Nhỏ Bình thường Lớn

Nhiệm kỳ công tác của Đại sứ kết thúc như thế nào?

TGVN. Trong Thư ủy nhiệm giới thiệu Đại sứ không đề cập đến thời hạn công tác, như vậy, về nguyên tắc, không có giới hạn độ dài thời gian của một Đại sứ ở nước ngoài.
nhiem ky cong tac cua dai su ket thuc nhu the nao Việc trình lại thư ủy nhiệm được đặt ra trong trường hợp nào?
nhiem ky cong tac cua dai su ket thuc nhu the nao Sau khi trình Thư ủy nhiệm, Đại sứ có những hoạt động tiếp xúc nào?

Do không ghi giới hạn thời gian công tác trong Thư ủy nhiệm, có những vị làm Đại sứ trong một thời gian dài, có khi tới cả chục năm thậm chí là hơn. Tuy nhiên, thực tế theo thông lệ hay quy định nội bộ của mỗi nước, Đại sứ được bổ nhiệm ở nước ngoài có nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ có thể là 2, 3 hoặc 4 năm. Và như vậy, nếu không có những lý do đặc biệt, sau một khoảng thời gian (tức nhiệm kỳ), các nước cử lại bổ nhiệm Đại sứ khác thay thế.

Bên cạnh nhiệm kỳ theo cách nói ở trên, thời gian công tác của Đại sứ có thể kết thúc do nhiều nguyên nhân, do có sự thay đổi liên quan đến công tác, đời sống của Đại sứ (thay đổi cấp bậc, thuyên chuyển công tác khác, về hưu…) hay do có sự thay đổi chính trị quan trọng ở một trong hai quốc gia; do có sự thay đổi quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước (cắt đứt quan hệ ngoại giao, chiến tranh, hạ mức quan hệ ngoại giao…) hoặc đơn giản do nguyên nhân khó khăn về tài chính mà nước cử rút Đại sứ quán.

Khi một Trưởng Cơ quan đại diện ngoại giao chấm dứt nhiệm vụ và rời nhiệm sở, về nguyên tắc, phải trình Thư triệu hồi. Trong thực tiễn, rất hiếm gặp trường hợp vị Đại sứ khi kết thúc nhiệm vụ tự mình trao Thư triệu hồi cho Nguyên thủ quốc gia nước tiếp nhận. Theo tập quán, vị Đại sứ mới được bổ nhiệm sẽ trao Thư triệu hồi người tiền nhiệm cùng với Thư ủy nhiệm của mình trong lễ trình Thư đó lên Nguyên thủ quốc gia nước tiếp nhận.

Đối với Đại sứ hết nhiệm kỳ, nhiều nước có tập quán tặng Huân chương ghi nhận công lao đóng góp của Đại sứ đối với quan hệ hai nước trong thời gian công tác của Đại sứ. Thông thường, Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận chiêu đãi tiễn Đại sứ và Đoàn Ngoại giao tổ chức chiêu đãi chia tay Đại sứ - một thành viên của Đoàn Ngoại giao. Ngoài ra, tùy theo mối quan hệ trong Đoàn Ngoại giao, có thể một số vị Đại sứ tổ chức chiêu đãi riêng.

Về việc Đại sứ tiến hành chào từ biệt, đối với bạn bè và những nhân vật mà Đại sứ không có điều kiện đến chào từ biệt thì có thể gửi công hàm cá nhân hoặc danh thiếp để từ biệt. Đối với các nước kiêm nhiệm, Đại sứ không nhất thiết phải đến chào từ biệt mà có thể gửi thư chào Bộ trưởng Ngoại giao, cảm ơn sự giúp đỡ, đồng thời trình bày lý do không thể sang được và nhờ chuyển lời chào đến các lãnh đạo chủ chốt của nước sở tại. Sau khi đã hoàn thành việc đi chào từ biệt các nhân vật chính yếu của nước tiếp nhận và các đồng nghiệp, Đại sứ thông báo bằng công hàm cho Bộ Ngoại giao và Đoàn Ngoại giao việc ông kết thúc nhiệm vụ và giới thiệu Đại biện lâm thời. Theo tập quán quốc tế thì Đại sứ mới chỉ đến nhận nhiệm vụ sau khi người tiền nhiệm của đã rời nhiệm sở.

Cũng như lúc đón Đại sứ đến, việc tiễn Đại sứ hết nhiệm kỳ tại ga đi theo nguyên tắc không coi là chính thức. Tuy nhiên, theo tập quán, Cơ quan Lễ tân Bộ Ngoại giao nước sở tại thường cử đại diện ra tiễn và tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan và xuất cảnh.

nhiem ky cong tac cua dai su ket thuc nhu the nao

Đại sứ trình Thư ủy nhiệm như thế nào?

TGVN. Lễ trình Thư ủy nhiệm là hoạt động chính thức đầu tiên của vị Đại sứ nước ngoài với Nguyên thủ quốc gia nước sở ...

nhiem ky cong tac cua dai su ket thuc nhu the nao

Thời gian chờ trình Thư Ủy nhiệm là bao lâu?

TGVN. Tại sao một số nước, Đại sứ phải chờ lâu mới được trình Thư Ủy nhiệm, như vậy có trở ngại cho việc thi hành ...

nhiem ky cong tac cua dai su ket thuc nhu the nao

Hình thức và nội dung Thư ủy nhiệm và Thư triệu hồi có gì đáng chú ý?

TGVN. Hiện nay, hình thức và nội dung Thư ủy nhiệm và Thư triệu hồi có phần ngắn gọn và đơn giản hơn trước rất ...

Cục Lễ tân Nhà nước