Nhật Bản - NATO 'xích lại gần nhau': Không chỉ là phản ứng nhất thời với xung đột Nga - Ukraine

Vy Anh
Nhật Bản và NATO đang có những bước hợp tác mạnh mẽ dựa trên những tính toán chiến lược kỹ lưỡng của cả hai phía.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung quanh quan hệ đối tác an ninh Nhật Bản-NATO
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bắt tay với Thủ tướng Kishida Fumio nhân chuyến thăm Tokyo ngày 31/1. (Nguồn: AP)

Các nguồn tin cho biết chính phủ Nhật Bản đang thực hiện các bước cụ thể để cải thiện mối quan hệ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Các quan chức Nhật Bản và NATO đang đàm phán để ký kết một thỏa thuận hợp tác mới trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 tới và khối này có kế hoạch mở văn phòng liên lạc đầu tiên ở khu vực châu Á, cụ thể là tại Tokyo, Nhật Bản.

Đây là những bước đi cụ thể và là kết quả của nỗ lực suốt nhiều năm nhằm nâng cấp quan hệ Nhật Bản-NATO.

Xét cho cùng, NATO là một liên minh quân sự giữa các đối tác Bắc Mỹ và châu Âu được củng cố bởi các nghĩa vụ phòng thủ chung.

Trong khi đó, các mối đe dọa an ninh chính của Nhật Bản là ở châu Á và Hiến pháp của nước này hạn chế Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) có thể tiến xa trong hợp tác chính thức với quân đội NATO.

Vậy làm thế nào có thể hiểu được mối quan hệ Nhật Bản-NATO?

Những gì chúng ta đang thấy hiện nay là sản phẩm của những bước tiến được cân nhắc thận trọng và có chủ ý trong quan hệ đối tác an ninh thích ứng với các lĩnh vực mới và được xây dựng dựa trên cam kết chung đối với một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

30 năm "thai nghén"

Trước hết, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã đẩy nhanh quá trình “chín muồi” của quan hệ Nhật Bản-NATO, nhưng các "bánh răng" đã bắt đầu chuyển động cách đây 30 năm sau khi Liên Xô (cũ) sụp đổ và những thay đổi trong thực tiễn an ninh của Nhật Bản.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, NATO không thực sự quan tâm đến châu Á nhưng khi Liên Xô (cũ) sụp đổ, các đồng minh bắt đầu nhận ra rằng quản lý hòa bình và ổn định sẽ khó hơn nhiều so với kiềm chế răn đe và đối đầu quân sự thông thường ở châu Âu. Cùng khoảng thời gian đó, năm 1997, Nhật Bản cũng có lưu ý rằng các lợi ích an ninh của NATO và Nhật Bản có thể sớm gặp nhau.

Từng bước, hai bên đã đẩy cao cam kết ở cấp độ chính trị. Mở đầu là chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thư ký NATO Jaap de Hoop Scheffer hồi tháng 4/2005. Tiếp đó, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Nhật Bản, Tướng Hajime Massaki đã đến thăm Brussels sau đó một tháng.

Tháng 1/2007, Thủ tướng Abe Shinzo trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên phát biểu trước NATO. Ông tuyên bố: “Nhật Bản và NATO chia sẻ tinh thần trách nhiệm chung khi đối mặt với các thách thức toàn cầu. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần hợp tác chia sẻ năng lực trong nỗ lực củng cố hòa bình trước nguy cơ xung đột”.

Không phải phản ứng tức thời

Xu hướng tăng cường can dự vẫn tiếp tục bất kể sự thay đổi nội các đối với Đảng Dân chủ Nhật Bản năm 2009. Tháng 6/2010, Nhật Bản và NATO đã ký kết một thỏa thuận về chia sẻ thông tin.

Tháng 5/2014, chính quyền Thủ tướng Abe nhiệm kỳ 2 đã công bố Chương trình Hợp tác và Đối tác cá nhân giữa Nhật Bản và NATO, ngay sau đó là việc triển khai một sĩ quan liên lạc SDF đến trụ sở NATO. Năm 2018, Nhật Bản thành lập phái bộ chính thức bên cạnh NATO ở Brussels.

Do đó, những gì chúng ta đang thấy hiện nay không phải là một sự thay đổi đột ngột.

Đó không phải là phản ứng tức thời đối với xung đột Nga-Ukraine, cũng không phải là một kế hoạch mới nhằm kiềm chế Trung Quốc như một số nhà quan sát có thể sẽ lập luận.

