Nhiều lý do khiến quan hệ Trung-Hàn sẽ sớm tan băng

Vy Anh
Có nhiều lý do cho một cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Hàn trong tương lai gần, trong đó có phải kể đến áp lực từ liên kết Mỹ-Nhật-Hàn hay sự xích lại gần nhau của quan hệ Nga-Triều.
Theo dõi TGVN trên
Hàn-Trung hàn gắn quan hệ khi Triều-Nga xích lại gần nhau
Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 23/9, một tín hiệu cải thiện quan hệ Trung-Hàn. (Nguồn: Yonhap)

Sự chủ động từ phía Bắc Kinh

Hàn Quốc và Trung Quốc đang có các động thái nhằm làm tan băng trong mối quan hệ song phương.

Điều này được thể hiện qua việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa qua bày tỏ ý định thăm Hàn Quốc. Đây được xem là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hàn gắn mối quan hệ song phương sau khi Seoul tăng cường quan hệ đối tác với Washington và Tokyo.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo ngày 23/9, ông Tập Cận Bình hoan nghênh nỗ lực của Seoul trong tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên Hàn-Trung-Nhật trong năm 2023.

Tin liên quan
Hàn Quốc duyệt binh hoành tráng trên đường phố Seoul Hàn Quốc duyệt binh hoành tráng trên đường phố Seoul

Những động thái này cho thấy Trung Quốc dường như đang thay đổi cách tiếp cận trong kiểm soát mối quan hệ với Hàn Quốc.

Theo Văn phòng Thủ tướng Hàn Quốc, ông Han Duck Soo và ông Tập Cận Bình đã có cuộc gặp kéo dài 30 phút tại Hàng Châu bên lề lễ khai mạc Đại hội thể thao châu Á (ASIAD). Đây là lần thứ ba lãnh đạo cấp cao hai nước gặp nhau kể từ khi Tổng thống Yoon Suk Yeol lên nắm quyền vào tháng 5/2022.

Tổng thống Yoon Suk Yeol và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 11/2022, tiếp đó ông cũng đã gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đầu tháng này.

Trong cuộc họp ngày 23/9, Thủ tướng Han Duck Soo lưu ý rằng, Seoul tìm kiếm mối quan hệ với Trung Quốc dựa trên tinh thần “tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi” trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng gia tăng.

Hàn Quốc truyền đi thông điệp chính sách rằng, Seoul chủ trương theo đuổi “mối quan hệ Hàn-Trung lành mạnh và trưởng thành dựa trên các chuẩn mực và quy tắc quốc tế”.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc mô tả Hàn Quốc là “nước láng giềng không thể tách rời” và bày tỏ hy vọng đạt được tiến bộ trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết, ông Tập Cận Bình đã nêu vấn đề về này trước khi Thủ tướng Han Duck Soo đưa ra đề nghị, đồng thời cho biết nhà lãnh đạo Trung Quốc hứa “xem xét nghiêm túc” vấn đề này. Quan chức Hàn Quốc lý giải: “Điều này có nghĩa là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình biết rằng đã đến lượt ông tới thăm Hàn Quốc”.

Lần cuối cùng ông Tập Cận Bình đến Hàn Quốc là chuyến thăm cấp nhà nước vào tháng 7/2014, mặc dù người tiền nhiệm của ông Yoon, cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, đã tới Trung Quốc hai lần trong nhiệm kỳ tổng thống của ông từ năm 2017-2022.

Do đó, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã mời Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Seoul trong cuộc gặp trực tiếp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, Indonesia tháng 11/2022.

Đáp lại, ông Tập Cận Bình trả lời rằng sẽ tiến hành chuyến thăm khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và đề nghị Tổng thống Yoon đến thăm Trung Quốc vào một thời điểm thuận tiện.

Như vậy, việc ông Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng thăm Hàn Quốc được coi là dấu hiệu tiến triển khi hai nước đang tranh cãi về địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hàn-Trung lần tiếp theo.

Điều chỉnh mức độ hợp tác Mỹ-Nhật-Hàn

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Han Duck Soo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ ủng hộ nỗ lực của Seoul trong đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Lần cuối cùng hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa các nước láng giềng Đông Bắc Á diễn ra là vào năm 2019.

