Nhìn lại 40 năm cuộc khủng hoảng con tin Iran

Quang Đào
TGVN. 40 năm trước, vào ngày 4/11/1979, một nhóm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ (ĐSQ) tại Tehran, bắt giữ hơn 60 nhà ngoại giao và công dân Mỹ làm con tin. Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong lịch sử Mỹ và Iran, đánh dấu một bước ngoặt thù địch giữa hai nước, khiến quan hệ song phương rơi vào trạng thái căng thẳng tột cùng và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhin lai 40 nam cuoc khung hoang con tin iran Mỹ: Washington không trở thành con tin cho vụ tống tiền bằng hạt nhân của Iran
nhin lai 40 nam cuoc khung hoang con tin iran Đối tượng bắt con tin là vị thành niên, từng tham gia biểu tình "Áo vàng"
nhin lai 40 nam cuoc khung hoang con tin iran
Các con tin người Mỹ bị bắt cóc, bịt mắt đứng bên ngoài tòa nhà Đại sứ quán Mỹ tại Tehran. (Nguồn: Reuters)

Hàng năm, tại Thủ đô Tehran, toàn bộ đất nước Iran vẫn phấn khích kỷ niệm ngày 4/11 với các cuộc tuần hành trên đường, hô to các khẩu hiệu bài trừ Mỹ.

Lãnh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ (Ayatollah) Ali Khamenei tuyên bố, dù hàng chục năm đã trôi qua, song Mỹ vẫn không thay đổi, vẫn tiếp tục hành vi thù địch, gây hấn đối với Iran. Tuy nhiên, Tehran sẽ không đầu hàng trước sức ép từ đối thủ truyền kiếp và việc tổ chức đàm phán với Mỹ sẽ không giải quyết các vấn đề của Iran.

Vốn tiến triển không mấy tốt đẹp nhưng quan hệ giữa Mỹ - Iran từng có giai đoạn được cải thiện. Năm 2015, sau khi hai nước ký thỏa thuận hạt nhân Iran, Washington đã gỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran. Tuy nhiên, quan hệ hai bên thực sự rơi vào khủng hoảng sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận, đồng thời, tái áp đặt các biện pháp trừng phạt lên quốc gia Hồi giáo này.

Căng thẳng Mỹ - Iran đã có lúc sắp bùng nổ thành xung đột vũ trang, khi Mỹ năm nay đã điều thêm quân cùng các khí tài quân sự tới Trung Đông, với tuyên bố đối phó với các mối đe dọa hiện hữu từ Iran. Một vài va chạm nhỏ quân sự đã xảy ra. Iran từng cảnh báo, sẽ không có một cuộc chiến tranh “chớp nhoáng” nào giữa Mỹ và Iran, mà nếu có thì sẽ là một cuộc chiến lan rộng.

Tính toán sai lệch của Mỹ

Tại sao quan hệ giữa Mỹ và Iran lại trầm trọng tới mức như vậy? Có thể nói là do sự tính toán sai lệch về tình hình của Mỹ trước, trong và sau cuộc Cách mạng Hồi giáo tại Iran.

Sự phẫn nộ của Iran với Mỹ bắt nguồn từ cuộc đảo chính do CIA thiết kế vào năm 1953 nhằm lật đổ Thủ tướng dân cử Mohammad Mossadeq và củng cố quyền lực của Shah (Quốc vương) Mohammad Reza Pahlavi.

nhin lai 40 nam cuoc khung hoang con tin iran
Ebrahim Asgharzadeh, một trong những người đứng đầu nhóm sinh viên chiếm đóng Đại sứ quán Mỹ trong cuộc phỏng vấn với AP. (Nguồn: AP)

Theo AP, tháng 8/1978, CIA báo cáo với Nhà Trắng rằng: “Iran hiện không ở trong giai đoạn cách mạng hay thậm chí là tiền cách mạng. Tuy người dân Iran không hài lòng với sự kiểm soát chính trị chặt chẽ của Shah nhưng nó không phải là mối đe dọa với chính phủ Iran”.

Tháng 1/1979, trước áp lực của phe chống đối thân Khomeini, Quốc vương Shah buộc phải rời Iran và sang Ai Cập khi mắc bệnh hiểm nghèo. Sau đó một tháng, cuộc Cách mạng Hồi giáo chính thức diễn ra.

Lúc đó, Mỹ phần nào nhận ra mối nguy hiểm mà các nhà ngoại giao, nhân viên chính phủ, cố vấn quân sự và điệp viên của họ phải đối mặt. Mỹ rút số nhân viên dân sự và quân sự khỏi Iran từ 1.400 người xuống còn khoảng 70 trong thời gian này.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Carter vẫn muốn xây dựng quan hệ với chính phủ cách mạng Iran. Bởi trước đó, Mỹ đã bán hàng tỷ USD vũ khí cho Shah, bao gồm cả máy bay chiến đấu F14-Tomcat. Mỹ lúc đó cần sự hỗ trợ của Iran để theo dõi các tín hiệu và các vụ thử tên lửa ở Liên Xô và từ lâu đã coi Shah là “bức tường vững chắc” chống lại sự bành trướng của Liên Xô.

