TIN LIÊN QUAN | |
Ấn Độ khánh thành nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất thế giới | |
Ấn Độ và Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng tại Myanmar |
Dẫn đầu danh sách là Đại học Oxford (Anh) – đây là lần đầu tiên trường đại học của Anh lên ngôi số 1 trong bảng xếp hạng danh giá này. “Nhà vô địch” của danh sách năm ngoái là Học viện Công nghệ California (Mỹ) xếp vị trí thứ 2. Nằm trong tốp 10 có 7 trường của Mỹ (hai trường xếp ở vị trí thứ 10), 3 trường của Anh và Học viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ ở Zurich.
Lần đầu tiên Đại học Oxford giành ngôi quán quân trong danh sách của THE. (Times of India) |
Mỹ và Anh vẫn chứng tỏ là cường quốc giáo dục khi có số lượng trường đông nhất trong danh sách năm nay, song sự nổi lên của các quốc gia châu Á mới là điểm đáng chú ý trong cuộc khảo sát lần thứ 13 này.
Đại học tốt nhất châu Á – Đại học Quốc gia Singapore đứng ở vị trí thứ 24 – vị trí cao nhất từ trước đến nay. Hai trường đại học châu Á lần đầu tiên xuất hiện trong tốp 100 là Đại học Hong Kong, Trung Quốc (CUHK) và Học viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc trong khi bốn trường khác lọt vào tốp 200 là Đại học Hong Kong City (City U), Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Đại học Phục Đán và Đại học Bách khoa Hong Kong.
Khu vực Nam Á có gấp đôi số lượng trường được xếp hạng tốt nhất thế giới: 39 trường so với 20 trường trong danh sách năm ngoái. Sri Lanka lần đầu tiên có đại diện trong danh sách là Đại học Colombo, còn trong tổng số 7 trường đại học của Pakistan có 5 trường lần đầu tiên xuất hiện.
“Ngôi sao” của khu vực vẫn là Ấn Độ với 31 trường đại học, trong đó Học viện Khoa học Ấn Độ (IISc) ở Bengaluru nằm trong nhóm 201-250 – vị trí cao nhất từ trước đến nay, tiếp theo là trường IIT-Bombay trong tốp 400. Đất nước yoga có 14 trường lần đầu tiên lọt vào danh sách, trong đó có Đại học Tezpur, Đại học Amity, Viện Công nghệ Quốc gia (Rourkela), Đại học Sri Venkateswara…
Học viện Khoa học Ấn Độ (IISc) có vị trí cao nhất từ trước đến nay. (Times of India) |
Ông Phil Baty, biên tập viên của THE cho rằng sự nổi lên của Ấn Độ là nhờ “nước này công nhận tầm quan trọng của việc tham gia vào việc đánh giá chất lượng toàn cầu. Tháng trước, chính phủ nước này đã phát động dự án mới nhằm đưa IISc lọt vào tốp các bảng xếp hạng trường đại học thế giới”. Ấn Độ cũng có tham vọng tạo ra những trường đại học đẳng cấp thế giới và “các trường hàng đầu của nước này đã sẵn sàng chạm mốc tốp 200”, theo ông Phil Baty.
Về tổng thể, 289 trường đại học châu Á từ 24 quốc gia lọt vào danh sách 980 trường đại học tốt nhất thế giới, trong đó 19 trường nằm trong tốp 200, tăng 4 trường so với năm ngoái.
Trong khi nhiều nước châu Á đang phải đối mặt với già hóa dân số, dân số trẻ của khu vực Nam Á lại đang gia tăng. Ấn Độ dự báo sẽ có số lượng sinh viên đông nhất vào năm 2025: khoảng 119 triệu người trong độ tuổi 18-22.
Căn cứ quân đội Ấn Độ ở Kashmir bị tấn công, hơn 20 người chết Theo Ajlazeera (Qatar), ít nhất 17 binh lính Ấn Độ và 4 phần tử nổi dậy đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ tại khu ... |
Việt Nam khẳng định coi trọng giáo dục về quyền con người Trong thời gian là thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã tham gia một cách chủ động, tích cực, có trách nhiệm, với ... |
Đổi mới, chấn hưng giáo dục phải từ cơ sở Sáng nay (5/9), tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, ... |