Nhìn từ đại dịch Covid-19, Việt Nam cần đẩy mạnh một chiến lược an ninh sinh học?

Quang Huyền
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 7/6, tác giả Phuong Pham cho rằng, mặc dù đạt được những thành công nhất định, nhưng đại dịch Covid-19 đã làm bộc lộ điểm yếu của Việt Nam khi đối mặt với các mối đe dọa từ tác nhân sinh học.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Từng được coi là hình mẫu chống Covid-19 trên thế giới, nhưng Việt Nam vẫn đang gặp phải những khó khăn nhất định khi phải đối mặt với làn sóng dịch thứ 4. Diễn biến của đợt dịch này phức tạp hơn, từ cuối tháng 4, với số ca nhiễm mỗi ngày thường xuyên ghi nhận trên 3 con số.

Điều đó khiến những biện pháp nghiêm ngặt từng được áp dụng trước đây nhằm kiểm soát dịch bệnh trở nên kém hiệu quả.

Việt Nam liệu có lộ 'yếu điểm' trong việc chuẩn bị cho các mối đe dọa. (Nguồn: TTXVN) từ tác nhân sinh học
Việt Nam liệu có lộ điểm yếu trong việc đối đầu với các mối đe dọa từ tác nhân sinh học? (Nguồn: TTXVN)

Tình hình cấp bách gây áp lực lên đất nước, không chỉ về mức độ nguy hiểm của Covid-19 mà còn về khả năng chống lại các mối đe dọa sinh học trên diện rộng. Trong bối cảnh đất nước chưa có đủ khả năng giảm thiểu rủi ro từ các tác nhân sinh học một cách triệt để, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược quốc gia về phòng thủ sinh học.

Mối đe dọa an ninh

Theo The Diplomat, Nghị định 81/2019 của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đã phân loại các mối đe dọa sinh học thuộc vào một trong bốn loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm: Hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN).

Vào năm 2018, Liên minh châu Âu (EU) đã giúp Việt Nam hoàn thiện Kế hoạch Hành động Quốc gia về ngăn chặn các mối đe dọa hạt nhân.

Tuy nhiên, cả nghị định và kế hoạch trên đều mang tính chất chung chung. Các chính sách chỉ đề ra cách giải quyết các mối đe dọa mà không có bất kỳ kế hoạch rõ ràng nào về cách đối phó với các tình huống cụ thể.

Hơn nữa, mặc dù đã thành lập các cơ quan chuyên trách đối phó với các mối đe dọa CBRN, như Binh chủng Hóa học của Quân đội nhân dân Việt Nam hay Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, nhưng hiện giờ Việt Nam vẫn chưa có cơ quan chuyên trách về mảng chống lại các mối đe dọa sinh học.

Ít nhất thì, một chiến lược an toàn sinh học mang tầm cỡ quốc gia sẽ mở ra một tầm nhìn rõ ràng về cách đối phó với các mối đe dọa sinh học, điều mà Việt Nam còn thiếu sót. Nhìn lại hai dịch bệnh lớn là SARS năm 2003 và Covid-19 năm 2020, cách phản ứng của nước ta với các tác nhân sinh học vẫn còn thụ động, ta chỉ hành động sau khi đất nước bị ảnh hưởng mà không có sự chuẩn bị cho hiểm họa mới này.

Khi đối mặt với Covid-19, mặc dù Việt Nam đã giải quyết tốt cuộc khủng hoảng và nhận được nhiều lời khen ngợi từ quốc tế về các biện pháp cách ly và phong tỏa nghiêm ngặt, nhưng ta vẫn không tránh khỏi những khó khăn khi đối phó với làn sóng dịch thứ 4.

Một góc nhìn mới?

Những phân tích trên cho thấy, Việt Nam rất dễ bị tác động bởi các mối đe dọa sinh học. Trên thực tế, Việt Nam từng trải qua các cuộc tấn công có yếu tố sinh học trong quá khứ, cụ thể là từ thời chiến tranh.