Những điều này đã khiến Mỹ coi nhẹ việc thay đổi thể chế ở Iran và phớt lờ cảnh báo về chính quyền mới. Tuy nhiên, quan hệ giữa Mỹ và chính phủ cách mạng Iran chính thức sụp đổ khi Tổng thống Carter cho phép Shah rời Cairo tới New York để chữa căn bệnh hiểm nghèo. Động thái này của ông Carter được coi là đã châm ngòi cho cuộc đột kích và chiếm đóng ĐSQ Mỹ của nhóm sinh viên hồi giáo Iran.

nhin lai 40 nam cuoc khung hoang con tin iran
ông Ebrahim Asgharzadeh.

Trả lời phỏng vấn AP, Ebrahim Asgharzadeh, một trong những người đứng đầu nhóm sinh viên chiếm đóng Đại sứ quán Mỹ nói rằng ông thực sự hối hận vì những gì đã xảy ra và cho rằng chính từ cuộc khủng hoảng này đã khiến cho tình hình quan hệ Mỹ - Iran ngày một xấu đi tới tận ngày nay.

Theo ông, diễn biến cuộc chiếm đóng đã diễn ra quá nhanh, vượt qua khỏi tầm kiểm soát mà chính ông cũng không thể tưởng tượng được là sẽ tồi tệ đến như vậy. Ông khuyên rằng không ai nên theo bước chân của mình, mặc cho vụ việc được ghi lại trong lịch sử Iran là một hành động anh hùng.

444 ngày bị giam cầm

Ngày 4/11/1979 là ngày kỷ niệm 15 năm nhà Vua Iran trục xuất giáo sĩ Hồi giáo bảo thủ Ayatollah Khomeini khỏi nước này. Khi đó, cảnh sát Iran gần như “mất tích” và để cho hàng trăm sinh viên ủng hộ Đại giáo chủ Khomeini đang nắm quyền trèo hàng rào và chiếm đóng tòa nhà ĐSQ chỉ trong vòng ba tiếng rưỡi. Kết quả, hơn 60 người trong ĐSQ đã bị bắt làm con tin.

Theo các nhà quan sát, vụ chiếm đóng này là cách thức để các nhà hoạt động cách mạng sinh viên Iran tuyên bố đoạn tuyệt với quá khứ và đặt dấu chấm hết cho sự can thiệp của Mỹ vào nội bộ nước Cộng hòa Hồi giáo.

Đại giáo chủ Khomeini là người kiểm soát tình hình con tin, từ chối mọi lời kêu gọi thả tự do cho con tin, ngay cả khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã yêu cầu chấm dứt cuộc khủng hoảng trong một cuộc bỏ phiếu và được toàn bộ thành viên nhất trí. Tuy nhiên, hai tuần sau khi chiếm đóng ĐSQ, ông Khomeini đã bắt đầu thả tự do cho những ai không phải người Mỹ, toàn bộ phụ nữ và người mang quốc tịch Mỹ song thuộc dân tộc thiểu số, với lý do họ thuộc nhóm những người bị chính phủ Mỹ áp bức. 52 tù nhân còn lại vẫn nằm trong tay Khomeini 14 tháng sau đó.

Hình ảnh các nhân viên sứ quán bị bịt mắt và khống chế đã gây ra làn sóng giận dữ ở Mỹ, tạo áp lực đòi chính phủ nước này phải hành động quyết liệt. Cho dù rất cố gắng, cựu Tổng thống Jimmy Carter vẫn không thể giải quyết cuộc khủng hoảng này bằng con đường ngoại giao. Ông không chấp nhận các yêu sách của Tehran, đòi Washington phải trao trả Shah để xét xử và phải xin lỗi vì những hành động của mình, khiến cho cuộc khủng hoảng ngày một tồi tệ.

Do phương pháp ngoại giao thất bại, ông Carter buộc phải sử dụng đến vũ lực và yêu cầu Lầu Năm góc lên kế hoạch giải cứu. Ngày 24/4/1980, chiến dịch mang tên "Móng vuốt Đại Bàng" được vạch ra và giao cho lực lượng biệt kích Delta tinh nhuệ của quân đội Mỹ thực hiện. Tuy đã được tính toán kỹ càng, nhưng thực tế lại không diễn ra như kế hoạch, "Móng vuốt Đại bàng" thất bại thảm hại khiến tám quân nhân Mỹ thiệt mạng và không có con tin nào được giải cứu.

Ba tháng sau, cựu hoàng Iran qua đời vì ung thư ở Ai Cập, nhưng cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn. Tháng 11/1980, ông Carter thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống trước Ronald Reagan thuộc Đảng Cộng hòa. Ít lâu sau, với sự hỗ trợ của các trung gian người Algeria, Mỹ và Iran đã bắt đầu đạt được các cuộc đàm phán thành công.