Sau khi hàn gắn quan hệ với Nhật Bản, điều mà Tổng thống Yoon hướng đến là tìm cách nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên. Đây có thể được xem như một công cụ để kiểm soát mối quan hệ của Seoul với Bắc Kinh.

Để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ba bên, ba nước đã tổ chức cuộc họp quan chức cấp cao ngày 26/9, với sự tham gia của Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chung Byung Won và những người đồng cấp Nhật Bản, Trung Quốc, lần lượt là ông Takehiro Funakoshi và ông Nong Rong.

Theo tiền lệ trước đó, Thủ tướng Trung Quốc có thể sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh ba bên sắp tới, nhưng ngày càng có nhiều hy vọng rằng đây có thể là chất xúc tác cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Seoul.

“Nếu hội nghị thượng đỉnh ba bên diễn ra, sẽ có các cuộc gặp song phương tiếp theo. Đây có thể sẽ là tiền đề cho chuyến thăm của ông Tập tới Seoul”, quan chức cấp cao của chính phủ Hàn Quốc cho biết.

Lee Dong-gyu, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu chính sách ASAN (Hàn Quốc) đưa ra nhận định về quan điểm của Trung Quốc rằng: “Khi Hàn Quốc nâng cao vị thế quốc gia. Hợp tác an ninh với Mỹ và Nhật Bản được tăng cường sau hội nghị thượng đỉnh ba bên tại Trại David vào tháng trước, Trung Quốc không muốn trở thành mục tiêu".

Chuyên gia Hàn Quốc nhận định theo quan điểm của Trung Quốc, so với Mỹ và Nhật Bản, Hàn Quốc là đối tác có thể sử dụng đòn bẩy ngoại giao lớn hơn. Bắc Kinh có thể muốn điều chỉnh mức độ hợp tác ba bên Hàn-Mỹ-Nhật thông qua Hàn Quốc.

Một lý do khác được chuyên gia Lee Dong-gyu nhấn mạnh là quan hệ Nga-Triều Tiên ngày càng gắn kết trong thời gian gần đây.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Han Duck Soo và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa qua có đề cập ngắn gọn những diễn biến gần đây giữa Triều Tiên và Nga, nhưng không thảo luận sâu, đồng thời nói thêm rằng lập trường của Trung Quốc là quan hệ Bình Nhưỡng-Moscow là vấn đề giữa hai nước.

Quân đội Mỹ, Hàn Quốc ký tuyên bố nhằm siết quan hệ, Washington sẽ cam kết bảo vệ Seoul

Quân đội Mỹ, Hàn Quốc ký tuyên bố nhằm siết quan hệ, Washington sẽ cam kết bảo vệ Seoul

Các chỉ huy quân đội của Hàn Quốc và Mỹ đã ký tuyên bố "tầm nhìn chiến lược" để mở rộng các lĩnh vực hợp ...

Quan hệ Mỹ-Trung chưa thể ‘tan băng’ vì vụ khinh khí cầu

Quan hệ Mỹ-Trung chưa thể ‘tan băng’ vì vụ khinh khí cầu

Việc khinh khí cầu Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời Mỹ đã khiến bầu không khí trong quan hệ song phương thêm phần u ...

Trung Quốc tuyên bố sẽ trả miếng trừng phạt của Mỹ liên quan vụ khinh khí cầu

Trung Quốc tuyên bố sẽ trả miếng trừng phạt của Mỹ liên quan vụ khinh khí cầu

Ngày 15/2, Trung Quốc sẽ triển khai những biện pháp đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào 6 thực thể của Bắc Kinh ...

Trung Quốc-Đức tăng cường phát triển quan hệ và cải thiện quản trị toàn cầu

Trung Quốc-Đức tăng cường phát triển quan hệ và cải thiện quản trị toàn cầu

Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị ngày 17/2 khẳng ...

Trung Quốc-Indonesia đứng trước nhiều cơ hội phát triển quan hệ song phương

Trung Quốc-Indonesia đứng trước nhiều cơ hội phát triển quan hệ song phương

Ngày 21/2, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm Jakarta, người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương sẽ cùng bà ...

