Nhìn lại quan hệ Việt Nam-Trung Quốc năm 2021

Minh Vương
Nhân 72 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2022), Báo Thế giới & Việt Nam xin điểm lại một số nét nổi bật trong hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc năm 2021.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Năm 2021 là một quãng thời gian biến động với thế giới nói chung và Việt Nam, Trung Quốc nói riêng. Đại dịch Covid-19, với hai biến thể mới là Delta và Omicron bùng phát mạnh. Quan hệ nước lớn vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, song đối mặt nguy cơ từ các biện pháp hạn chế do dịch bệnh, làn sóng lây nhiễm mới, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và khủng hoảng năng lượng. Nhiều điểm nóng mới xuất hiện, trong khi điểm nóng cũ vẫn tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng, bùng phát đối đầu.

Trong bối cảnh đó, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển, hợp tác song phương được triển khai toàn diện.

Nhìn lại quan hệ Việt Nam-Trung Quốc năm 2021
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình 24/9/2021. (Nguồn: TTXVN)

Trao đổi cấp cao và các cấp được triển khai thường xuyên, hình thức linh hoạt

Về quan hệ chính trị, dịch bệnh khiến hai bên chưa thể triển khai được các chuyến thăm cấp cao trực tiếp. Tuy nhiên, hai bên tiếp tục duy trì trao đổi với hình thức linh hoạt. Đặc biệt, sau Đại hội XIII (tháng 2/2021) và sau khi Quốc hội Việt Nam bầu các chức danh Lãnh đạo Nhà nước (tháng 4/2021), Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam và Trung Quốc đều tiếp xúc, trao đổi, đưa ra các ý kiến chỉ đạo mang tính định hướng lớn để thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung tiếp tục phát triển.

Cụ thể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã điện đàm (ngày 8/2 và 24/9/2021); Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ngày 24/5/2021); Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Lý Khắc Cường (ngày 4/6/2021); Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Nhân đại Trung Quốc Lật Chiến Thư (17/6/2021).

Giao lưu, hợp tác kênh Đảng, giữa các bộ ngành và địa phương hai nước được triển khai thường xuyên. Trong năm 2021, hai bên tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc (9/2021). 3 Ủy viên Quốc vụ (hàm Phó Thủ tướng), Bộ trưởng các Bộ Ngoại giao, Công an, Quốc phòng của Trung Quốc đều đã thăm Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc (12/2021) và dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc (6/2021). Hai bên đã tổ chức Hội thảo lý luận giữa hai Đảng lần thứ 16 (12/2021) và các hoạt động gặp gỡ đầu xuân giữa Bí thư các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta với Quảng Tây (4/2021) và Vân Nam (5/2021), Trung Quốc cùng nhiều hoạt động giao lưu, trao đổi khác.

(01.17) Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn hội đàm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tháng 12/2021. (Nguồn: TTXVN)
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn hội đàm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tháng 12/2021. (Nguồn: TTXVN)

Trung Quốc là một trong số những nước cung cấp vaccine ngừa Covid-19 nhiều nhất, kịp thời nhất cho Việt Nam, cả viện trợ và thương mại. Tính đến hết tháng 12/2021, Trung Quốc đã viện trợ và thông báo viện trợ cho Việt Nam tổng cộng 7,3 triệu liều vaccine.

Đồng thời, Trung Quốc cũng tuyên bố hỗ trợ Việt Nam 25 triệu Nhân dân tệ (tương đương 90 tỷ đồng) để mua vật tư y tế. Một số địa phương của Trung Quốc như Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam cũng tiếp tục ủng hộ vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19 cho nhiều địa phương Việt Nam.

Hợp tác tích cực, thực chất

Về thương mại, kim ngạch song phương năm 2021 đạt 165,9 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 56 tỷ USD, tăng 16,7%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 109,9 tỷ USD, tăng 30,5%.

Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới.

