Nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền: Mekong là điều gì đó rất đặc biệt với tôi

Nguyễn Linh
Dù đã sống và đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng câu chuyện ngược dòng Mekong ghi lại cuộc sống của người dân đôi bờ nơi đây là một điều gì đó rất đặc biệt đối với nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền sinh năm 1966, bên bờ sông Mekong (đoạn chảy qua thị trấn Paksé, phía Nam Lào), có bố người Việt và mẹ là người Lào. Ông đến Pháp năm 1977 sau hai năm sống trong trại tị nạn ở Thái Lan.

Nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền: Mekong là điều gì đó rất đặc biệt với tôi
Nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền. (Ảnh: Nguyễn Linh)

Tuổi thơ của ông nằm trọn trong vòng tay bà nội và con sông Mekong (dòng sông chảy qua Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Tây Tạng, Trung Quốc).

Cuộc sống dù có biết bao những biến động của thời cuộc, nhưng vẫn chẳng thể làm xáo trộn ký ức thời thơ ấu ở Paksé.

Bà nội nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền là một người phụ nữ Việt ở quê hương Hoa Lư, Ninh Bình phải di tản vì chiến tranh.

Một ngày, nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền bày tỏ muốn được về thăm quê hương của bà và ông đã có một hành trình đáng nhớ…

Trở lại thăm cố hương

Lâm Đức Hiền sau khi học ngôn ngữ hai năm, quay ra theo đuổi nghệ thuật và học đủ thứ từ hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc.

Ngay từ khi bắt đầu, chính ông cũng chưa từng nghĩ bản thân sẽ làm nhiếp ảnh. Nhưng, biến động thời đại đã đưa ông đến gần với công việc này.

Lâm Đức Hiền từng là người tị nạn, ông lớn lên trong giai đoạn chiến tranh loạn lạc. Việc có một tuổi thơ đầy biến động không chỉ mang lại cho ông nhiều trải nghiệm phong phú mà còn là chất xúc tác mãnh liệt trong cuộc sống cũng như công việc của ông.

Có thể nói, ông là nhân chứng của những cuộc xung đột lớn nhất thế kỷ XX và XXI tại nhiều quốc gia như Romania, Nga, Bosnia, Rwanda, Nam Sudan... và đáng kể nhất là Iraq - nơi mà ông gắn bó hơn 25 năm và cũng là nơi ông từng có 2 lần suýt chết.

Khi là phóng viên chiến trường, Lâm Đức Hiền thường “bỏ quên” cảm giác sợ hãi. Nhưng sau 2 lần suýt chết tại Iraq ấy, ông cảm thấy sợ. Ông tự hỏi bản thân nếu không chụp ảnh thì sẽ làm gì khi trở lại Pháp. Rất lâu sau khi đặt máy ảnh xuống, Lâm Đức Hiền bỗng nhận ra muốn làm công việc này cho đến chết.

Trong lần trở về Lào, ông muốn một lần nữa sống lại tuổi thơ nơi ôm ấp ký ức hạnh phúc thời tấm bé. “Cũng muốn đổi nghề, nhưng đổi không được bởi yêu cái nghề này quá rồi, phải trở lại với nhiếp ảnh và dự án Mekong Chuyện đôi bờ đã đưa tôi quay trở lại với đam mê của mình”, nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền chia sẻ.

Lâm Đức Hiền nhớ lại chuyến trở về quê hương của bà nội ở Hoa Lư mà không báo trước với ai - chuyến đi để lại trong ông nhiều xúc cảm nhất.

Ông bất ngờ khi tại Hoa Lư, nhiều người dân xung quanh, họ nhận ra bà nội ông. “Họ cứ vậy mà ôm chặt chúng tôi, ngày hôm ấy tôi thật sự đã nhận được tình yêu thương, sự tự hào - sợi dây gắn kết giữa những người con đất Việt ở bất cứ nơi nào trên thế giới”, nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền kể lại.

Trong một tháng ở cố đô Hoa Lư, ông dành nhiều thời gian bên bà nội, đắm chìm trong hương vị thân thuộc không nơi nào có, đó là ẩm thực quê hương, là lắng nghe những câu chuyện về Việt Nam.

Dường như, đối với nhiếp ảnh gia tha hương mang tên Lâm Đức Hiền, đó là khoảng thời gian quý giá để tìm lại nội tâm thời thơ ấu, đồng thời nhìn ngắm và ghi lại hết vẻ đẹp hiền hòa, thanh bình của quê hương qua những bức ảnh.

Tại Ninh Bình, ông đã ghi được khoảnh khắc một người phụ nữ cùng đứa con của mình đang nằm ngủ trên chiếc thuyền và sau này đã được triển lãm nhiều lần.

Nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền: Mekong là điều gì đó rất đặc biệt với tôi
Bức ảnh một người phụ nữ cùng đứa con của mình đang nằm ngủ trên chiếc thuyền ở Ninh Binh được nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền ghi lại trong chuyến trở về quê hương Việt Nam. (Ảnh: Lâm Đức Hiền)

Trong hành trình tìm về cội nguồn, Lâm Đức Hiền đã tìm lại cho mình bao ký ức thời tấm bé. Như câu chuyện và hình ảnh người phụ nữ Việt ở Cần Thơ như thước phim tua chậm về Lâm Đức Hiền của nhiều năm về trước.

Ngày hôm ấy, Lâm Đức Hiền là vị lữ khách trên thuyền do người phụ nữ Việt chèo. Trong không khí nóng ẩm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người phụ nữ lái thuyền ấy vừa đưa mái chèo, vừa cất lên những giai điệu… “Dưới ánh hoàng hôn đổ rực, giai điệu da diết ấy đã gieo vào lòng tôi một rung cảm mãnh liệt, ngỡ như mình đang sống trong một bộ phim hay một trang sách”, Lâm Đức Hiền bồi hồi nhớ lại.

Nhiều năm trong nghề, đi qua bao bom đạn nơi chiến trường đã giúp Lâm Đức Hiền kìm nén nước mắt đang trực trào trước thước phim của tuổi thơ…

Đó là một xúc cảm thân thuộc đến khó tả, một xúc như những câu chuyện bà nội đã kể cho ông nghe về cuộc sống ở Việt Nam, một xúc cảm đưa Lâm Đức Hiền tìm thấy tuổi thơ của mình qua những bài hát Việt Nam.

Nhiếp ảnh là mang đến những hy vọng

Lâm Đức Hiền không cho rằng mình là phóng viên ảnh, càng không cho rằng nhiếp ảnh là một nghề để kiếm sống. Đối với ông, nhiếp ảnh chính là phương tiện tuyên truyền nguyên nhân đồng thời ghi lại hậu quả của những cuộc chiến vô nghĩa đang xảy ra đâu đó ngoài kia. Ông coi mình là một kẻ lữ hành sử dụng hình ảnh để truyền tải hiện thực, góc nhìn chủ quan và cảm xúc của bản thân.

Nhìn lại những dự án ảnh mà Lâm Đức Hiền theo đuổi, người xem dường như thấy trong đó là những con người cùng những câu chuyện xung quanh đó.

Đó có thể là câu chuyện về những con người tị nạn, sống trong chiến tranh, bạo lực và bất công... Dường như thông qua các bức ảnh kể lại chuyện vui, buồn của mỗi nhân vật trong ảnh, cũng là cách để Lâm Đức Hiền chia sẻ những ký ức về gia đình, tuổi thơ của ông.

Nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền: Mekong là điều gì đó rất đặc biệt với tôi
Một tác phẩm trong dự án "Chuyện đôi bờ" của nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền. (Ảnh: Lâm Đức Hiền)

Với mỗi tác phẩm, Lâm Đức Hiền dành phần lớn thời gian để gặp gỡ, quan sát, lắng nghe và hiểu nhân vật, tìm kiếm đồng cảm như “họ đang kể câu chuyện của người khác, từ chính câu chuyện của họ”.

“Tôi chợt nhận ra chính mình trong đó, từ lâu cuộc sống của tôi đã vốn chưa đựng nhiều cuộc sống”, nhiếp ảnh gia đi dọc bờ sông Mekong nói.

Trong lần trở về Việt Nam mới đây nhất để tham gia chương trình Bình dị & Phi thường: Photo camp cùng Lâm Đức Hiền trong khuôn khổ Festival Huế 2022, Lâm Đức Hiền chia sẻ với những người Việt trẻ yêu nhiếp ảnh, khi chụp ảnh người nước ngoài, bản thân không biết ngôn ngữ địa phương thì có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể.

Với nhiếp ảnh gia đi dọc bờ Mekong và ghi lại cuộc sống, câu chuyện của người dân ở hai bên bờ, người chụp ảnh không nhất thiết phải dùng ngôn ngữ bản địa, nhưng bằng cách nào đó của riêng mình, hãy làm quen nhân vật, làm nhân vật quen mình thì chụp chân dung mới dễ được.

“Khi chụp tôi dùng mọi giác quan của mình để cảm nhận, tôi nghe tiếng người ta nói, không hiểu nhưng khi nghe tôi tìm thấy cảm xúc, người ta nói làm mình vui hay làm mình buồn, giọng nói của họ khiến mình cũng biết người ta đang buồn hay đang vui. Dùng khứu giác để cảm nhận được mùi hương, có ký ức được đánh thức qua mùi hương. Và có những bức ảnh phải nhiều năm mới chụp được”, Lâm Đức Hiền nói.

