Nhật Bản dẫn đầu 'cường quốc tầm trung' trong định hình tương lai châu Á *

Quang Hiếu
Được đánh giá như "cường quốc bậc trung", Nhật Bản đang đóng vai trò ngày càng quan trọng và mang tính xây dựng trong việc định hình tương lai châu Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhật Bản và tham vọng trong việc định hình tương lai Đông Á
Nhật Bản là minh chứng cho thấy rằng tương lai của châu Á không nhất thiết phải phụ thuộc vào các siêu cường như Mỹ hay Trung Quốc. (Nguồn: Getty)

Trong giai đoạn hiện nay, sẽ là lỗi thời nếu các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách chỉ coi quan hệ quốc tế khu vực châu Á về cơ bản là cuộc đấu tranh giành quyền lực Mỹ-Trung. Bên cạnh cuộc đua tranh của các siêu cường, các cường quốc bậc trung đang đóng vai trò ngày càng quan trọng và mang tính xây dựng trong việc định hình tương lai châu Á.

Có thể nói không cường quốc bậc trung nào tại châu Á là quan trọng như Nhật Bản. Điều này đặc biệt đúng ở Đông Nam Á, nơi Nhật Bản không chỉ là nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng hàng đầu và hỗ trợ phát triển (ODA) mà còn nhận được những thiện chí to lớn của cả các nhà lãnh đạo cũng như công chúng trong khu vực.

Trong khi vẫn duy trì sự trung thành về mặt pháp lý với Hiến pháp hòa bình (không có quân đội) của mình, Nhật Bản cũng đã dần trở thành nguồn hỗ trợ an ninh hàng hải quan trọng cho các nước Đông Nam Á đang phát triển.

Đối tác hàng đầu của Philippines

Mối quan hệ Nhật Bản-Philippines có thể là minh chứng sống động nhất. Bất chấp những thay đổi khác trong chính sách đối nội và đối ngoại của mình trong những năm gần đây, Manila đã hết lòng coi Tokyo như một đối tác quan trọng cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực.

Sau thất bại trong Thế chiến thứ II, phát xít Nhật đầu hàng và Nhật Bản từ bỏ vị thế đế quốc rồi trở thành cường quốc kinh tế trong những năm 1970 và 1980.

Tuy nhiên, cuộc suy thoái kéo dài vào đầu thế kỷ đã làm giảm vị thế toàn cầu của Nhật Bản và tạo điều kiện cho sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc ưu việt hơn ở châu Á.

Mặt khác, Điều 9 của Hiến pháp thời hậu chiến đã cấm Nhật Bản có quân đội hay phục vụ mục đích quân sự, mà chỉ được áp dụng chính sách quốc phòng.

Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là một thế lực cần được cân nhắc đến.

Đây là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, có lực lượng hải quân tiên tiến ở châu Á và sở hữu nhiều tập đoàn sản xuất lớn.

Trong thập kỷ qua, chính quyền cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã giám sát quá trình chuyển đổi đất nước thành một cường quốc tầm trung trong khu vực.

Mặc dù thiếu sức mạnh chính trị, quân sự và ngoại giao để vươn lên tầm siêu cường như Mỹ, nhưng Nhật Bản vẫn tích cực đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực, tăng cường liên minh với các cường quốc cùng chí hướng trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và từng bước phát triển khả năng tự vệ trong bối cảnh căng thẳng hàng hải gia tăng ở châu Á.

Và Philippines đã trở thành nước ủng hộ chính cho vai trò mới của Nhật trong khu vực.

Chính sách đối ngoại của Philippines trong giai đoạn gần đây là sự mâu thuẫn về mối quan hệ với Trung Quốc của hai đời tổng thống.

Trong khi chính quyền cựu Tổng thống Benigno Aquino III là người ủng hộ trung thành việc mở rộng dấu chân quân sự của Mỹ ở châu Á để đối phó với tham vọng của Trung Quốc, thì chính quyền kế nhiệm của ông Rodrigo Duterte lại đặt câu hỏi về các nguyên tắc cơ bản của liên minh với Mỹ nhằm ủng hộ mối quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc.

Mặc dù cả hai nhà lãnh đạo Philippines có nhiều khuynh hướng và chiến lược khác biệt, nhưng có một điểm chung là đều theo đuổi tăng cường mối quan hệ với Nhật Bản.

Tin liên quan
Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố phản đối việc đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố phản đối việc đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, hai vị Tổng thống Philippines đã nhiều lần đến thăm Tokyo, nhấn mạnh ưu tiên mà họ dành cho quan hệ Philippines-Nhật Bản.

Trong bài phát biểu vào năm 2015, ông Aquino đã cảm ơn Nhật Bản vì đã "hỗ trợ kích thích và duy trì tăng trưởng kinh tế Philippines” và "tăng cường khả năng phục hồi sau thảm họa của Philippines.”

Còn Tổng thống Duterte đã ca ngợi Nhật Bản là “một người bạn thân thiết hơn một người anh em” và “một người bạn không giống bất kỳ nước nào” hay “một tình bạn đặc biệt mà giá trị của nó vượt xa mọi thước đo”.

Ba mặt trận quan trọng

Đổi lại, các nền kinh tế Đông Nam Á như Philippines là một phần không thể thiếu trong chiến lược đa dạng hóa đầu tư của Nhật Bản. Có lẽ nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, khu vực này là nơi Tokyo đã tìm thấy những đối tác có thể ủng hộ chính sách đối ngoại và quốc phòng của mình.

Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã đóng một vai trò không thể thiếu và mang tính xây dựng trong khu vực trên ba mặt trận quan trọng.

Một là, xây dựng và duy trì các mối quan hệ với các nước ở Đông Nam Á. Điều này rất quan trọng và là yếu tố giúp Nhật tăng tốc trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực.

Với nhiều nét tương đồng, tăng cường quan hệ với các nước khu vực Đông Nam Á cũng thuận lợi hơn cho Nhật Bản so với các nước phương Tây, vốn có nhiều bất đồng về các vấn đề nhân quyền và dân chủ.

Ví dụ, thay vì chỉ trích hoặc tán thành với chủ trương trấn áp tội phạm ma túy mạnh tay của Tổng thống Duterte, Nhật Bản đẩy mạnh hỗ trợ cơ sở khoa học và sức khỏe cộng đồng, chẳng hạn như việc thành lập các cơ sở cai nghiện ma túy ở Philippines.

Đồng thời, Tokyo trở thành trung gian kết nối trong giai đoạn căng thẳng giữa ông Duterte và cựu Tổng thống Donald Trump.

Hai là, cung cấp một giải pháp thay thế khả thi cho sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Tại Philippines, Nhật Bản đã tham gia vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn, bao gồm dự án tàu điện ngầm đầu tiên ở Metro-Manila cũng như dự án đường sắt đi lại Bắc Nam, kết nối các trung tâm công nghiệp lớn của đất nước.

Gần đây, Nhật Bản cũng bắt tay với các cường quốc Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cao cho khu vực, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông 5G và trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, xứ sở mặt trời mọc cũng tạo ra mối yên tâm về quản trị cũng như tạo nhiều công ăn việc làm cho các quốc gia trong khu vực.

Nhật Bản và tham vọng trong việc định hình tương lai Đông Á
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kenji Wakamiya trong lễ chuyển giao máy bay huấn luyện của Nhật Bản cho Hải quân Philippines hồi tháng 3/2017. (Nguồn: Reuters)

Ba là, hỗ trợ tăng cường an ninh hàng hải. Trong những năm gần đây, Nhật Bản hỗ trợ một số quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Indonesia... phát triển khả năng giám sát và phòng thủ trên biển.

Nhật Bản đã tặng cho Philippines khoảng 10 tàu tuần tra tiên tiến cũng như máy bay trinh sát TC-90. Theo thỏa thuận quốc phòng trị giá 100 triệu USD, Nhật Bản dự kiến ​​sẽ xuất khẩu hệ thống radar hàng không cho Philippines, với các tàu tuần tra lớn hơn do Nhật Bản sản xuất dự kiến ​​vào năm tới.

Với Indonesia, Nhật cũng hoàn tất một thỏa thuận quốc phòng mới nhằm tăng cường khả năng an ninh hàng hải của nước này.

Tựu trung, sự có mặt của cường quốc bậc trung Nhật Bản sẽ khiến quan hệ ở châu Á trở nên đa dạng hơn và cho thấy rằng tương lai của khu vực này không nhất thiết phải phụ thuộc vào các siêu cường như Mỹ hay Trung Quốc.


* Bài viết của học giả người Philippines Richard Javad Heydarian, chuyên gia về các vấn đề địa chính trị và kinh tế châu Á, tác giả của nhiều sách nghiên cứu, trong đó có The Rise of Duterte: A Populist Revolt against Elite Democracy, The Indo-Pacific: Trump, China and the New Struggle for Global Mastery...

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Myanmar: Chính quyền quân sự chuẩn bị giải tán đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi
Sắc xanh đỏ của đảng phái nhuộm màu bản đồ tiêm vaccine Covid-19 ở Mỹ
Cập nhật Covid-19 ngày 21/5: Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm tại Indonesia; chứng chỉ xanh kỹ thuật số châu Âu; nguy cơ bùng dịch và bài học từ Ấn Độ
Ẩn số Nga trong bài toán xung đột Israel-Palestine
Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Trong khó khăn, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao đa phương càng đậm nét hơn
(theo Japan Times)

Đọc thêm

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Chính sự lèo lái của Tim Cook đã giúp Apple trở thành một đế chế và tập đoàn giá trị nhất thế giới.
Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Các lực lượng của Philippines và Mỹ sẽ tập trận chung từ 22/4, bên ngoài lãnh hải quốc gia Đông Nam Á, trong vùng biển đối diện với Biển Đông.
Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ chuẩn bị họp, Iran bất đắc dĩ trở thành 'tác nhân' khiến Ukraine và Israel sớm nhận được 'quà' lớn từ Washington?

Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu vào ngày 20/4 về gói viện trợ quân sự bị trì hoãn lâu nay của nước này dành cho Ukraine và Israel.
Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Căng thẳng Israel-Iran: Gạt các đề xuất quốc tế, Tel Aviv khăng khăng tự ra quyết định; EU chốt 'đòn' vào Tehran; Nga ra mặt

Israel sẽ tự ra quyết định để bảo vệ quốc gia, trong khi Iran cảnh báo sẽ có phản ứng quy mô lớn nếu Israel có động thái trả đũa dù là nhỏ nhất.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của không quân Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea đêm 17/4.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động