Nhật Bản - Mỹ: Một nhịn cho chín lành

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Nhật Bản - Mỹ dự định sẽ ký thỏa thuận thương mại tại New York. Chủ đích và nhất là lợi ích của ông Trump và ông Abe trong câu chuyện này là gì? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhat ban my mot nhin cho chin lanh Mỹ - Nhật sắp hoàn thành thỏa thuận thương mại
nhat ban my mot nhin cho chin lanh Bình luận Quốc tế. Mỹ - Nhật Bản: Lợi trong, ích ngoài
nhat ban my mot nhin cho chin lanh
Ý nghĩa chính trị của thoả thuận thương mại Nhật Bản - Mỹ có thể to lớn nhưng tác động và hiệu ứng thực tế của nó chỉ trong phạm vi nhất định. (Minh họa của Charlee trên trang What's On Politics)
nhat ban my mot nhin cho chin lanh Quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật: Càng quen càng lèn cho đau

TGVN. Ngay khi đặt chân đến xứ sở hoa anh đào trong chuyến công du 4 ngày vừa qua, Tổng thống Mỹ tuyên bố "vị ...

Bên lề khoá họp Đại hội đồng Liên hợp quốc năm nay ở New York (Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo dự định sẽ ký kết thoả thuận thương mại giữa hai nước. Việc này đã được hai người ấn định khi họ gặp nhau dịp cùng dự Hội nghị cấp cao thường niên năm nay của nhóm G7 tổ chức tại Biarritz (Pháp).

Ông Trump cũng đã thông báo cho Quốc hội Mỹ biết theo quy định của pháp luật hiện hành ở nước này, trong khi quan chức chính phủ ở Nhật Bản lại cho rằng, trên thực tế vẫn còn không ít chuyện phải được đàm phán ổn thoả trước khi có được văn bản thoả thuận hoàn chỉnh để cho ông Trump và ông Abe có thể ký kết.

Thực tế ấy tạo cảm nhận là ông Trump chủ ý đặt ông Abe trước sự đã rồi và không còn có thể trì hoãn, càng không thể có chuyện lùi.

Đấy không phải là điều đáng chú ý duy nhất ở việc này.

“Chiến lược kép” của Nhật Bản

Mỹ và Nhật Bản khởi động và xúc tiến đàm phán về thoả thuận thương mại song phương có nguồn gốc ở việc ông Trump rút nước Mỹ ra khỏi thoả thuận về Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và kích hoạt cuộc xung khắc thương mại với nhiều đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ, đặc biệt với Trung Quốc và trong đó có Nhật Bản. Nhật Bản thuộc diện những bên đi đầu trong việc giải cứu TPP bằng một thoả thuận mới về khu vực mậu dịch tự do nhiều bên không có sự tham gia của Mỹ với tên gọi là Quan hệ đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và thoả thuận cùng EU xây dựng khu vực mậu dịch tự do chung.

Nhật Bản nhận thức được rằng, ông Trump quá thích thú và say mê thực thi chủ nghĩa bảo hộ thương mại, coi đấy là công cụ đắc dụng nhất và vũ khí công hiệu nhất mà hiện Mỹ có thể có được và sử dụng để xử lý tất cả các mối quan hệ đối ngoại, an ninh và kinh tế đối ngoại của nước này, ông Trump sẽ còn đẩy mạnh chứ không bớt giảm, sẽ còn quyết liệt hơn nữa chứ không hạ bớt mức độ xung khắc thương mại với các đối tác nên Nhật Bản phải thực thi một kiểu "chiến lược kép" với hai định hướng đồng thời là nhanh chóng dàn xếp song phương với Mỹ và thúc đẩy việc đàm phán và ký kết những thoả thuận hợp tác thương mại song phương cũng như đa phương với các đối tác khác.

nhat ban my mot nhin cho chin lanh Mỹ - Trung Quốc: Thương chiến tiếp hay tàn ?
nhat ban my mot nhin cho chin lanh Nhật Bản – Hàn Quốc: Bất ổn ngoài để trong yên
nhat ban my mot nhin cho chin lanh Nhật Bản với G20: Được dịp phất cờ

Tranh thủ cá nhân ông Trump là chủ trương xuyên suốt của ông Abe ngay từ khi ông Trump mới đắc cử Tổng thống Mỹ và còn chưa chính thức nhậm chức. Chấp nhận nhượng bộ Mỹ nhiều hơn để cho yên chuyện và xong việc là phương châm chỉ đạo của ông Abe trong xử lý mọi chuyện quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ. Ở thoả thuận thương mại song phương này, điều ấy thể hiện rất rõ.

