Những câu chuyện chưa từng được kể về di cư: Cuộc trốn chạy của những thanh thiếu niên vùng Sừng châu Phi

Hoàng Hà
TGVN. Mỗi năm, hàng trăm triệu người trên khắp thế giới từ đàn ông, phụ nữ cho đến trẻ em đã thực hiện những hành trình đầy nguy hiểm nhằm chạy trốn khỏi nghèo đói, bạo lực, xung đột và lạm dụng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Nhiều người di cư chết đuối thương tâm khi vượt sông trên biên giới Mexico-Mỹ
Nguy cơ hàng nghìn người di cư tràn vào châu Âu

Tính riêng năm 2019, số người buộc phải rời bỏ quê hương đã lên tới 270 triệu.

Những người di cư phải đi bộ băng qua sa mạc hay trên những chiếc xe tải buôn lậu chật chội hoặc bắt đầu những chuyến vượt biển chết chóc. Sự tuyệt vọng, sợ hãi của những con người khốn cùng ấy bị những kẻ buôn người và buôn lậu lợi dụng, vẽ lên những hình ảnh đẹp đẽ phi thực tế.

Trong số những người thực hiện các hành trình nguy hiểm để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, có hàng trăm nghìn người Ethiopia. Nhiều người đến Somalia và Djibouti dọc theo “Tuyến di cư phía Đông”, băng qua Vịnh Aden, vượt qua Yemen đang bị xung đột tàn phá để đến Saudi Arabia. Những người khác đi về phía Tây Bắc đến Sudan, qua vùng nội chiến Libya và cố gắng vượt biển Địa Trung Hải để tìm đến vùng đất châu Âu phía bên kia với ước mơ về tương lai tươi sáng hơn.

Trên tuyến đường di cư phía Đông, gần 2/3 trong số 138.000 người di cư được thống kê vào năm 2019 đã đến Yemen bằng cách lên tàu của những kẻ buôn lậu ở thị trấn cảng Bosasso, thuộc bang Puntland, Somalia. Nhiều người lựa chọn đi từ Obock ở Djibouti, trong khi đó, một số người khởi hành từ Hargeisa ở vùng lãnh thổ Somaliland.

Chính tại sa mạc rộng lớn và các thị trấn biên giới của Somalia giáp với Ethiopia, hàng ngàn người - nhiều người trong số họ là trẻ vị thành niên - đã bị bỏ rơi sau khi đưa hết số tiền ít ỏi mà họ có cho những kẻ buôn lậu, bước đi trong sợ hãi, hoang mang giữa sa mạc bao la.

Dưới đây là những câu chuyện chưa từng được kể đằng sau những con số. Các bức ảnh được chụp bởi Muse Mohamed thuộc Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM):

cau chuyen di cu cuoc tron chay khoi doi ngheo va chet choc cua thanh thieu nien vung sung chau phi 9

Farhiya và con trai 8 tháng tuổi đang ở tại một trung tâm thuộc thị trấn cảng Bosasso, bang Puntland, Somalia và chờ đợi được hỗ trợ trở về Ethiopia. Farhiya đến Putland 5 tháng trước để tìm người chồng đã bỏ đi mà cô nghe nói là để tìm kiếm việc làm ở Saudi Arabia. Nhiều tháng trời, Farhiya tìm cách đến Somalia, lang thang trên những vùng sa mạc rộng lớn. Tuy nhiên, giờ đây, cô đã bỏ cuộc, chờ đợi trở về nhà bởi: “Tôi cần phản chăm sóc 5 đứa con”.

cau chuyen di cu cuoc tron chay khoi doi ngheo va chet choc cua thanh thieu nien vung sung chau phi 8

Zainaba, cô gái 18 tuổi người Ethiopia, đến Somalia với dự định băng qua Yemen và sau đó đến Saudi Arabia. Tuy nhiên, cô bị mắc kẹt dọc hành trình, sau khi đến Bosasso, Zainaba quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ của IOM để quay về.