Ngày 20/1/1981, Tổng thống Ronald Reagan chính thức nhậm chức, Mỹ đã giải phóng gần 8 tỷ USD tài sản bị đóng băng của Iran và các con tin đã được trao trả sau 444 ngày bị giam cầm. Ngày hôm sau, cựu Tổng thống Jimmy Carter sang Tây Đức để chào đón những người Mỹ trên đường trở về nhà.

Nhiều sử gia nhận định cuộc khủng hoảng con tin ở Iran đã cản bước ông Jimmy Carter tới nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai. Chính ông cũng cho rằng thất bại của "Móng vuốt Đại bàng" đã góp công lớn cho chiến thắng của đối thủ Cộng hòa Ronald Reagan trong cuộc bầu cử năm 1980.

Cuộc khủng hoảng con tin Iran đã chấm dứt từ 40 năm trước, song đến ngày hôm nay, quan hệ Mỹ-Iran vẫn đang bị “giam cầm” trong vòng xoáy thù địch không lối thoát. Những tiếng hô chống đối Mỹ vẫn vang vọng trong các cuộc tuần hành và lãnh đạo Iran vẫn luôn gọi Mỹ là “kẻ thất hứa” khi đơn phương rút khỏi Hiệp ước hạt nhân Iran ký năm 2015.

Hiện tại, ĐSQ Mỹ tại Tehran vẫn đang bị "đóng băng" và đã không có dấu chân của nhà ngoại giao Mỹ nào tới đây trong nhiều năm. Những gì còn sót lại của Đại sứ quán Mỹ được Basij - một lực lượng bán quân sự có sứ mệnh đối phó với những thế lực chống chính phủ - đứng ra quản lý. Tòa nhà này được sử dụng một phần để làm bảo tàng, trưng bày hiện vật về cuộc chiếm giữ ĐSQ năm 1979 và phần còn lại được dùng làm không gian sinh hoạt cho sinh viên.

Tương tự, Đại sứ quán Iran tại Washington vẫn để trống từ khi Tổng thống Carter trục xuất các nhà ngoại giao Iran trong cuộc khủng hoảng. Tòa nhà hiện chịu sự quản lý của Bộ Ngoại giao Mỹ và không ai được phép vào trong.

nhin lai 40 nam cuoc khung hoang con tin iran

5 người bị bắt làm con tin gần thành phố Toulouse, Pháp

Ngày 7/5, truyền thông địa phương đưa tin, một đối tượng có súng đã bắt 5 người làm con tin trong một của hàng bán ...

nhin lai 40 nam cuoc khung hoang con tin iran

Philippines: 3 con tin trốn thoát khỏi phiến quân Abu Sayyaf

Giới chức Philippines cho biết, 3 con tin đã liều mình trốn khỏi phiến quân Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf tại miền Nam nước ...

nhin lai 40 nam cuoc khung hoang con tin iran

​Nigeria giải cứu 1.000 con tin bị Boko Haram bắt giữ

Ngày 7/5, quân đội Nigeria công bố đã giải cứu hơn 1.000 người bị nhóm khủng bố Boko Haram bắt giữ tại khu vực Đông ...

Đọc thêm

Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Con trai nhà Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dance sport thế giới hạng thiếu nhi

Ngày 23/4, Kubi nhà Khánh Thi - Phan Hiển và bạn nhảy Linh San lần thứ hai vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship 2024.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan

Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan

Đội tuyển U23 Việt Nam sớm hoàn thành nhiệm vụ vào tứ kết VCK U23 châu Á 2024 sau hai chiến thắng thuyết phục trước U23 Kuwait và U23 Malaysia.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 29 - Everton vs Liverpool; Ligue 1 vòng 29 - Lorient vs ...
XSMN 23/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4/2024. xổ số ngày 23 tháng 4

XSMN 23/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4/2024. xổ số ngày 23 tháng 4

XSMN 23/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4. XSMN thứ 3. SXMN 23/4. xổ số miền Nam ngày 23 ...
Mãn nhãn với vẻ đẹp kỳ diệu của Trái đất từ góc nhìn trên không

Mãn nhãn với vẻ đẹp kỳ diệu của Trái đất từ góc nhìn trên không

Reuters đã lưu lại những hình ảnh ấn tượng cho thấy vẻ đẹp đa dạng, đầy bí ẩn của hành tinh xanh từ góc nhìn trên không để tôn vinh ...
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Việc Nga rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh là phù hợp với thực tế mới đang phát triển trong khu vực.
Hezbollah nã 'mưa' rocket về phía miền Bắc Israel

Hezbollah nã 'mưa' rocket về phía miền Bắc Israel

Giao tranh giữa Israel-Hezbollah đã kéo dài hơn 6 tháng qua tại khu vực biên giới giữa nước này và Lebanon, song song với xung đột tại Dải Gaza.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động