Cái được/mất của Mỹ và Nhật Bản

Phía Nhật Bản gần như bị phía Mỹ áp đặt cả chủ đề nội dung lẫn lộ trình thời gian đàm phán. Phía Nhật Bản phải đáp ứng yêu cầu của Mỹ liên quan đến việc mở cửa thị trường Nhật Bản cho nông sản của Mỹ - mà ai cũng hiểu được rằng, như thế sẽ vô hiệu hoá ở mức độ không hề nhỏ tác động của một số biện pháp của Trung Quốc đáp trả Mỹ trong cuộc xung khắc thương mại hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc - trong khi phía Mỹ lại chỉ mới đáp ứng có phần nào yêu cầu đòi hỏi hàng đầu của Nhật Bản về mở cửa thị trường Mỹ cho ôtô của Nhật Bản. Hay như ông Trump muốn thoả thuận được ký kết ngay vào cuối tháng Chín này trong khi quá trình đàm phán trong thực chất hiện vẫn chưa kết thúc thành công.

Ông Abe chủ trương thoả hiệp với ông Trump trong chuyện này để cầu được việc trong những chuyện khác. Nhật Bản hiện vẫn cần, nếu như không muốn nói là càng cần Mỹ để xử lý quan hệ với các nước trong khu vực Đông Bắc Á và để vươn tới tầm ảnh hưởng chính trị thế giới. Ở Đông Bắc Á, Nhật Bản hiện vẫn khúc mắc với tất cả 4 nước trong khu vực là Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên. Trong rất nhiều chuyện liên quan, Nhật Bản vẫn cần đến cả cái uy của Mỹ lẫn tác động của mối quan hệ đồng minh quân sự chiến lược truyền thống với Mỹ. Đấy là cách thức chịu nhịn một để được đến cả chín lành, một cách chịu chấp nhận trả giá ở chỗ này để được giá ở chỗ khác.

Ông Trump cần thoả thuận thương mại này với Nhật Bản làm bằng chứng cho sự thành công của quan điểm chính sách gây xung khắc thương mại và thực thi chủ nghĩa bảo hộ thương mại của mình. Xung khắc thương mại với những đối tác lớn như Trung Quốc hay EU càng thêm quyết liệt và dai dẳng thì ông Trump càng cần những kết quả cụ thể như với Nhật Bản hay với một vài đối tác trước đó. Cũng vì thế mà ông Trump không nhằm vào thoả thuận tổng thể với Nhật Bản mà chỉ cần một thoả thuận có giới hạn bởi chỉ như thế thì đàm phán mới có thể dễ và nhanh chóng thành công.

Cho nên ý nghĩa chính trị của thoả thuận thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản có thể to lớn nhưng tác động và hiệu ứng thực tế của nó lại chỉ trong mức độ phạm vi nhất định đối với cả hai bên. Thoả thuận này chưa đủ để giải quyết được tất cả các vấn đề trong cuộc xung khắc thương mại giữa hai nước nhưng đủ để được coi và sử dụng làm mô thức và phương cách cho hai bên xử lý những vấn đề còn lại trong thời gian tới.

Dịch Dung

nhat ban my mot nhin cho chin lanh Gạt Quốc hội Mỹ sang một bên, ông Trump ký thỏa thuận thương mại sơ bộ với Nhật Bản

TGVN. Ngày 16/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo, nước này và Nhật Bản đã đạt thỏa thuận tự do thương mại sơ bộ trong ...

nhat ban my mot nhin cho chin lanh Mỹ - Nhật đạt được thỏa thuận khung về thương mại, Tokyo sẽ giảm thuế đối với hàng Mỹ

TGVN. Nhật báo Nikkei của Nhật Bản ngày 24/8 đưa tin, Mỹ và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận khung khái quát về thương ...

nhat ban my mot nhin cho chin lanh Mỹ - Nhật Bản: Hướng tới tăng cường quan hệ hợp tác song phương

Các quan chức Mỹ - Nhật Bản đều ca ngợi quan hệ "chưa từng có" giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật ...

Đọc thêm

Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Xin cho tôi hỏi hành vi sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào? - Độc giả Nhật Nam
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Lo ngại về những rủi ro bảo mật dữ liệu người dùng trên Facebook, chính phủ Hà Lan đang xem xét việc cấm hoàn toàn nền tảng mạng xã hội ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

GDP của nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý I/2024, trong khi tốc độ tăng trưởng của quý trước đó là 3,4%.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động