Nhỏ Bình thường Lớn

Những cách đơn giản, dễ làm tại nhà để giảm triệu chứng cúm

Ăn một bát súp gà nóng, uống nước gừng, pha trà với mật ong và chanh, thêm tỏi vào chế độ ăn... sẽ giúp bạn giảm triệu chứng cảm cúm.
Những cách đơn giản tại nhà để giảm triệu chứng cúm
Uống trà mật ong với chanh có thể làm dịu triệu chứng cảm cúm. (Nguồn: iStock)

Ăn súp gà

Súp gà có thể không phải là thuốc chữa bách bệnh, nhưng nó là sự lựa chọn tuyệt vời khi bạn bị ốm.

Thưởng thức một bát súp gà với rau có thể làm chậm quá trình di chuyển của bạch cầu trung tính trong cơ thể.

Bạch cầu trung tính là một loại bạch cầu phổ biến, giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị nhiễm trùng. Khi di chuyển chậm, chúng sẽ tập trung nhiều hơn ở những vùng cơ thể cần chữa lành nhất.

Súp ít muối cũng mang lại giá trị dinh dưỡng tuyệt vời và giúp bạn giữ nước.

Ăn gừng

Những lợi ích sức khỏe của củ gừng đã được ca ngợi trong nhiều thế kỷ, nhưng hiện đã có bằng chứng khoa học về đặc tính chữa bệnh của nó.

Cho vài lát gừng sống vào nước sôi có thể giúp làm dịu cơn ho hoặc đau họng.

Nghiên cứu cho thấy rằng gừng cũng có thể tránh được cảm giác buồn nôn thường đi kèm với bệnh cúm.

Uống mật ong

Mật ong có nhiều đặc tính kháng khuẩn. Uống trà mật ong với chanh có thể làm dịu cơn đau họng. Nghiên cứu gợi ý mật ong cũng là một thuốc giảm ho hiệu quả.

Tuy nhiên, không bao giờ nên cho trẻ dưới một tuổi dùng mật ong, do mật ong chứa các bào tử botulinum.

Mặc dù chúng thường vô hại đối với trẻ lớn hơn và người lớn, nhưng hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh không thể chống lại chúng.

Ăn tỏi

Tỏi chứa hợp chất allicin, có đặc tính kháng khuẩn. Bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh.

Theo một số nghiên cứu, nó thậm chí có thể giúp bạn tránh bị ốm ngay từ đầu.

Tuy cần phải nghiên cứu thêm về lợi ích chống cảm lạnh của tỏi, nhưng trong thời gian chờ kết quả được công bố, việc thêm tỏi vào chế độ ăn uống cũng không gây hại gì.

Uống trà hoa cúc tím (Echinacea)

Người Mỹ bản địa đã sử dụng hoa và rễ của cây cúc tím để điều trị nhiễm trùng trong hơn 400 năm.

Hoạt chất của nó bao gồm flavonoid, chất có nhiều tác dụng chữa bệnh cho cơ thể. Ví dụ, flavonoid có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm viêm.

Nghiên cứu năm 2020 gợi ý rằng uống echinacea có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm lạnh thông thường ở trẻ em.

Bổ sung vitamin C

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong cơ thể và có nhiều lợi ích với sức khỏe. Cùng với cam, bưởi, rau lá xanh và các loại trái cây, rau quả khác, chanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.

Thêm nước cốt chanh tươi vào trà nóng với mật ong có thể làm giảm đờm khi bạn bị ốm. Uống nước chanh nóng hoặc lạnh cũng có thể hữu ích.

Mặc dù những đồ uống này có thể không làm hết cảm lạnh hoàn toàn, chúng giúp bạn có được vitamin C mà hệ thống miễn dịch cần. Nhận đủ vitamin C có thể làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Bổ sung men vi sinh (Probiotic)

Probiotic là vi khuẩn và loại men "thân thiện" được tìm thấy trong cơ thể chúng ta, trong một số loại thực phẩm và chất bổ sung.