Tuy nhiên, những chính sách phòng chống dịch Covid-19 mà Việt Nam đã áp dụng về cơ bản là mang tính ứng phó có phần bị động. Chỉ có một chiến lược sáng suốt với tầm nhìn toàn diện mới có thể giúp Việt Nam thực hiện hóa được các biện pháp ứng phó chủ động trước các mối đe dọa sinh học một cách hiệu quả hơn.

Việc có một chiến lược an toàn sinh học quốc gia sẽ giúp Việt Nam củng cố an ninh chung. Theo ông Alexander Vuving thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye, các mối đe dọa sinh học không nằm trong các ưu tiên hàng đầu về vấn đề an ninh của Việt Nam. Sách trắng Quốc phòng mới nhất năm 2019 chưa nêu ra cách đối phó với các hiểm họa này.

Hơn nữa, do vũ khí sinh học hoạt động và tiêu diệt mục tiêu theo một cách tương đối khác so với các mối đe dọa hóa học, phóng xạ và hạt nhân, vì tác nhân sinh học thường khó phát hiện hơn và có khả năng lây lan nhanh hơn trong một môi trường nhất định.

Một số quốc gia coi an ninh sinh học là thành phần chính của an ninh quốc gia và tập trung thành lập các cơ chế chuyên biệt để xử lý các vấn đề phát sinh. Ví dụ, Mỹ thành lập Văn phòng Y tế Quốc tế và Phòng thủ sinh học, có nhiệm vụ chống lại các mối đe dọa sinh học và nguy cơ bùng phát bệnh truyền nhiễm thông qua ngoại giao.

Tháng 5 vừa qua, các nhà phân tích tại Mỹ đã đề xuất Lầu Năm Góc và Bộ Y tế nước này đẩy mạnh ngân sách phòng thủ sinh học lên tới 10 tỷ USD. Theo tạp chí National Defense, những nguồn đầu tư mới này sẽ giúp Mỹ tránh khỏi những ảnh hưởng sâu rộng giống như những gì đại dịch Covid-19 đã đem lại.

Một thành phần quan trọng khác trong việc phát triển chiến lược phòng thủ sinh học quốc gia là năng lực nghiên cứu & phát triển (R&D). Theo The Diplomat, Việt Nam đã chú trọng tăng cường ngân sách cho lĩnh vực này trong những năm gần đây song mới chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP từ năm 2017 - ít hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan hay Singapore.

Việt Nam vẫn chưa cho ra mắt vaccine Covid-19 tự điều chế. (Nguồn: VGP)
Vaccine Covid-19 sản xuất trong nước vẫn chưa được đưa vào sử dụng đại trà. (Nguồn: VGP)

Thực tế, việc thiếu hụt nguồn lực cho R&D là một trong số những lý do chính khiến Việt Nam chậm phát triển vaccine Covid-19. Cho đến nay, nguồn cung của Việt Nam chủ yếu vẫn phải phụ thuộc vào việc đặt mua từ nước ngoài, vaccine sản xuất trong nước vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, từ đó dẫn đến việc chậm trễ so với các nước láng giềng trong việc tiêm chủng cho người dân.

Việt Nam cũng đã nhận ra thiếu sót này. Ngày 7/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định, vaccine là yếu tố có tính chất quyết định, chiến lược, lâu dài trong phòng chống dịch nói chung và đặc biệt là trong phòng chống dịch Covid-19 nói riêng.

Vì vậy, trong bối cảnh tiếp cận nguồn vaccine trên thế giới không dễ dàng, ngân sách còn khó khăn, đòi hỏi Việt Nam cần chủ động thực hiện chiến lược vaccine và phải sản xuất được vaccine trong nước.

Thế nhưng, theo Bộ Y tế, 2 loại vaccine tiềm năng nhất của Việt Nam là Nanocovax và Covivac chỉ có thể được giao sớm nhất vào tháng 9 tới.

Nếu Việt Nam không đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển thì khó có thể đối phó được với các mối đe dọa về bệnh truyền nhiễm như Covid-19 trong tương lai, cũng như không thể phát triển công nghệ cần thiết để có những bước tiến chủ động trong việc chống lại những hiểm họa sinh học mới.

