Nhật Bản với G20: Được dịp phất cờ

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Nhật Bản và Thủ tướng Shinzo Abe đã tận dụng triệt để dịp này để phất cờ sau khi được G20 trao cờ. Phía Nhật Bản được lợi đơn ích kép. Nhưng cả G20 hiện tại cũng vậy. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhat ban voi g20 duoc dip phat co Tổng thống Trump "không vội" trong thỏa thuận với Trung Quốc
nhat ban voi g20 duoc dip phat co Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại G20 và cùng các nhà lãnh đạo thông qua Tuyên bố Osaka
nhat ban voi g20 duoc dip phat co
Biếm hoạ của Paresh Nath, báo The Khaleej Times, UAE.

Nhật Bản tổ chức Hội nghị cấp cao thường niên năm nay của nhóm G20 tại thành phố Osaka là sự kiện quốc tế quy mô và tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay mà nước này đăng cai tổ chức.

Chẳng gì thì những thành viên tham dự sự kiện cũng là lãnh đạo những nền kinh tế lớn nhất và quan trọng nhất của thế giới. 19 nền kinh tế hiện diện ở sự kiện - thành viên thứ 20 là EU - chiếm tỷ trọng hơn 70% GDP của cả thế giới. Nhật Bản tổ chức sự kiện này trên cương vị chủ tịch luân phiên của nhóm G20. Được trao cờ nên Nhật Bản triệt để tận dụng cơ hội để phất cờ.

Nhật Bản: Dấu ấn riêng

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã không quá lời khi cho rằng Nhật Bản đã thành công với việc tổ chức sự kiện lớn này. Xem xét 3 phương diện sau đây sẽ có thể thấy được rằng ông Abe đã có lý.

Thứ nhất, hội nghị cấp cao của G20 đã diễn ra theo kịch bản của nước chủ nhà và đã kết thúc với việc thông qua tuyên bố chung. Bản tuyên bố chung này của hội nghị được nhất trí ở phút chót của hội nghị, cứu hội nghị này không trở thành hội nghị cấp cao thường niên đầu tiên kết thúc mà không thông qua được tuyên bố chung kể từ khi khuôn khổ diễn đàn G20 được nâng lên thành hội nghị cấp cao thường niên lần đầu tiên vào năm 2008. Không có tuyên bố chung, hội nghị cấp cao thường niên của nhóm G20 không thể được coi là thành công.

Bản tuyên bố chung này có 43 điểm nội dung. Trong đó có một vài điểm phải dùng đến công thức "19+1" như đã được sử dụng tại hai lần cấp cao trước đó của G20 ở Đức năm 2017 và ở Argentina năm 2018 để phía Mỹ đồng ý ký vào tuyên bố chung như về nội dung thúc đẩy tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn thế giới, về bảo vệ khí hậu trái đất hay về vấn đề người tỵ nạn và nhập cư. Nhưng phần lớn những nội dung khác được tất cả 20 thành viên của nhóm G20 nhất trí thông qua, vừa đề cập đến đầy đủ hết mọi lĩnh vực được quan tâm chung trong G20 vừa mang đậm dấu ấn riêng của Nhật Bản như về nền kinh tế số, về xử lý rác thải nhựa trong các đại dương, vấn đề xã hội với tình trạng dân cư già nua, về phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy hợp tác phát triển.....

Có thể thấy được là G20 ở Osaka không hề thua kém G20 năm ngoái ở Argentina trên mọi phương diện, nếu như không muốn nói là còn có phần hơn. Nhưng trên phương diện dấu ấn riêng của nước chủ nhà thì Nhật Bản năm nay hơn hẳn Argentina năm ngoái. Cả về thúc đẩy thương mại tự do trên thế giới và cải tổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng đều ẩn hiện dấu ấn riêng của Nhật Bản.

Thứ hai, bản thân hội nghị cấp cao thì như thế trong khi các cuộc gặp song phương bên lề sự kiện lớn này lại còn rất sôi động và rất thành công. Đương nhiên, đáng chú ý đến nhất và cũng quan trọng nhất là cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và giữa ông Trump với tổng thống Nga Vladimir Putin. Thế giới bên ngoài có thể thở phào nhẹ nhõm chút chút khi thấy ba vị này thể hiện rất thân thiện với nhau ở Osaka. Những cuộc trao đổi giữa họ với nhau ở Osaka cho thấy xung khắc thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã được giảm căng thẳng và gay cấn, đã được "đặt lên đường ray để chuyển động hướng tới giải pháp", báo hiệu quan hệ giữa Nga và Mỹ cũng sẽ không tồi tệ thêm, sự hợp tác giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc ám chỉ là mọi điểm nóng về chính trị an ninh trên thế giới vẫn ở trong tầm kiểm soát của họ như Triều Tiên hay Venezuela, Iran hay Syria..... Tất cả những cuộc gặp song phương này đều đóng góp rất quan trọng vào kết quả chung của sự kiện và đều giúp cho sự kiện lớn thêm thành công.

Thứ ba, Nhật Bản không chỉ điều hành hội nghị cấp cao mà còn có những cuộc tiếp xúc song phương giữa thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và lãnh đạo các đối tác quan trọng nhất của Nhật Bản. Ông Trump, ông Tập Cận Bình, ông Putin, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, tổng thống Pháp Emmanuel Macron.... Đáng chú ý nhất ở đây có hai chuyện.

Nhật Bản: Lợi đơn ích kép

Thứ nhất là ông Abe đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong trao đổi với ông Tập Cận Bình, ông Putin và ông Macron. Với ông Tập Cận Bình và ông Putin, ông Abe đặt được nền tảng mới cho thúc đẩy quan hệ song phương, đặc biệt cho quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, mở đường cho ông Tập Cận Bình tới thăm Nhật Bản trong năm 2020. Với ông Macron, ông Abe đạt được thoả thuận về hợp tác và liên kết vì "khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương không có bá quyền". Hai vị này không nêu đích danh ai bá quyền nhưng ai cũng biết họ ám chỉ ai.

Thứ hai, ông Abe phải rất khôn khéo và uyển chuyển với ông Trump và ông Tập Cận Bình. Ông Abe rất tranh thủ ông Trump nhưng lại phải dung hoà quan điểm giữa ông Trump với đa số các thành viên khác để sự kiện lớn không trở thành hội nghị một đằng và riêng ông Trump một kiểu. Tương tự như vậy khi ông Abe phải vừa tranh thủ ông Tập Cận Bình vừa củng cố những tập hợp lực lượng bao gồm những đối tác có cùng mối nghi ngại và xung khắc lợi ích chiến lược với Trung Quốc.

Nhật Bản và ông Abe đã tận dụng triệt để dịp này để phất cờ sau khi được G20 trao cờ. Phía Nhật Bản được lợi đơn ích kép. Nhưng cả G20 hiện tại cũng vậy.

Dịch Dung

nhat ban voi g20 duoc dip phat co Hội nghị thượng đỉnh G20 kết thúc, các nhà lãnh đạo thông qua Tuyên bố chung

TGVN. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, tại hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày, kết thúc vào ngày 29/6, lãnh đạo ...

nhat ban voi g20 duoc dip phat co Bối rối khi gặp Tổng thống Erdogan tại G20, ông Trump đổ lỗi cho người tiền nhiệm

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/6 cho hay, Washington gặp tình huống "phức tạp" về cách thức phản ứng đối với thỏa thuận của ...

nhat ban voi g20 duoc dip phat co Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung có 51% cơ hội thành công

Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Hu Xijin, Tổng biên ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động