Ông hy vọng, những người trẻ yêu nhiếp ảnh, thông qua photocamp sẽ chụp được những bức ảnh mang thông điệp tích cực. Dù phần lớn chụp ảnh chiến tranh, nơi bom đạn giao tranh thì đau buồn là không tránh khỏi, người thiệt mạng cũng rất nhiều, nhưng hiếm khi ông chụp người chết.

Bởi, với Lâm Đức Hiền, chụp ảnh không phải là để phô bày nỗi khổ đau của con người. Ông quan niệm, những bức ảnh của mình phải mang lại hy vọng. Dù khó khăn thế nào cũng vẫn phải có những hy vọng, người đang sống là còn hy vọng, còn hy vọng là còn mạnh mẽ và sẽ vượt lên số phận.

Nhiếp ảnh gia đợi 8 tiếng đồng hồ cho một bức ảnh sư tử 'trong mơ'

Nhiếp ảnh gia đợi 8 tiếng đồng hồ cho một bức ảnh sư tử 'trong mơ'

Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Hardik Shelat đã đợi 8 tiếng đồng hồ để có được bức ảnh “trong mơ” về một con ...

Những hình ảnh đoạt giải thưởng Nhiếp ảnh gia về động vật hoang dã năm 2021

Những hình ảnh đoạt giải thưởng Nhiếp ảnh gia về động vật hoang dã năm 2021

Hình ảnh nơi sinh sản của kỳ giông khổng lồ, cá ma, căn phòng đầy nhện... là những tác phẩm đoạt giải thưởng Nhiếp ảnh ...

Đọc thêm

VCK U23 châu Á 2024: Báo chí Malaysia lo đội nhà thua U23 Việt Nam

VCK U23 châu Á 2024: Báo chí Malaysia lo đội nhà thua U23 Việt Nam

Nhiều tờ báo Malaysia lo ngại cho đội nhà khi sắp thi đấu với U23 Việt Nam vào ngày 20/4.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực học tập suốt đời cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực học tập suốt đời cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Quảng Ninh

Ngày 16/4, Sở GD&ĐT Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn xây dựng năng lực học tập suốt đời cho gần 500 đại biểu là cán bộ ...
Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Sáng 19/4, tay chèo Diệp Thị Hương xuất sắc giành HCV nội dung C1 nữ 500m tại Giải canoe vô địch châu Á năm 2024, đang diễn ra tại Nhật ...
Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Hãng Bloomberg đưa tin, xuất khẩu dầu từ các cảng lớn của Nga đã tăng lên 3,95 triệu thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 14/4.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của ...
Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Cần Thơ: Thưởng thức đặc sản vùng miền tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Cần Thơ: Thưởng thức đặc sản vùng miền tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Du khách có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn mang đậm bản sắc vùng miền khi đến Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ, tổ chức ở Cần Thơ.
Hành trình đầy bất ngờ tại quốc đảo Sri Lanka

Hành trình đầy bất ngờ tại quốc đảo Sri Lanka

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trải qua những ngày không thể quên khi đến thăm, làm việc ở Sri Lanka - nơi khiến chúng tôi có nhiều bất ngờ.
Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội.
Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc 2024: Dạo quanh xứ Hàn ngay giữa lòng Hà Nội

Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc 2024: Dạo quanh xứ Hàn ngay giữa lòng Hà Nội

Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc giới thiệu tới người dân Việt Nam đặc sản ẩm thực, cũng như hoạt động văn hóa và giải trí nổi bật của xứ sở kim chi.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Vào thập niên 1920, 'thế hệ mất mát' gồm những nhà văn còn bi quan, chán chường, cảm thấy lạc lõng trong một xã hội mất lý tưởng.
Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

'Tiếng thét câm lặng' là tác phẩm tiêu biểu, cũng là một trong năm tác phẩm được dẫn chứng cho giải Nobel Văn học năm 1994 của nhà văn Nhật Bản Oe Kenzaburo.
Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới cam kết truyền bá lý tưởng hòa bình và đối thoại giữa các dân tộc thông qua dự án 'Âm thanh của tình anh em' tại Việt Nam.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Văn học phản ánh xã hội và lịch sử, những sự kiện lớn ở Mỹ luôn luôn gắn với những sự kiện lớn ở châu Âu từ khi lập quốc cho đến nay.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt.
Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hàng trăm nghệ sỹ, vũ công, sinh viên trình diễn những tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam tại Hội Xoan 2024.
Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh hiện có 7 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó có 4 di sản là nghệ thuật và lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer.
Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hà Nội.
Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Lễ hội Đền Trấn Vũ được tổ chức thường niên vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh.
Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

'Tinh hoa Bắc Bộ' là sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam, khẳng định vị thế của vở diễn văn hoá hàng đầu dành cho du khách đặt chân đến Hà Nội.
Phiên bản di động