Nhà báo - đạo diễn Nguyễn Trọng Thắng - Tổng giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt-Đức (giữa) chủ trì Hội thảo. (Ảnh: MH) |
Tham dự Hội thảo có ông René Kunstler, Giám đốc điều hành Saxjob; ông Michael Petzsche, Giám đốc Dự án thực sinh quốc tế Saxjob; Tiến sĩ Nguyễn Văn Đại, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề-Hội Nông dân Việt Nam, nhà báo Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP. Hà Nội, Tiến sĩ Đỗ Đắc Quang - Phó Tổng giám đốc Trung tâm Truyền thông - Truyền hình Việt-Đức, cùng đại diện bộ, ngành, đối tác, khách mời trong lĩnh vực du học và việc làm.
Chủ trì và phát biểu tại Hội thảo, nhà báo-đạo diễn Nguyễn Trọng Thắng, Tổng giám đốc Trung tâm Truyền thông - Truyền hình Việt-Đức nhấn mạnh: "Cơ hội học tập và làm việc cho các bạn trẻ Việt Nam tại Đức là rất lớn. Sự hợp tác tốt đẹp giữa hai chính phủ, sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt tại Đức tạo điều kiện tốt cho giới trẻ Việt Nam phát triển ở sở tại. Từ năm 2010 đến nay, người Việt luôn được coi là những người nhập cư tích cực nhất ở Đức".
Cũng tại Hội thảo, Giám đốc điều thành Saxjob René Kunstler phát biểu: "Cơ hội luôn mở rộng đối với tất cả mọi người nói chung, trong đó có giới trẻ Việt Nam. Nền kinh tế đa dạng ngành nghề và tốc độ tăng trưởng cao của Đức luôn đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, trong đó, nguồn lao động trẻ lành nghề đóng vai trò quan trọng. Nguồn nhân lực của Đức hiện nay và trong 10 năm tới có tỷ lệ già hóa cao. Vì vậy, lao động trẻ của Việt Nam chính là một trong những nguồn hỗ trợ, là động lực phát triển kinh tế Đức".
Tại sự kiện, các diễn giả đã trình bày nhiều tham luận về nhu cầu lao động tại Đức cũng như các cơ hội học tập, việc làm tại quốc gia Tây Âu này đối với giới trẻ Việt Nam. Các tham luận đã thu hút sự quan tâm của đại biểu tham dự Hội thảo.
Các đại biểu và nghệ sĩ tham gia giới thiệu nghệ thuật Quan họ và tín ngưỡng thờ Mẫu tại sự kiện chụp ảnh kỷ niệm. (Ảnh: MH) |
Được biết, ngoài các công ty Đức, trên toàn quốc gia này có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt Nam, riêng tại Berlin đã có 1.500 doanh nghiệp người Việt. Các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu ở các bang phía Đông, hoạt động kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực: Thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, du lịch, bảo hiểm, xuất nhập khẩu, sản xuất nhỏ. Các lĩnh vực phía Đức đang có nhu cầu lao động như cơ khí điện tử, tự động hóa, điều dưỡng...
Tại đây, các sinh viên mới ra trường có mức lương khoảng 2.000-3.000 Euro/ tháng. Những người có kinh nghiệm từ 4-5 năm, trình độ cao, lương có thể đạt từ 4.000-5.000 Euro/ tháng hoặc cao hơn.
Vui mừng khi tham dự sự kiện, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiền, Giám đốc Tổ chức Giáo dục quốc tế Havetco chia sẻ: "Với vai trò chủ nhà - tôi cùng những người bạn của mình đã tiếp đón các bạn Đức với các tiết mục quan họ và hầu đồng - những di sản của Việt Nam được UNECO công nhận. Trong vai trò đại biểu tham dự Hội thảo, tôi tâm đắc một điều trong tham luận của ông Michael Petzsche, Giám đốc Dự án thực sinh quốc tế: Không chỉ giúp các sinh viên có hợp đồng lao động tại Đức, mà phía bạn còn hỗ trợ các em về pháp luật, hội nhập với xã hội sở tại. Đó là điều rất cần thiết đối với các công ty tham gia tư vấn du học như chúng tôi, cũng như giúp các em yên tâm sang Đức du học và làm việc".