(theo Korea Times)

Đọc thêm

Tiền vệ Đỗ Hùng Dũng gia hạn hợp đồng với CLB Hà Nội đến năm 2026

Tiền vệ Đỗ Hùng Dũng gia hạn hợp đồng với CLB Hà Nội đến năm 2026

Con trai tiền vệ Đỗ Hùng Dũng ra sân chúc mừng bố khi anh gia hạn hợp đồng 3 năm với CLB Hà Nội.
Trung Quốc: Giải mã nghi lễ thời Chiến Quốc trên thanh tre 2.000 năm tuổi

Trung Quốc: Giải mã nghi lễ thời Chiến Quốc trên thanh tre 2.000 năm tuổi

Các học giả trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) giải mã 5 tài liệu ghi trên các thanh tre có niên đại từ thời Chiến Quốc hơn 2.000 năm ...
Giá xăng dầu hôm nay 11/12: Tăng trưởng việc làm Mỹ hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 11/12: Tăng trưởng việc làm Mỹ hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 11/12, tăng tốc sau khi Bộ Lao động Mỹ đưa ra dữ liệu cho thấy tăng trưởng việc làm mạnh hơn dự kiến, hỗ trợ ...
Việt Nam chủ trì tổ chức Ngày gia đình ASEAN tại Riyadh

Việt Nam chủ trì tổ chức Ngày gia đình ASEAN tại Riyadh

Đây là hoạt động cuối cùng do Đại sứ quán Việt Nam chủ trì trên cương vị Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Riyadh trong năm 2023.
Makenzy Orcel là chủ nhân giải thưởng văn học Lựa chọn Goncourt của Việt Nam

Makenzy Orcel là chủ nhân giải thưởng văn học Lựa chọn Goncourt của Việt Nam

Viện Pháp Việt Nam vừa trao trao giải Lựa chọn Goncourt của Việt Nam cho tác giả Makenzy Orcel - giải thưởng văn học uy tín của Pháp đã được ...
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ chỉ trích Hamas một điều; kế hoạch tái thiết trị giá 4,86 tỷ USD của Israel

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ chỉ trích Hamas một điều; kế hoạch tái thiết trị giá 4,86 tỷ USD của Israel

Mỹ cáo buộc Hamas tấn công tình dục; Israel thông qua kế hoạch tái thiết khu vực quanh Dải Gaza.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ chỉ trích Hamas một điều; kế hoạch tái thiết trị giá 4,86 tỷ USD của Israel

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ chỉ trích Hamas một điều; kế hoạch tái thiết trị giá 4,86 tỷ USD của Israel

Mỹ cáo buộc Hamas tấn công tình dục; Israel thông qua kế hoạch tái thiết khu vực quanh Dải Gaza.
Ảnh ấn tượng (4-10/12): Tổng thống Nga Putin nói ‘không còn cách nào’ ngoài tranh cử, Mỹ kêu gọi viện trợ Ukraine, Israel tập trận ở Cao nguyên Golan

Ảnh ấn tượng (4-10/12): Tổng thống Nga Putin nói ‘không còn cách nào’ ngoài tranh cử, Mỹ kêu gọi viện trợ Ukraine, Israel tập trận ở Cao nguyên Golan

Xung đột Nga-Ukraine, ông Putin tuyên bố sẽ tranh cử Tổng thống, Mỹ kêu gọi viện trợ cho Kiev, chiến sự ở Dải Gaza… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Điểm tin thế giới sáng 11/12: Thủ tướng Campuchia thăm Việt Nam, cảnh báo cao độ ở sân bay Indonesia, Mỹ ủng hộ Argentina đàm phán với IMF

Điểm tin thế giới sáng 11/12: Thủ tướng Campuchia thăm Việt Nam, cảnh báo cao độ ở sân bay Indonesia, Mỹ ủng hộ Argentina đàm phán với IMF

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/12.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 11/12-17/12

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 11/12-17/12

Bầu cử Tổng thống Ai Cập, Chủ tịch Trung Quốc thăm Việt Nam, Hội nghị cấp cao Nhật Bản-ASEAN... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Nga kêu gọi giám sát quốc tế ở Dải Gaza, Thủ tướng Netanyahu nói 'không bằng lòng' với Moscow