Những câu chuyện chưa từng được kể về di cư: Cuộc trốn chạy của những thanh thiếu niên vùng Sừng châu Phi

Hai đứa trẻ chơi cùng nhau tại một nơi tạm trú cho nạn nhân của các vụ buôn lậu ở Bosasso, Puntland. Một trong 2 đứa trẻ nhớ lại: "Một người đàn ông đến trường, nói với chúng tôi rằng ông ta sẽ đưa chúng tôi đến Dubai trong vòng vài ngày. Tôi không nói với bố mẹ vì tôi biết họ sẽ không đồng ý. Tôi đã thấy bố mẹ vất vả để nuôi chúng tôi như thế nào và tôi nghĩ nếu tôi có việc làm, tôi có thể giúp đỡ họ". Những người quá trẻ và cả tin, đặt nhầm niềm tin vào lời hứa của những kẻ buôn lậu, cuối cùng bị bỏ rơi ở Bosasso mà không xu dính túi.

Những câu chuyện chưa từng được kể về di cư: Cuộc trốn chạy của những thanh thiếu niên vùng Sừng châu Phi

Hamza, 17 tuổi, từng là một trong số nhiều thiếu niên bỏ nhà để theo đuổi “giấc mơ châu Âu”. Những kẻ buôn lậu mà Hamza trả tiền để đưa cậu đến Libya đã tống tiền mẹ cậu và đưa Hamza lên một chiếc thuyền đến châu Âu, chỉ để sau đó bị một đội tuần tra bờ biển chặn lại, phải quay về và bị giam giữ. Giờ đây, Hamza đã trở về Somalia, học đại học để trở thành kỹ sư.

Những câu chuyện chưa từng được kể về di cư: Cuộc trốn chạy của những thanh thiếu niên vùng Sừng châu Phi
Giống như Hamza, Camilia, 14 tuổi, cùng một nhóm trẻ em bị một kẻ buôn lậu tiếp cận ở trường cùng lời hứa sẽ được hỗ trợ tìm việc ở vùng Vịnh. Tuy nhiên, ngay khi đến thành phố cảng Bosasso, kẻ buôn lậu đã lấy điện thoại của những đứa trẻ này và gọi cho cha mẹ chúng để tống tiền. Tên buôn lậu sau đó bỏ rơi các em ở ngoại ô thị trấn. Nhờ sự giúp đỡ của một người dân, những đứa trẻ đã đến được trung tâm hỗ trợ nạn nhân trẻ em bị buôn bán trong thị trấn và đang chờ đoàn tụ với gia đình. Camilia nói: "Em chỉ muốn giúp đỡ bố mẹ. Cuối cùng em chỉ gây thêm rắc rối cho họ".
Những câu chuyện chưa từng được kể về di cư: Cuộc trốn chạy của những thanh thiếu niên vùng Sừng châu Phi

Mohamed, bị nhiễm trùng mắt, đến Burco, Somaliland, 15 năm trước để tìm kiếm trợ giúp y tế vì ông không nhận được sự giúp đỡ cần thiết ở Ethiopia. Thật không may, ông đã mất hoàn toàn thị lực, kéo theo hy vọng về một tương lai tốt hơn cũng tan vỡ. Hiện, ông cùng nhiều người khác sống trong những nơi ở tạm nghèo khó ở ngoại ô Burco nhưng không hề có ý định quay trở lại Ethiopia vì “không còn gì cả”.

Những câu chuyện chưa từng được kể về di cư: Cuộc trốn chạy của những thanh thiếu niên vùng Sừng châu Phi

Roman rời khỏi Ethiopia năm 18 tuổi. Cô đến Somalia với hy vọng có một cuộc sống an toàn hơn. Tuy nhiên, Roman trở thành góa phụ ở tuổi quá trẻ và phải chăm lo đến 3 miệng ăn. Sau đó, cô tái hôn và có thêm hai đứa con. Một ngày nọ, chồng cô rời Somalia, cố gắng đến Saudi Arabia qua Yemen, tuy vậy, Roman cho biết: "Tôi không nghe thấy tin tức gì về anh ấy nhiều tháng rồi. Nếu không nhờ sự giúp đỡ của những người lạ, tôi và con sẽ chết đói'.

