Kế hoạch tham gia sâu rộng
Việc Nhật Bản và Ấn Độ ký kết Hiệp định trao đổi hậu cần quốc phòng song phương mới theo thỏa thuận mua lại và cung cấp dịch vụ quân sự chéo vào tháng trước đã thu hút sự chú ý, nhất là khi Nhật Bản đang xem xét lại chiến lược an ninh quốc gia, từ chủ nghĩa hòa bình bị động sang chủ nghĩa hòa bình chủ động và đa phương.
Nhật Bản có quan hệ lâu đời với các quốc gia Đông Nam Á, và mối quan hệ tốt đẹp đó có thể sẽ tiếp tục phát triển với vị trí trung tâm của khu vực này trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. (Nguồn: Reuters) |
Những điểm cơ bản rút ra từ thỏa thuận với Ấn Độ là khả năng Nhật Bản mở rộng phạm vi phòng thủ lớn hơn tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi hợp lưu của hai đại dương lớn trên thế giới với trung tâm là Đông Nam Á.
Từ hiệp định, có thể thấy nền tảng cho sự tham gia sâu rộng của Nhật Bản ở khu vực này là việc nước này tiếp cận các quần đảo Andaman và Nicobar. Sự hiện diện của Tokyo ở Biển Andaman cho thấy ý định tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng lớn hơn với các nước Đông Nam Á.
| Thủ tướng Suga xác nhận thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Nhật Bản nói gì? |
Ngoài ra, Thủ tướng mới đắc cử Suga Yoshihide đang lên kế hoạch cho chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam và Indonesia. Việt Nam và Indonesia là những thành viên quan trọng của ASEAN và chính ASEAN cũng đã khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Các Bộ trưởng Ngoại giao của "Bộ Tứ", gồm 4 nước Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Mỹ - đã gặp nhau bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc năm ngoái và nhắc lại vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực này.
Dấu hỏi về liên minh Mỹ-Nhật
Đối với Tokyo, khu vực an ninh trọng yếu của Nhật Bản đương nhiên là khu vực lân cận. Khu vực này tương tác và vận động dựa trên một phần không nhỏ của hệ thống liên minh “khiên và giáo”, trong đó Mỹ là “cường quốc tấn công” và Nhật Bản là “cường quốc phòng thủ”. Liên minh Mỹ - Nhật có đặc điểm nổi bật trong chiến lược an ninh của Nhật Bản ở mọi cấp độ.
Tin liên quan |
Tân Thủ tướng Nhật Bản và thách thức 'vẹn cả đôi đường' trong cạnh tranh Mỹ-Trung |
Tuy nhiên, các hành động gần đây của Mỹ đã đặt ra sự nghi ngờ về độ tin cậy của quốc gia này. Mỹ đang rút khỏi Afghanistan, Đức và một số khu vực chiến lược khác. Ở Đông Á, Mỹ đôi khi cáo buộc Nhật Bản không tự xoay sở đủ để tự lo cho an ninh của mình.
Mặc dù Mỹ khó có thể nhanh chóng rút khỏi khu vực Thái Bình Dương vì lợi ích của riêng, nhưng Washington có thể sẽ thắt chặt chi tiêu. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc ai sẽ làm chủ Nhà Trắng sau tháng 11 năm nay. Nhật Bản luôn thấy khó khăn khi phải “đối phó” với các Tổng thống Mỹ.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Nhật Bản muốn xem xét lại chiến lược an ninh của mình và không chỉ phụ thuộc vào Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng.
Ưu tiên trong chính sách đối ngoại
Nhật Bản đã có những bước tiến dài trong việc trở thành một trong những cái tên được các quốc gia Đông Nam Á “yêu mến” nhất. Sự hỗ trợ tài chính lớn của Tokyo trong cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 và vai trò gìn giữ hòa bình trong các cuộc xung đột khu vực đã giúp Nhật Bản có được sự tin tưởng cao trong ASEAN.
Các khoản đầu tư của Nhật Bản vào Đông Nam Á trị giá 367 tỷ USD, lớn hơn nhiều so với mức 255 tỷ USD của Trung Quốc.
| Xử lý bài toán căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, Nhật Bản chọn 'im hơi lặng tiếng'? |
Khi Nhật Bản tìm cách giảm sự phụ thuộc kinh tế với Trung Quốc và tìm đường chuyển dịch cơ sở sản xuất, Đông Nam Á nổi lên là điểm đến sinh lợi nhất. Ngay cả sau đại dịch Covid-19, mức tăng trưởng của Việt Nam dự kiến đạt 6,8% và Indonesia là 5% vào năm 2021, trong khi mức tăng trưởng chung của khu vực dự kiến là 4,7%.
Thủ tướng Suga từng là Chánh Văn phòng Nội các của cựu Thủ tướng Abe Shinzo và được nhìn nhận sẽ tiếp nối di sản của người tiền nhiệm về tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ông Abe cũng đã có chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam, Thái Lan và Indonesia sau khi trở thành Thủ tướng vào năm 2012.
Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Suga được cho là sẽ tiếp tục coi khu vực Đông Nam Á là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Sự lãnh đạo của Nhật Bản ở khu vực Thái Bình Dương có thể giúp xây dựng và duy trì sự ổn định trong khu vực.
| Bộ Tứ nhóm họp tại Tokyo: Thông điệp đã đủ 'cứng' để nhắm tới Trung Quốc? TGVN. Các nhà ngoại giao trong nhóm Bộ Tứ (Quad) đã gặp gỡ tại Nhật Bản với mong muốn tìm được tiếng nói chung trong ... |
| Nhóm Bộ tứ kim cương họp Ngoại trưởng: Vững tay đôi, chắc tay tư TGVN. Ngoại trưởng Nhóm Bộ tứ kim cương (Quad) bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và Australia sẽ họp trong tuần tới. Trung Quốc ... |
| Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Câu chuyện về đại dương TGVN. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngày càng trở thành một ý niệm chính trị có ảnh hưởng đối với quan hệ quốc tế đương ... |