Nga kêu gọi giám sát quốc tế ở Dải Gaza, Thủ tướng Netanyahu nói 'không bằng lòng' với Moscow

Ngoại trưởng Nga nói hành động trừng phạt người dân Palestine là không chấp nhận được, trong khi Thủ tướng Israel 'không bằng lòng' về Moscow.
Chuyên gia kinh tế: Mức sống của người dân Nga được cải thiện trong các nhiệm kỳ của Tổng thống Putin

Chuyên gia kinh tế: Mức sống của người dân Nga được cải thiện trong các nhiệm kỳ của Tổng thống Putin

Tổng thống Nga Putin cho biết, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 3,2% trong 10 tháng tính đầu năm 2023 và sẽ đạt mức tăng trưởng 3,5% vào cuối năm.
Bầu cử Tổng thống Ai Cập: Cần hơn một chiến thắng

Bầu cử Tổng thống Ai Cập: Cần hơn một chiến thắng

Nhiều bài toán mà người chiến thắng trong cuộc bầu cử tới cần sớm tìm lời giải để đáp ứng sự tin tưởng và kỳ vọng của cử tri Ai Cập.
Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Ngoại trưởng các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tề tựu ở Brussels (Bỉ) từ ngày 28-30/11 để thảo luận nhiều vấn đề lớn.
Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới Anh đánh dấu bước chuyển mình mới trong quan hệ song phương thời gian tới.
Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Cuộc đua hấp dẫn tới phút cuối cùng

Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Cuộc đua hấp dẫn tới phút cuối cùng

Bầu cử Quốc hội Hà Lan lần này chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao giữa thế lực truyền thống, đảng VVD và làn gió mới mang tên NSC. Ai sẽ chiến thắng?
Xung đột Israel - Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

Xung đột Israel - Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

Xung đột Israel - Hamas đặt Nhà nước Do Thái và các nước Arab, khối Hồi giáo trước nhiều bài toán khó khăn.
Cơ hội cuối cùng từ COP28

Cơ hội cuối cùng từ COP28

COP28 là dịp để các nước thể hiện quyết tâm của riêng mình, đề ra mục tiêu lớn hơn, vì một hành tinh xanh, bền vững cho tất cả.
Xung đột Israel - Hamas: 'Cuộc chiến' dưới lòng đất ở Gaza

Xung đột Israel - Hamas: 'Cuộc chiến' dưới lòng đất ở Gaza

Lực lượng Hamas sở hữu một 'bảo bối' đặc biệt: mạng lưới đường hầm như mê cung dưới lòng đất.
Từ Thượng đỉnh Trái đất đến COP28

Từ Thượng đỉnh Trái đất đến COP28

Tác động khôn lường của biến đổi khí hậu được cảnh báo từ lâu và các quốc gia trên thế giới đã có những nỗ lực toàn cầu để ngăn chặn.
Giữa lúc xung đột thế giới phức tạp, có giải pháp thay thế năng lượng hạt nhân?

Giữa lúc xung đột thế giới phức tạp, có giải pháp thay thế năng lượng hạt nhân?

Để thực hiện Net Zero vào năm 2050, thế giới rất khó có giải pháp thay thế cho năng lượng hạt nhân.
Hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, Nga mong tạo thế cân bằng với Mỹ nhưng lại dấy lên mối lo ngại mới

Hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, Nga mong tạo thế cân bằng với Mỹ nhưng lại dấy lên mối lo ngại mới

Mặc dù Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện chưa có hiệu lực, thời gian qua, về cơ bản các nước đã tuân thủ việc không tiến hành thử vũ khí hạt nhân.
Cách mạng Tháng Mười Nga: Cuộc cách mạng giải phóng con người

Cách mạng Tháng Mười Nga: Cuộc cách mạng giải phóng con người

Cách mạng Tháng Mười Nga đã giải phóng xã hội, giải phóng con người, là một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của thế giới.
Hiệp ước Maastricht định hình châu Âu mới

Hiệp ước Maastricht định hình châu Âu mới

Sau Thế chiến II, khuynh hướng liên kết khu vực và toàn cầu hóa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Ở châu Âu, hàng loạt tổ chức, cộng đồng được hình thành.
Phiên bản di động