Một chiến lược phòng thủ sinh học đòi hỏi một nền tảng R&D vững chắc hơn.

Đòi hỏi sự chung tay

Tác giả Phuong Pham cho rằng, an toàn sinh học của Việt Nam không chỉ là vấn đề đối với bất kỳ cá nhân hay lĩnh vực cụ thể nào; nó là một vấn đề hiện hữu đối với quốc gia.

Để triển khai được một chiến lược phòng thủ sinh học tối ưu, Việt Nam phải có sự phân bố nhiệm vụ rõ ràng ở các cấp, các ngành, từ cấp tỉnh đến trung ương, từ tư nhân đến nhà nước. Để kế hoạch hoạt động trơn tru, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Tất cả đều phải được nhận thức rõ về nhiệm vụ của mình.

Ngoài ra, Việt Nam phải tận dụng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn sinh học để tăng cường nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề này. Do năng lực nghiên cứu và phát triển chính sách còn hạn chế, công nghệ y sinh của Việt Nam vẫn chưa có nhiều tiến bộ.

Một trong những cách tốt nhất để cải thiện điểm yếu này là tham gia vào các hoạt động với các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến và nhiều kinh nghiệm hơn trong việc giải quyết các mối đe dọa an toàn sinh học.

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 và những hậu quả khủng khiếp của nó có thể thay đổi hoàn toàn nhận thức của các quốc gia về an ninh sinh học, thúc đẩy việc cải cách hệ thống phòng thủ sinh học.

Tương tự như vậy, Việt Nam nên tăng cường khả năng phòng thủ của mình và một trong những bước quan trọng để làm được điều đó là triển khai một chiến lược phòng thủ sinh học chặt chẽ để có thể đáp ứng tốt hơn các thách thức trong tương lai.

TIN LIÊN QUAN
Nghệ sĩ quốc tế kêu gọi G7 chia sẻ 150 triệu liều vaccine Covid-19 cho các nước nghèo
Covid-19: Mỹ xếp Việt Nam thuộc nhóm nguy cơ thấp nhất trong cảnh báo đi lại
Người Việt tại Ai Cập, Đức và Campuchia chung tay ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống dịch Covid-19
Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh: Tiếp tục ghi nhận ca bệnh liên quan Hội nhóm truyền giáo Phục Hưng
Đề nghị Bộ Y tế phê duyệt vaccine Covid-19 của Pfizer

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Chiều 3/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp Đại sứ Sierra Leone tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Abu Bakarr ...
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương tiếp Đoàn đại biểu Đảng cầm quyền ở Bờ Biển Ngà

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương tiếp Đoàn đại biểu Đảng cầm quyền ở Bờ Biển Ngà

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Đảng RHDP và Bờ Biển Ngà.
XSMB 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. dự đoán XSMB 4/5

XSMB 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. dự đoán XSMB 4/5

XSMB 4/5 - KQXSMB thứ 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 4/5/2024. SXMB 4/5. KQSXMB. Xổ số hôm nay 4/5. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024. SXMT 4/5/2024

XSMT 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024. SXMT 4/5/2024

XSMT 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 4/5/2024. SXMT 4/5. KQXSMT 4/5. xổ số hôm nay 4/5. xổ số miền Trung thứ 7. XSMT ...
Mỹ ra tay với uranium của Moscow, Ukraine 'cổ vũ' tiến tới tấn công đầu não năng lượng hạt nhân Nga

Mỹ ra tay với uranium của Moscow, Ukraine 'cổ vũ' tiến tới tấn công đầu não năng lượng hạt nhân Nga

Mỹ ra tay ‘tấn công’ uranium của Nga, các quan chức Ukraine đồng loạt hưởng ứng, kêu gọi Washington mạnh tay hơn nữa... việc này có dễ?
XSMN 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 4/5/2024. xổ số hôm nay 4/5

XSMN 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 4/5/2024. xổ số hôm nay 4/5

XSMN 4/5 - XSMN thứ 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 4/5/2024. SXMN 4/5. KQXSMN. xổ số hôm nay 4/5. kết quả xổ số ngày ...
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động