nhấn chưa được gọi tên Hậu Thượng đỉnh Bộ tứ: Những điểm nhấn chưa được gọi tên

Tuy nhiên, động lực chính khiến quan hệ Mỹ-Nhật ngày càng khăng khít là yếu tố Trung Quốc, với hàng loạt mối lo ngại, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo Senkaku hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.

Đây là lý do tại sao Tokyo sẽ hoan nghênh vai trò trung tâm của mình trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Biden.

Trong các cuộc gặp sắp tới, cả hai bên sẽ nhắc lại sự phản đối đối với những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời chia sẻ mối “quan ngại sâu sắc” về Luật Hải cảnh mới nhiều tranh cãi của Bắc Kinh.

Chính quyền Biden cho rằng Nhật Bản giờ đây có thể trở thành “mỏ neo” của Bộ tứ khi Mỹ tìm cách tăng gấp đôi sức mạnh của các liên minh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương trong thời kỳ hậu Trump.

Hội nghị Thượng đỉnh Bộ tứ: Trung Quốc cảnh báo, tuyên bố chung 'Tinh thần Bộ tứ' có gì?
Tiêu điểm quốc tế trong tuần: Thượng đỉnh Bộ tứ lần đầu tiên, chiến thắng lập pháp của ông Biden, Libya sang trang mới
Thượng đỉnh Bộ tứ đầu tiên sẽ bàn về những vấn đề lớn nào?
Việt Nam lên tiếng về cuộc họp lãnh đạo Bộ tứ
Thượng đỉnh Bộ tứ - Bước ngoặt cho quan hệ Ấn-Mỹ
TIN LIÊN QUAN
(theo Business Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 18/11/2024, Lịch vạn niên ngày 18 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 18/11/2024, Lịch vạn niên ngày 18 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 18/11. Lịch âm 18/11/2024? Âm lịch hôm nay 18/11. Lịch vạn niên 18/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Quảng Ninh nằm trong tốp đầu địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Quảng Ninh nằm trong tốp đầu địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Hiện Quảng Ninh có 29 dự án cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đạt 1.651,09 triệu USD và 20 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đạt ...
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Armenia

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Armenia

Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình của nhân dân Armenia trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất ...
Tiểu sử Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan

Tiểu sử Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17/11-23/11.
Giải Cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024: Việt Nam chiến thắng ở nội dung đôi nam nữ

Giải Cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024: Việt Nam chiến thắng ở nội dung đôi nam nữ

Tuyển Việt Nam tranh tài ở 2/5 nội dung chung kết và giành ngôi vô địch đôi nam nữ tại Giải Cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Thủ tướng Ấn Độ Modi 'quét' 3 quốc gia trong 5 ngày, khám phá cơ hội hợp tác mới

Thủ tướng Ấn Độ Modi 'quét' 3 quốc gia trong 5 ngày, khám phá cơ hội hợp tác mới

Thủ tướng Narendra Modi đến Nigeria vào hôm nay, 17/11, bắt đầu chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu chính phủ Ấn Độ đến quốc gia Tây Phi sau 17 năm.
Mỹ, Australia và Nhật Bản tăng cường khả năng phối hợp tác chiến

Mỹ, Australia và Nhật Bản tăng cường khả năng phối hợp tác chiến

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles ngày 17/11 chủ trì cuộc họp ba bên với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin và Nhật Bản Gen Nakatani.
Sở hữu tên lửa siêu vượt âm - bước tiến trong phát triển vũ khí công nghệ cao của Ấn Độ

Sở hữu tên lửa siêu vượt âm - bước tiến trong phát triển vũ khí công nghệ cao của Ấn Độ

Ngày 17/11, Ấn Độ chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa đầu tiên.
Thủ tướng Mali kêu gọi đoàn kết, thúc đẩy hoàn tất quá trình chuyển tiếp

Thủ tướng Mali kêu gọi đoàn kết, thúc đẩy hoàn tất quá trình chuyển tiếp

Quá trình chuyển giao quyền lực ở Mali bị trì hoãn khiến Thủ tướng dân sự của Mali, ông Choguel Kokalla Maiga, ngày 16/11 đã lên tiếng.
Italy chở viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza, cam kết hỗ trợ hạ nhiệt xung đột

Italy chở viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza, cam kết hỗ trợ hạ nhiệt xung đột

Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Italy, ngày 16/11, một máy bay của không quân Italy đã chở hơn 15 tấn viện trợ nhân đạo đến Gaza để hỗ trợ người dân nơi đây.
Mỹ phản ứng trước thông tin lính Triều Tiên tại Nga; Trung Quốc khẳng định lập trường về Ukraine

Mỹ phản ứng trước thông tin lính Triều Tiên tại Nga; Trung Quốc khẳng định lập trường về Ukraine

Trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ quan ngại về thông tin binh sĩ Triều Tiên tham gia chiến đấu tại Nga.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Phiên bản di động