Chúng có thể hỗ trợ giữ cho đường ruột và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, đồng thời men vi sinh làm giảm khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Để có một nguồn vi khuẩn hữu ích thơm ngon và bổ dưỡng, hãy thêm sữa chua chứa men vi sinh vào chế độ ăn uống của bạn.

Bên cạnh những lợi ích tiềm ẩn đối với hệ thống miễn dịch, sữa chua là một món ăn nhẹ lành mạnh cung cấp nhiều protein và canxi.

Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên. Cách này cũng giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh, chẳng hạn như giảm đau họng và nghẹt mũi.

Súc miệng bằng nước muối làm giảm và làm lỏng chất nhầy mũi, họng-nơi chứa vi khuẩn, chất gây dị ứng.

Để thực hiện phương pháp này tại nhà, hãy hòa tan một thìa cà phê muối trong một cốc nước đầy. Súc nước muối quanh miệng và cổ họng của bạn rồi nhổ ra.

Bôi dầu ấm

Có thể bạn không thích mùi, nhưng một số loại thuốc bôi ngoài da kiểu cũ, chẳng hạn như dầu hay kem thoa, có tác dụng giảm ho ban đêm ở trẻ em trên hai tuổi.

Chỉ cần bôi một hay hai chỗ trước khi đi ngủ cũng có thể giúp thông khí để chống tắc nghẽn, giảm ho và cải thiện giấc ngủ.

Tạo thêm độ ẩm

Cúm phát triển mạnh và lây lan dễ dàng hơn trong môi trường khô ráo. Tạo thêm độ ẩm trong nhà có thể làm giảm sự tiếp xúc của bạn với virus gây bệnh. Tăng độ ẩm cũng có thể làm giảm viêm mũi, giúp bạn dễ thở hơn khi bị ốm.

Bạn có thể bổ sung tạm thời một chiếc máy tạo ẩm phun sương mát lạnh vào phòng ngủ để cảm thấy dễ chịu hơn. Điều này đặc biệt đúng vào mùa Đông khi nhiệt độ trong nhà hanh khô có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cúm.

Thêm một vài giọt dầu khuynh diệp cũng có thể kích thích hơi thở của bạn.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng nước được sử dụng trong máy tạo độ ẩm được thay hằng ngày để ngăn ngừa nấm mốc và các loại nấm khác phát triển.

Tắm nước ấm

Đôi khi bạn có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách tắm nước ấm. Phương pháp này cũng có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm ở người lớn.

Thêm muối và baking soda vào nước để giảm đau nhức cơ thể. Thêm một vài giọt tinh dầu, chẳng hạn như tinh dầu của cây trà, cây bách xù, hương thảo, cỏ xạ hương, cam, oải hương hoặc khuynh diệp, cũng có tác dụng làm dịu cơ thể.

Bài thuốc chữa cảm lạnh và một số bệnh bằng cách ngâm chân với nước ngải cứu

Bài thuốc chữa cảm lạnh và một số bệnh bằng cách ngâm chân với nước ngải cứu

Ngâm chân bằng nước ngải cứu ấm giúp chữa chứng cảm lạnh, nấm da chân, viêm loét hay đau bụng kinh cho phụ nữ.

Bộ Y tế triển khai xây dựng danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có

Bộ Y tế triển khai xây dựng danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có

Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), để giúp các cơ sở khám chữa bệnh có biện pháp chủ động trong việc đảm bảo ...

Hà Nội: Danh sách 23 cơ sở khám chữa bệnh liên thông thành công dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe

Hà Nội: Danh sách 23 cơ sở khám chữa bệnh liên thông thành công dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe

Sở Y tế Hà Nội công bố danh sách 23 cơ sở khám chữa bệnh đã liên thông thành công dữ liệu Giấy khám sức ...

Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Bộ truởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh từ ngày 01/7/2023 có gì mới?

Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh từ ngày 01/7/2023 có gì mới?

Khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2023, 05 nhóm đối tượng được BHYT trả 100% chi phí khám chữa bệnh từ 01/7/2023.

(theo Ngôi sao)