Nhìn lại những vụ tai nạn nghiêm trọng trong lịch sử vũ trụ thế giới

Khánh Ngọc
Mỹ và Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong cuộc chạy đua trên vũ trụ, nhưng cũng hứng chịu những tai nạn thảm khốc về người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các mảnh vỡ từ vụ nổ tàu con thoi Columbia trên bầu trời bang Texas ngày 1/2/2003 (Ảnh AP).
Các mảnh vỡ từ vụ nổ tàu con thoi Columbia trên bầu trời bang Texas, Mỹ ngày 1/2/2003. (Nguồn: AP)

Sau khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik vào năm 1957, Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với Liên Xô để giành vị thế thống trị không gian. Cuộc chạy đua này đem lại nhiều thành công lớn, như việc các phi hành gia Mỹ đặt chân lên Mặt Trăng.

Tuy nhiên, trong quá trình chinh phục vũ trụ, cả Liên Xô và Mỹ đã hứng chịu tổn thất lớn, trong đó có những vụ tai nạn chết người.

Apollo 1 - 1967

Vụ tai nạn chết người đầu tiên trong lịch sử hàng không vũ trụ Mỹ diễn ra vào ngày 27/1/1967 trong quá trình chuẩn bị cho chương trình thám hiểm không gian Apollo có người lái đầu tiên.

Trong lúc thử nghiệm phóng tàu Apollo 204, ngọn lửa bùng lên trong khoang điều khiển khiến 3 phi hành gia gồm Gus Grissom, Ed White và Roger Chaffee tử vong do ngạt khói.

Soyuz 1 - 1967

Chỉ 3 tháng sau vụ cháy tàu Apollo 1, nhà du hành vũ trụ Nga Vladimir Komarov là người đầu tiên của nước này thiệt mạng khi tàu không gian Soyuz 1 lao xuống Trái đất vào ngày 24/4/1967. Khi đó, đây là con tàu vũ trụ đầu tiên được Liên Xô xây dựng với mục tiêu khám phá Mặt trăng.

Vụ tai nạn xảy ra khi con tàu vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm. Soyuz 1 gặp sự cố sau khi được phóng khỏi mặt đất 9 phút và ngay sau khi tàu tiến vào quỹ đạo Trái đất. Một trong các tấm pin không thể phát điện khiến nguồn điện của tàu bị cắt và mất khả năng điều khiển.

Chuyến du hành bị buộc phải hủy nhưng tàu gặp khó khăn khi quay trở lại Trái đất, dù trên tàu không thể bật ra và phi hành gia Komarov không thể thoát ra ngoài trước khi con tàu lao xuống mặt đất tại một địa điểm ở miền Đông Nam nước Nga.

Soyuz 11 - 1971

Khu vực nơi tàu Soyuz 11 của Liên Xô đáp xuống (Ảnh: Youtube).
Khu vực nơi tàu Soyuz 11 của Liên Xô đáp xuống. (Nguồn: Youtube)

Vào tháng 4/1971, người Nga phóng trạm không gian đầu tiên của thế giới Salyut-1 với tham vọng "vượt mặt" Mỹ trong cuộc chạy đua không gian. Tháng 6 năm đó, 3 nhà du hành vũ trụ Nga lên tàu Soyuz 11 bắt đầu chuyến đi kéo dài 3 tuần để thực hiện các cuộc thí nghiệm và quan sát tại trạm vũ trụ.

Trên đường về vào ngày 30/6, con tàu quay trở về và hạ cánh tự động thành công. Tuy nhiên, khi những người dưới mặt đất mở cửa con tàu, 3 nhà du hành vũ trụ đã tử vong và không mặc trang phục phi hành gia. Một lỗ thông hơi đã bị hỏng và tạo khe hở khi khoang tàu tách khỏi trạm vũ trụ.

Khoang tàu bị giảm áp và 3 phi hành gia thiệt mạng khoảng 30 phút trước khi tàu hạ cánh xuống mặt đất. Sau vụ tai nạn này, các chương trình vũ trụ của cả Liên Xô và Mỹ đều yêu cầu các phi hành gia mặc trang phục vũ trụ trong bất cứ công đoạn nào đề phòng xảy ra tình huống giảm áp suất như vụ việc tàu Soyuz 11.