Những câu chuyện chưa từng được kể về di cư: Cuộc trốn chạy của những thanh thiếu niên vùng Sừng châu Phi

Fadmou bế cô con gái chờ được khám bệnh ở một phòng khám tại Hargeisa. Cô gái trẻ 18 tuổi người Nigeria cùng chồng dự định di cư đến Yemen và sau đó đến vùng Vịnh để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn. "Ở đây, chúng tôi không có cuộc sống tử tế", Fadmou nói, "bạn bè tôi nói rằng Saudi Arabia là vùng đất của những cơ hội và tôi muốn đi ngay bây giờ vì tôi không muốn con tôi lớn lên trong nghèo đói như bố mẹ".

Những câu chuyện chưa từng được kể về di cư: Cuộc trốn chạy của những thanh thiếu niên vùng Sừng châu Phi

Firomsa ngồi chờ đợi tại một trung tâm cộng đồng dành cho những người di cư gốc Ethiopia ở Hargeisa. Cậu bé 15 tuổi đến đây cùng em trai Buhari, 14 tuổi. Hai anh em được bạn bè rủ rời bỏ ngôi làng nhỏ ở thị trấn Jarso, Ethiopia, để tới Saudi Arabia. Tuy nhiên, cuộc hành trình của họ không hề an toàn. Một đêm nọ, lái xe chở những thiếu niên ra đi “tìm tương lai” mất tập trung và mất lái, khiến chiếc xe bị lật và làm nhiều người bị thương. Bị mắc kẹt ở Hargeisa, hai anh em đã tìm thấy nơi tạm trú tại trung tâm này, nơi họ biết sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm gì phía trước nếu tiếp tục hành trình.

Những câu chuyện chưa từng được kể về di cư: Cuộc trốn chạy của những thanh thiếu niên vùng Sừng châu Phi
Trẻ em bị những kẻ buôn lậu bỏ rơi tập trung tại một trung tâm cộng đồng dành cho người di cư gốc Ethiopia ở Hargeisa. Các thiếu niên xa lạ nhưng cùng chung một hành trình và nỗi sợ hãi. Những đứa trẻ nông thôn nghèo bị dụ dỗ với lời hứa về việc làm và vận may ở Saudi Arabia, trải qua hành trình nguy hiểm khi chiếc xe tải của những kẻ buôn lậu đưa họ đi gặp tai nạn ở Somalia. Trải nghiệm cận kề cái chết đã thuyết phục họ dừng chân ở Hargeisa, tạm trú trong trung tâm cộng đồng và chờ đợi được trở về nhà, để tố cáo những kẻ buôn lậu cho chính quyền với hy vọng ngăn chặn những kẻ phạm pháp tiếp tục dụ dỗ những thanh niên khác thực hiện hành trình tương tự.
Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tiềm ẩn ở ASEAN từ dòng lao động di cư

Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tiềm ẩn ở ASEAN từ dòng lao động di cư

TGVN. Các chuyên gia ngoại giao và kinh tế đang kêu gọi các nước trong khu vực ASEAN cần tăng cường sàng lọc lao động ...

'Bóng ma' cuộc khủng hoảng di cư mới ám ảnh châu Âu

'Bóng ma' cuộc khủng hoảng di cư mới ám ảnh châu Âu

TGVN. Đối mặt với nguy cơ xảy ra một làn sóng gần 1 triệu người tháo chạy khỏi cuộc chiến ở miền Bắc Syria, Thổ ...

Bị tố dùng người di cư để 'tống tiền chính trị' EU, Thổ Nhĩ Kỳ nói gì?

Bị tố dùng người di cư để 'tống tiền chính trị' EU, Thổ Nhĩ Kỳ nói gì?

TGVN. Ngày 4/3, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã cực lực lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng vấn ...

(theo Aljazeera)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động