Theo thống kê của Trung Quốc, tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 192,2 tỷ USD; nếu xét theo tiêu chí quốc gia đơn lẻ (không tính Liên minh châu Âu và ASEAN), Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc, sau Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Về đầu tư, lũy kế đến ngày 20/12/2021, Trung Quốc đứng thứ 7/141 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với 3.325 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 21,34 tỷ USD. Với nỗ lục chung của cả hai bên, dự án Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đã hoàn thành, chính thức bàn giao ngày 6/11/2021. Cho đến nay, dự án đã cơ bản vận hành ổn định, được người dân Thủ đô đón nhận tích cực.

(01.17) Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành và chính thức bàn giao ngày 6/11/2021. (Nguồn: VGP/Đoàn Bắc)
Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông do Việt Nam và Trung Quốc hợp tác triển khai đã hoàn thành và chính thức bàn giao ngày 6/11/2021. (Nguồn: VGP/Đoàn Bắc)

Tuy nhiên, bên cạnh đó, hợp tác kinh tế thương mại song phương vẫn tồn tại một số bất cập. Việt Nam vẫn nhập siêu lớn từ Trung Quốc, ở mức 53,9 tỷ USD, tăng 52,7% so với năm 2020. Một số dự án đầu tư, nhận thầu tại Việt Nam còn tồn tại khó khăn, vướng mắc. Xuất khẩu hàng nông thủy sản sang Trung Quốc có thời điểm gặp khó khăn, xảy ra tình trạng ùn ứ xe hàng xuất khẩu ở khu vực biên giới.

Trong bối cảnh đó, hai bên đã tích cực trao đổi, phối hợp để giải quyết các vướng mắc còn tồn tại.

Đặc biệt, trao đổi với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 13/1/2022 về vấn đề ách tắc hàng hóa tại biên giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hai bên cần phối hợp chặt chẽ và áp dụng các biện pháp hiệu quả, quyết liệt để tiếp tục giải quyết tình trạng này, bảo đảm giao thương thông suốt nhằm duy trì ổn định chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất giữa hai nước và khu vực, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, để nhân dân và doanh nghiệp hai nước được đón Tết ấm no, hạnh phúc.

Sau cuộc điện đàm giữa Thủ tướng hai nước, tình hình thông quan tại các cửa khẩu đã được cải thiện, tình trạng ùn ứ đã giảm. Hai bên đang triển khai thành lập Nhóm công tác để tiếp tục trao đổi, nỗ lực duy trì giao thương thông suốt.

(01.17) Việt Nam và Trung Quốc đã tích cực trao đổi để tháo gỡ tình trạng ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu biên giới hai nước - Ảnh: Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. (Nguồn: VGP/Phan Trang)
Việt Nam và Trung Quốc tích cực trao đổi để tháo gỡ tình trạng ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu biên giới hai nước - Ảnh: Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. (Nguồn: VGP/Phan Trang)

Nỗ lực kiểm soát bất đồng

Tình hình biên giới trên đất liền và Vịnh Bắc Bộ cơ bản ổn định. Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, song hai bên duy trì trao đổi. Mới đây, điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 13/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục phát huy tốt các cơ chế đàm phán nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhau phù hợp với luật pháp quốc tế, xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển theo tinh thần nhận thức chung cấp cao và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; tích cực thúc đẩy đàm phán xây dựng, sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế.

Thủ tướng Lý Khắc Cường bày tỏ mong muốn thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển giữa hai nước sớm đạt tiến triển thực chất, sẵn sàng cùng Việt Nam và ASEAN tiếp tục nỗ lực đạt COC.

Như vậy, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động năm 2021, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển ổn định và đạt được một số tiến triển khá toàn diện, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở mỗi quốc gia nói riêng, cũng như tại khu vực và trên thế giới nói chung.

Kỷ niệm 72 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc

Kỷ niệm 72 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Chính thức khôi phục thông quan trái cây và hàng đông lạnh tại cửa khẩu Hà Khẩu - Kim Thành II

Chính thức khôi phục thông quan trái cây và hàng đông lạnh tại cửa khẩu Hà Khẩu - Kim Thành II

Bộ Công Thương cho biết, ngày 12/1, chính quyền Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã chính thức khôi phục thông quan nhập khẩu ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động