Thay vào đó, nó là sản phẩm của những bài học kinh nghiệm trên thực tế, hội tụ các lợi ích chiến lược và cơ hội chung cho sự tham gia có ý nghĩa ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

Khi mối quan hệ phát triển, hai bên sẽ có cơ hội chia sẻ hậu cần và khả năng tương tác – yếu tố quan trọng để tối đa hóa hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động an ninh. Thay vì phát triển các mối quan hệ này theo cách bột phát, SDF và NATO đã tìm kiếm cơ hội để tiếp xúc và hợp tác thường xuyên hơn.

Tiện đôi đường

Đối với Nhật Bản, NATO cung cấp một cơ chế hữu ích để can dự với các chính phủ châu Âu, vì đó là nơi duy nhất để thảo luận về các vấn đề an ninh.

Thay vì phải tới hơn 31 quốc gia để tổ chức các cuộc họp an ninh song phương riêng rẽ, các sự kiện của NATO cung cấp một diễn đàn duy nhất cho cả các cuộc thảo luận tập thể và các cam kết song phương riêng biệt bên lề.

Do đó, nó giúp tiết kiệm đáng kể những nỗ lực của chính phủ Nhật Bản trong việc tiếp cận nhiều đối tác châu Âu hơn.

Trong khi đó, hầu hết các thành viên NATO đều nhận ra rằng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ là trung tâm kinh tế và an ninh trong thế kỷ XXI, nhưng chỉ một số nước có cơ chế can dự vào khu vực. Nhật Bản là một đối tác hữu ích cho các quốc gia đó nhờ sức mạnh kinh tế, vị trí chiến lược. Do đó, Nhật Bản trở thành một lựa chọn tự nhiên như một đối tác ở châu Á.

Nhật Bản đang nỗ lực tăng cường quan hệ với một số thành viên NATO, ngoài đồng minh Mỹ, đáng chú ý là Anh, Pháp và Canada. Tuy vậy, với sự tham gia mạnh mẽ của các quốc gia này vào NATO, sẽ có một số chồng chéo tự nhiên về các ưu tiên và nỗ lực an ninh.

Tóm lại, có rất nhiều điều có thể đạt được thông qua phối hợp chính sách, liên kết chiến lược, làm quen với hoạt động và hợp tác trực tiếp (đặc biệt là trong lĩnh vực không gian và mạng) giữa Nhật Bản và NATO. Khi thế giới trở nên kết nối hơn, nội hàm của mối quan hệ Nhật Bản-NATO sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Ukraine gọi xung đột là 'vết thương chảy máu giữa châu Âu', tuyên bố đã đến lúc biến Biển Đen thành 'biển của NATO'

Ukraine gọi xung đột là 'vết thương chảy máu giữa châu Âu', tuyên bố đã đến lúc biến Biển Đen thành 'biển của NATO'

Ngày 13/4, phát biểu trực tuyến tại Hội nghị An ninh Biển Đen được tổ chức ở thủ đô Bucharest (Romania), Ngoại trưởng Ukraine Dmitry ...

Cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ: Nhật Bản gia nhập NATO là không khả thi

Cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ: Nhật Bản gia nhập NATO là không khả thi

Trong bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton nhận định việc Nhật Bản gia ...

Nga cảm ơn Brazil về đề xuất cho xung đột ở Ukraine, Mỹ chỉ trích bình luận của Tổng thống Lula

Nga cảm ơn Brazil về đề xuất cho xung đột ở Ukraine, Mỹ chỉ trích bình luận của Tổng thống Lula

Trước cuộc gặp với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 17/4 gửi lời cảm ơn quốc gia ...

Mỹ muốn G7 cấm hoàn toàn xuất khẩu sang Nga, EU và Nhật Bản nói 'không thể', Moscow phản ứng thế nào?

Mỹ muốn G7 cấm hoàn toàn xuất khẩu sang Nga, EU và Nhật Bản nói 'không thể', Moscow phản ứng thế nào?

Các nguồn tin cho biết, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản phản đối ý tưởng do Mỹ đề xuất với Nhóm các nước ...

Nhật Bản-Hàn Quốc thực sự xích lại gần nhau?

Nhật Bản-Hàn Quốc thực sự xích lại gần nhau?

DW nhận định mối quan tâm chung về Trung Quốc và an ninh khu vực, cùng lực đẩy từ Mỹ là yếu tố kéo Seoul ...

