Thủ đô Hà Nội mang trong mình biết bao di tích, công trình kiến trúc có niên đại cả nghìn năm. Nhiều công trình được xem như biểu tượng Hà Nội, là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước.
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được coi như một "bộ lịch sử sống" chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long - Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long đến ngày nay. Trong ảnh là Đoan Môn, được khởi dựng từ thời Lý.
Các di tích có mối quan hệ và sự liên kết lẫn nhau, tạo thành một tổng thể liên hoàn rất phức tạp nhưng phong phú và hấp dẫn, phản ánh rõ mối quan hệ về qui hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long. Ảnh chụp thềm bậc đá điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long).
Những công trình Hồ Gươm (hồ Lục Thủy, hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm) được coi là trái tim của thủ đô Hà Nội. Quanh hồ có nhiều di tích như đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút, tháp Hòa Phong, đền thờ vua Lê, tượng đài Lý Thái Tổ. Ảnh chụp tháp rùa độc đáo nổi giữa Hồ Gươm.
Cầu Long Biên là cây cầu thép do người Pháp xây dựng từ năm 1899, hoàn thành năm 1902. Tính đến nay cầu Long Biên đã tồn tại qua 3 thế kỷ. Hình ảnh các nhịp cầu cũng là một trong những hình ảnh nhận diện tiêu biểu của Thủ đô.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi gìn giữ di hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lăng được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2/9/1973.
Chùa Một Cột tọa lạc trên con phố cùng tên thuộc quận Ba Đình. Chùa có tên chữ là chùa Diên Hựu, nghĩa là phúc lành dài lâu. Được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tổ (1049), trải qua những thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa còn đến ngày nay là được xây dựng năm 1955. Chùa Một Cột hiện được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc nhất ở châu Á.
Cột cờ Hà Nội (Kỳ đài Hà Nội) là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố.
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1070 dưới triều nhà Lý, đây được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày 1/7/2013 Khuê Văn Các nằm trong quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính thức trở thành biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
Ô Quan Chưởng (còn gọi là ô Đông Hà, ô Thanh Hà, ô Cửa Đông) là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của tòa thành đất bao quanh kinh thành Thăng Long. Ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiến trúc đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ.
Nhà Hát Lớn nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, được Pháp xây dựng từ năm 1901 - 1911 theo phong cách kiến trúc phục hưng. Đây là một công trình có giá trị lịch sử và kiến trúc rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân thủ đô.
Nhà Thờ Lớn là nhà thờ đẹp nhất trong số những nhà thờ có mặt tại thủ đô Hà Nội và cũng là Nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Hà Nội. Nhà Thờ Lớn được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu. Hiện nay, đây không chỉ là biểu tượng của tôn giáo mà còn là một điểm vui chơi, giao lưu công cộng của người dân thủ đô.
Chùa Trấn Quốc còn có tên gọi khác là chùa Khai Quốc được xây dựng dưới thời vua Lý Nam Đế (544 - 548), đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Chùa tọa lạc trên một đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc Hồ Tây.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".