Challenger - 1986

Vào buổi sáng mùa Đông lạnh giá ngày 28/1/1986, tàu con thoi Challenger đã nổ tung chỉ 73 giây sau khi được phóng từ Cape Canaveral. Sau đó từ độ cao khoảng 15km so với mặt đất, con tàu lao xuống Đại Tây Dương.

Toàn bộ phi hành đoàn gồm 7 người trong đó có Christa McAuliffe, một giáo viên trung học được chọn tham gia sáng kiến quốc gia "Người giáo viên vũ trụ".

Sau đó, một cuộc điều tra được tiến hành phát hiện ra nhiệt độ quá lạnh có thể làm hỏng các vòng cao su chịu nhiệt, những vòng này có tác dụng tránh làm rò rỉ nhiên liệu.

NASA trước đó đã biết về điều này nhưng vẫn quyết định tiếp tục phóng tàu. Khi đó dư luận Mỹ đã rất giận dữ và chương trình tàu con thoi vũ trụ bị tạm dừng.

Hình ảnh tàu Challenger phát nổ năm 1986 (Ảnh: History).
Hình ảnh tàu Challenger phát nổ năm 1986. (Nguồn: History)

Columbia - 2003

Sau khi hoàn thành chuyến bay 16 ngày, tàu con thoi Columbia đang tiến vào bầu khí quyển Trái đất và chuẩn bị hạ cánh xuống Cape Canaveral thì bi kịch xảy ra. Khoang tàu vỡ vụn và các mảnh vỡ rơi xuống Texas, khiến toàn bộ 7 phi hành gia thiệt mạng.

Một miếng xốp thông hơi nhỏ đã rơi ra khỏi thùng nhiên liệu khi tàu được phóng lên và làm thủng cánh trái tàu Columbia. Trong các vụ phóng tàu con thoi trước đó, miếng xốp này cũng bị rơi nhưng không có tai nạn nào nên NASA không cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng.

Tuy nhiên, khi tàu Columbia quay trở lại Trái đất, khí nóng và khói đã thâm nhập vào phần cánh bị hỏng, khiến cánh này vỡ vụ và toàn bộ con tàu cũng vỡ theo.

Thảm họa Columbia khiến Mỹ dừng các chương trình không gian bằng tàu con thoi và chuyến tàu cuối cùng được NASA thực hiện diễn ra vào năm 2011.

SpaceX đưa đội bay không chuyên lên vũ trụ

SpaceX đưa đội bay không chuyên lên vũ trụ

Công ty SpaceX của Mỹ vừa phóng tên lửa đẩy Falcon-9 đưa tàu không gian Crew Dragon chở đội bay dân dụng lên vũ trụ ...

Colombia và Ấn Độ tăng cường hợp tác không gian vũ trụ

Colombia và Ấn Độ tăng cường hợp tác không gian vũ trụ

Trong cuộc gặp giữa Phó Tổng thống Colombia kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Marta Lucía Ramírez và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Meenakashi Lekhi ...

(theo Dân trí)

Đọc thêm

Tìm thấy hóa thạch khủng long ăn cỏ, chạy nhanh, đuôi cong hướng xuống

Tìm thấy hóa thạch khủng long ăn cỏ, chạy nhanh, đuôi cong hướng xuống

Argentina phát hiện hóa thạch loài khủng long ăn cỏ cỡ trung mới, có khả năng chạy nhanh và sống cách đây khoảng 90 triệu năm ở kỷ Phấn Trắng.
Tự kiểm tra cân nặng mỗi sáng giúp tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ

Tự kiểm tra cân nặng mỗi sáng giúp tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ

Nghiên cứu khoa học chỉ ra thói quen tự kiểm tra cân nặng mỗi sáng giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện ngay, tránh tăng cân.
Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 26/4), giá dầu tăng nhẹ, được sự hỗ trợ bởi căng thẳng ở Trung ...
Hoa hậu Lý Kim Thảo chụp ảnh thời trang giới thiệu cảnh đẹp du lịch Phú Thọ

Hoa hậu Lý Kim Thảo chụp ảnh thời trang giới thiệu cảnh đẹp du lịch Phú Thọ

Hoa hậu Lý Kim Thảo thay 6 trang phục đa phong cách, chụp ảnh tại các địa danh nổi tiếng ở Phú Thọ như đền Hùng, đồi chè Long Cốc...
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít ...
Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động