(theo Japan Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bảng A giải ASEAN Cup 2024

Lịch thi đấu bảng A giải ASEAN Cup 2024

Bảng A giải ASEAN Cup 2024 chính thức khởi tranh vào ngày 8/12 với sự tham gia của Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia và Timor-Leste.
BYD Tang EV chính thức ra mắt khách hàng Việt, giá 1,569 tỷ đồng

BYD Tang EV chính thức ra mắt khách hàng Việt, giá 1,569 tỷ đồng

BYD Tang EV không có lễ ra mắt chính thức, nhưng vẫn mở bán theo dạng đơn đặt hàng, hướng đến nhóm khách hàng có nhu cầu về một chiếc ...
PetroVietnam tìm giải pháp tăng hiệu quả thực hiện kế hoạch đầu tư

PetroVietnam tìm giải pháp tăng hiệu quả thực hiện kế hoạch đầu tư

PetroVietnam họp bàn, tìm giải pháp tăng hiệu quả thực hiện kế hoạch đầu tư.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 19/11, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp trực tuyến của Tổ công tác số 5 đôn đốc giải ngân vốn đầu ...
Cách di chuyển cột trong Excel nhanh chóng và tiện lợi

Cách di chuyển cột trong Excel nhanh chóng và tiện lợi

Di chuyển cột trong Excel giúp sắp xếp dữ liệu hợp lý và dễ theo dõi, giống như việc tổ chức lại ngăn kéo. Bài viết này sẽ hướng dẫn ...
Mỹ cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á hàng loạt vũ khí then chốt USV T-12

Mỹ cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á hàng loạt vũ khí then chốt USV T-12

Mỹ đã cung cấp cho Hải quân của một quốc gia ở Đông Nam Á một số phương tiện mặt nước không người lái qua nguồn tài trợ quân sự ...
Mỹ cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á hàng loạt vũ khí then chốt USV T-12

Mỹ cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á hàng loạt vũ khí then chốt USV T-12

Mỹ đã cung cấp cho Hải quân của một quốc gia ở Đông Nam Á một số phương tiện mặt nước không người lái qua nguồn tài trợ quân sự nước ngoài.
Thủ tướng Israel tới Dải Gaza, tuyên bố sẽ đưa tất cả con tin về nhà

Thủ tướng Israel tới Dải Gaza, tuyên bố sẽ đưa tất cả con tin về nhà

Trong chuyến thăm Gaza, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Hamas sẽ không còn hiện diện trên vùng đất này sau khi cuộc xung đột kết thúc.
EU rốt ráo hành động khẩn, tăng cường năng lực quân sự, một nước Baltic hối thúc gửi quân đến Ukraine

EU rốt ráo hành động khẩn, tăng cường năng lực quân sự, một nước Baltic hối thúc gửi quân đến Ukraine

Các bộ trưởng quốc phòng từ 18 nước thành viên EU đã ký thư bày tỏ ý định phát triển 4 chương trình phát triển hệ thống phòng không và tên lửa..
Israel tố Hezbollah tấn công lực lượng Liên hợp quốc ở Lebanon

Israel tố Hezbollah tấn công lực lượng Liên hợp quốc ở Lebanon

Lực lượng lâm thời của Liên hợp quốc tại Lebanon (UNIFIL) cho biết, 4 binh sĩ gìn giữ hòa bình đã bị thương trong một vụ tấn công bằng tên lửa.
NÓNG! Ukraine tấn công Nga bằng ATACMS, tự chế tạo được tên lửa tầm xa, Tổng thống Zelensky tuyên bố sẽ tận dụng mọi thứ

NÓNG! Ukraine tấn công Nga bằng ATACMS, tự chế tạo được tên lửa tầm xa, Tổng thống Zelensky tuyên bố sẽ tận dụng mọi thứ

Moscow cho hay, quân đội Ukraine đã tấn công tỉnh miền Tây Bryansk của Nga bằng 6 tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất.
Nga duyệt học thuyết hạt nhân: Sẽ làm tất cả để tránh xa chiến tranh hạt nhân, Mỹ giữ nguyên thế trận, một nước NATO 'thấu hiểu' Moscow

Nga duyệt học thuyết hạt nhân: Sẽ làm tất cả để tránh xa chiến tranh hạt nhân, Mỹ giữ nguyên thế trận, một nước NATO 'thấu hiểu' Moscow

Nga mong muốn một thế giới không có vũ khí hạt nhân, trong khi Mỹ có phản ứng đầu tiên về việc Moscow duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Phiên bản di động