TIN LIÊN QUAN | |
Chuyện về người phụ nữ nghe bằng mắt và tim | |
ASEAN thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp xã hội |
Ngày 9/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Một thập kỷ phát triển doanh nghiệp xã hội Việt Nam và châu Á” với chủ đề “Hợp lực tạo tác động”.
Hội thảo do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM) cùng các đối tác bao gồm UNDP Việt Nam, Hội Đồng Anh tại Việt Nam và Trung tâm Sáng tạo Xã hội và Khởi nghiệp (CSIE) phối hợp tổ chức.
Hội thảo có sự tham gia của các diễn giả đến từ 7 quốc gia như Anh, Ireland, Hàn Quốc, Philippine, Thái lan, Indonesia và Singapore cùng các diễn giả trong nước, bao gồm đại diện các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp xã hội cùng các cơ quan nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh tạo tác động.
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế “Một thập kỷ phát triển doanh nghiệp xã hội Việt Nam và châu Á”. (Ảnh: K.M) |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho biết, Hội thảo là cơ hội để Việt Nam nhìn nhận lại một thập kỷ phát triển doanh nghiệp xã hội, qua đó rút kinh nghiệm và tìm ra hướng đi đúng đắn trong tương lai. Đây cũng là cơ hội để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cũng như tăng cường hợp tác quốc tế về các vấn đề phát triển doanh nghiệp xã hội khu vực châu Á.
Theo CSIP, trong những năm qua, hệ sinh thái doanh nghiệp xã hội Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Từ khi được biết đến vào những năm 2008 đến nay, doanh nghiệp xã hội đã có sức ảnh hưởng đến chính sách của nhà nước và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Việc doanh nghiệp xã hội Việt Nam được chính thức thừa nhận tại Điều 10, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) năm 2014 được coi là một trong những cột mốc quan trọng của doanh nghiệp xã hội Việt Nam trong 10 năm qua. Đây là thành tựu về mặt pháp lý chưa có tiền lệ tại châu Á, cho thấy sự ghi nhận của Việt Nam cho vai trò của doanh nghiệp xã hội trong việc thúc đẩy nền kinh tế nhân văn và phát triển bền vững.
Hoạt động ươm tạo và hỗ trợ các doanh nghiệp xã hội cũng đạt được những kết quả nhất định. Nghiên cứu gần đây cho thấy, ước tính số lượng doanh nghiệp kinh doanh tạo tác động xã hội đang chiếm khoảng 4% khu vực doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó có hơn 20 tổ chức, đơn vị có chương trình ươm tạo, tăng tốc phát triển hoặc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và sáng kiến kinh doanh, tạo tác động xã hội tại Việt Nam, góp phần tạo nên một hệ sinh thái năng động và đa dạng, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp xã hội.
Trong 10 năm qua, CSIP cùng các đối tác đã ươm tạo gần 200 doanh nghiệp và doanh nhân xã hội. Số doanh nghiệp này đã giúp tạo việc làm cho hơn 100.000 người và cải thiện sinh kế của hơn 600.000 người yếu thế như phụ nữ, trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật. Lao động thu nhập thấp ở các lĩnh vực thiết yếu như nông nghiệp, giáo dục, môi trường, sức khỏe và công nghệ.
Hội thảo có sự tham gia của các diễn giả đến từ 7 quốc gia như Anh, Ireland, Hàn Quốc, Philippine, Thái lan, Indonesia và Singapore. (Ảnh: K.M) |
Bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng CSIP đánh giá, không chỉ dừng lại ở số lượng doanh nghiệp xã hội được khởi tạo, tinh thần doanh nhân xã hội đã bắt đầu lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Lần đầu tiên sau nhiều năm, khái niệm khởi nghiệp vì cộng đồng, khởi nghiệp xã hội hay kinh doanh tạo tác động đã trở thành những từ khóa được các bạn trẻ tìm kiếm, các doanh nghiệp tư nhân tìm hiểu, áp dụng và các nhà đầu tư quan tâm. Đông đảo các nhà tài trợ, doanh nghiệp, nhà đầu tư thiện doanh và các doanh nhân đã gia nhập thị trường đầu tư xã hội.
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp xã hội được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, sự xuất hiện của nhiều nghiên cứu về doanh nghiệp xã hội và kinh doanh tạo tác động xã hội cũng cho thấy doanh nghiệp xã hội đã không chỉ dừng lại ở phong trào, mà trở thành một cộng đồng tạo tác động đáng kể tới nhiều mặt của đời sống xã hội.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận xung quanh các chủ đề: Toàn cảnh phát triển Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam; Nâng cao chất lượng cuộc sống và cơ hội việc làm cho người yếu thế; Xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp xã hội châu Á…
Ngoài ra, 12 doanh nghiệp xã hội Việt Nam tiêu biểu cũng tham gia thảo luận về vai trò và đóng góp của doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực thiết yếu như nông nghiệp và thực phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống và cơ hội việc làm cho người yếu thế và công nghệ cho phát triển.
Chuyên gia Anh chia sẻ kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp xã hội TS. Belinda - chuyên gia tư vấn đồng thời là một học giả người Anh giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội ... |
Australia hỗ trợ doanh nghiệp xã hội Việt nâng cao hiệu quả Các sinh viên đến từ Đại học Sydney (Australia) đã có 2 tuần làm việc với 4 doanh nghiệp xã hội ở Hà Nội nhằm ... |
Thúc đẩy vai trò của trường đại học trong phát triển doanh nghiệp xã hội Sáng 16/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc gia với chủ đề “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Vai trò của ... |